Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 117, 118: Quan âm thị kính

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 117, 118: Quan âm thị kính

I.MỤC TIÊU :

 1. KIẾN THỨC :

 _ HIỂU ĐƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG

 _ TÓM TẮT ĐƯỢC VỠ CHÈO, NỘI DUNG Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT ( MÂU THUẪN KỊCH,NGÔN NGỮ,HÀNH ĐỘNG NHÂN VẬT )CỦA ĐOẠN TRÍCH NỖI OAN HẠI CHỒNG .

 2. KỸ NĂNG :

 _ ĐỌC KỊCH BẢN CHÈO THEO KIỂU PHÂN VAI

 _TÌM HIỂU MÂU THUẪN KỊCH BẢN CHÈO, NHÂN VẬT CHÈO(NỮ CHÍNH, MỤ ÁC )HÀNH ĐỘNG CỦA 2 LOẠI NHÂN VẬT NÀY .

 3. THÁI ĐỘ :

 _ MẪU MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC NOI THEO

 _ LÊN ÁN MẠNH MẼ BẤT CÔNG , XẤU XA TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN .

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 117, 118: Quan âm thị kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 – Tiết 117-118
QUAN ÂM THỊ KÍNH
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	_ Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu truyền thống 
	_ Tóm tắt được vỡ chèo, nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kịch,ngôn ngữ,hành động nhân vật )của đoạn trích nỗi oan hại chồng .
 2. Kỹ năng :
	_ Đọc kịch bản chèo theo kiểu phân vai
	_Tìm hiểu mâu thuẫn kịch bản chèo, nhân vật chèo(nữ chính, mụ ác )hành động của 2 loại nhân vật này .
 3. Thái độ :
	_ Mẫu mực về đạo đức noi theo 
	_ Lên án mạnh mẽ bất công , xấu xa trong xã hội phong kiến .
II. Chuẩn bị :
 * Thầy : Khái niệm về chèo,đặc điểm của chèo ,vị trí đoạn trích, đặc trưng cơ bản vở chèo, tranh phóng to .
 * Trò :Đọc trước, tóm tắt nội dung , trả lời câu hỏi .
III.III. Các bước lên lớp :
 1. Ổn định lớp :
 2/. Kiểm tra bài cũ
? Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã?
? Kể tên những làn điệu dân ca mà em đã từng biết. Em thích nhất làn điệu gì? Vì sao?
 3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền Việt Nam rất phong phú và độc đáo: chèo, tuống, rối, rối nước,  Trong đó vở chèo Quan Âm Thị Kính lấy sự tích từ truyện cổ tích Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất, được phổ biến rộng rãi khắp cả nước. Nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay, chúng ta mới chỉ có thể bằng lòng với việc tìm hiểu tích (kịch bản) chèo, mà cũng chỉ một đoạn ngắn mà thôi.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Ghi bảng
Hoạt động 1:
 HS dựa vào văn bản tóm tắt trong SGK/111-113.
Hoạt động 2:
 GV cho HS tìm hiểu sơ lược về khái niệm chèo.
Hoạt động 3:
? Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật?
? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?
? Những nhân vật đó thuộc vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
? Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì?
? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
? Em hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính? (HS thảo luận)
? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? 
? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới được cảm thông? Em có nhận xét gì về cảm thông đó?
? Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì ác? Theo em, xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
? Em hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?
? Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì?
? Đó có phải là con đường để nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
Hoạt động 4:
? Qua phân tích em hãy trình bày nội dung, nghệ thuật của truyện ?
Hoạt động 5:
=> Chèo là loại kịch hát, múa dân gian bằng hình thức sân khấu.
=> Có 5 nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
=> Tất cả các nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Nhưng có 2 nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo này là Sùng bà và Thị Kính.
=> Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo.
-> Sùng bà đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến; Thị Kính đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân thường.
=> Khung cảnh phần đầu của đoạn trích là khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng. Tuy không phổ biến và gần gũi với nhân dân như cảnh “thiếp nón, chàng tơi”; “chồng cày, vợ cấy” nhưng cũng là ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân.
=> Những cử chỉ của Thị Kính đối với chồng rất ân cần, dịu dàng : khi chồng ngủ, dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng; thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn lo lắng về sự dị hình chẳng lành. Những cử chỉ ấy cùng ngôn ngữ độc thoại thể hiện qua làn điệu nói sử tô đậm cho cảnh gia đình ấm cúng và hình ảnh người vợ thương chồng, vì chồng. -> Tình cảm Thị Kính đối với chồng rất chân that và tự nhiên.
=> Hành động: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay nay Thị Kính ngã khuỵu xuống, 
- Ngôn ngữ : (SGK)
=> Năm lần Thị Kính kêu oan. Trong năm lần có bốn lần kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng.
=> Chỉ đến lần cuối cùng, lần thứ năm, kêu oan với cha (Mãng ông) Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đâu khổ và bất lực.
=> Dựng nên vở kịch tàn ác: lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con về. Làm cha con Mãng ông phải nhục nhã ê chề. Hơn thế nữa, nhanh như trở bàn tay, Sùng ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu -> Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất
=> ( Thị Kính dẫn cha đi một quãng. Mãng ông quay lại) Về cùng cha, con ơi! (Thgị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại thở than, quay vào nhìn từ cái kỉ đến tủ, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.)
I. Khái niệm “chèo”:
Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, diễn tích bằng hình thức sân khấu và thường diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ.
II. Tìm hiểu văn bản.
1/. Sùng bà.
Hành động:
+ Giúi đầu Thị Kính xuống.
+ Bắt Thị Kính ngửa mặt lên.
+ Giúi tay đẩy Thị Kính ngã xuống.
Hành động thô bạo, tàn nhẫn.
Ngôn ngữ:
Nói về nhà mình: Giống nhà bà đây giống phượng giống công -> nhà bà đây cao môn lệnh tộc -> Trứng rồng lại nở ra rồng.
Khoe khoang, hảnh diện, vênh váo.
Nói về nhà Thị Kính: tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ -> liu điu lại nở ra dòng liu điu -> mày là con nhà cua ốc -> đồng nát thì về Cầu Nôm, 
Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ.
2/. Thị Kính
a/. Những lần kêu oan của Thị Kính.
TT
Đối tượng kêu oan
Nội dung lời kêu oan
Kết quả
1
Mẹ chồng
- Giời ơi! Mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Càng bị vu thêm tội.
2
Mẹ chồng
- Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Bị sỉ vả
3
Chồng
- Oan thiếp lắm chàng ơi!
- Thờ ơ, bỏ mặc.
4
Mẹ chồng
- Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!
- Bị đẩy ngã.
5
Cha đẻ (Mãng ông)
- Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
- Được cảm thông, nhưng bất lực.
b/. Tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà chồng.
Dẫn cha đi một quãng, đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, thở than, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.
=> Thể hiện tình cảm thuỷ chung của người vợ.
3/. Cảnh cuối cùng của đoạn trích.
 Con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt:
+ Mặt tích cực : Là ước muốn được sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.
+ Mặt tiêu cực : Cho rằng mình khổ vì do số kiếp, do “phận hẩm, duyên ôi”, tìm vào cửa Phật để tu tâm.
III. Tổng kết :
* Ghi nhớ : SGK
LUYỆN TẬP
BT2/121:
- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp, cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thành ngữ “Oan Thị Kính” dùng để nói về những oan ức quá mức, cùng cực và không thể giải bày được.
	4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy”
	+ Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
	+ Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET117-118.doc