Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- HIỂU ĐƯỢC GIÁ TRỊ HIỆN THỰC, NHÂN ĐẠO VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN “SỐNG CHEAT MẶC BAY”.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. ỔN ĐỊNH

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/03/2006
Tuần 27 – Tiết 105-106
SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống cheat mặc bay”.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Khi nào ta cần giải thích?
=> Khi chưa hiểu rõ một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
? Người ta thường giải thích bằng cách nào?
=> Nêu định nghĩa, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác?
? Cho biết cách lập luận của bài văn giải thích?
=> Phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
 	3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Thể loại văn xuôi truyện ngắn xuất hiện ở nước ta từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại viết bằng chữ Hán như : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con,  đã học ở lớp 6. Truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam hình thành từ đầu thế kỉ XX. Phạm duy Tốn là một trong những tác giả đầu tiên viết thể loại này. “Sống chết mặc bay” như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: GV cho HS đọc chú thích SGK/79.
? Cho biết vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn?
GV tham khảo SGV, giải thích cho HS hiểu:
? Thế nào là truyện ngắn hiện đại?
? Truyện ngắn hiện đại khác với truyện Trung đại như thế nào?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn cách đọc cho HS và giải thích một số từ khó trong SGK/79.
? Bố cục bài văn chia làm mấy đoạn?
? Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn?
? Trong tác phẩm, trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
GV cho HS chú ý đoạn 1.
? Đoạn văn này gồm mấy đoạn nhỏ? Mỗi đoạn nói gì?
GV cho HS đọc phép tương phản trong SGK/81-82.
? Chỉ ra hai mặt tương phản trong truyện “Sống chết mặc bay”?
? Cảnh hộ đê diễn ra như thế nào?
GV cho HS đọc đoạn văn “Thưa rằng  cùng ngồi hầu bài”.
? Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?
? Trong cảnh đó, nổi bật hình ảnh trung tâm nào?
? Viên quan huyện đi hộ đê như thế nào?
? Em hãy tìm những chi tiết tương phản giữa hai cảnh?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
? Em hãy khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”?
? Về nghệ thuật truyện hấp dẫn nhờ yếu tố nào?
=> HS đọc SGK/79.
=> 3 đoạn:
+ Đoạn 1: “Từ đầu  khúc đê này hỏng mất”.
=> Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu.
+ Đoạn 2: “Ấy, lũ con dân  Điếu, mày!”
=> Cảnh quan phủ cùng lũ nha lại hộ đê ở trong đình.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
=> Cảnh vỡ đê muôn sầu nghìn thảm.
=> Đoạn 2.
=> Đoạn văn này có 3 đoạn nhỏ:
a/. Giới thiệu thời gian, địa điểm, thế nước to quá và nguy cơ vỡ đê.
b/. Cảnh dân phu cứu đê.
c/. So sánh sức nước với sức người.
=> Cảnh ngoài đê và trong đình.
=> Đình cao, rất vững chãi, đê vỡ cũng không việc gì. Quang cảnh trong đình rất trang nghiêm, nhàn nhã, 
=> Hình ảnh trung tâm là viên quan phụ mẫu.
=> HS tìm chi tiết trong SGK/75.
=> Phép đối lập – tương phản và tăng cấp có tác dụng : 
+ Làm câu chuyện càng hấp dẫn, nút truyện càng thắt chặt, mâu thuẫn càng nay tới cao trào.
+ Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ nét.
I.TÁC GIẢ – TÁC PHẨM.
- Phạm Duy Tốn (1883-1924), tỉnh Hà Tây.
- “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
* Phân tích.
1/. Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu.
- Thời gian : gần một giờ đêm.
- Trời mưa tầm tã.
- Đê núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu.
- Nước cuồn cuộn bốc lên
- Không khí và cảnh tượng hộ đê : nhốn nháo, căng thẳng.
=> Thiên tai giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân.
2/. Cảnh quan phủ và bọn nha lại hộ đê trong cung đình.
a/. Cảnh trong đình.
- Địa điểm : trong đình vững chãi, đê vỡ không sao.
- Không khí, quang cảnh : “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga”.
b/. Thái độ của viên quan và bọn nha lại.
- Dáng ngồi oai vệ, nói năng hách dịch, đổ trách nhiệm cho cấp dưới.
- Bọn nha lại: 
+ Thầy đề run cầm cập nhưng vẫn theo lệnh quan, chơi bài như một cái máy.
* Nghệ thuật: Sử dụng phép tương phản –đối lập và tăng cấp.
III. GHI NHỚ (SGK/83)
LUYỆN TẬP
BT1/83: Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay” là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
+
-
Ngôn ngữ miêu tả
+
-
Ngôn ngữ biểu cảm
+
-
Ngôn ngữ người dẫn truyện
+
-
Ngôn ngữ nhân vật
+
-
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
-
-
Ngôn ngữ đối thoại
+
-
BT2/83: Quan hệ ngôn ngữ đối thoại của nhân vật quan phủ và tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
=> Ngôn ngữ: Vừa hách dịch, quát nạt, đe doạ vừa vui vẻ, mời chơi, giục giã thuộc hạ bằng những câu đặc biệt ngắn, cộc.
 Tính cách : Tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ham chơi bời bài bạc, lối sống xa hoa, kiểu cách học đòi.
4/. Dặn dò:
Học bài và soạn bài mới : “Cách làm bài văn lập luận giải thích”
+ Nắm các bước của bài văn lập luận giải thích.
+ Tham khảo câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET105-106.doc