Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 119 đến tiết 123

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 119 đến tiết 123

A.MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:Giúp HS hiểu:

- Nắm được nội dung và phương pháp của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.

2/ Kĩ năng:

- Nhận diện thể loại văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.

- Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

3/ Thái độ:

- Có ý thức vận dụng văn nghị luận trong đời sống.

B.CHUẨN BỊ:

- HS : Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn sgk.

- GV : Soạn bài và nghiên cứu bài, sgk, sgv, một số đoạn văn nghị luận, tư liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP:

Kết hợp phương pháp đàm thoại, phân tích, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 119 đến tiết 123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 119 (TLV) Soạn: 16 - 2 -2011
 Dạy: -2- 2011
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
A.MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức:Giúp HS hiểu:
- Nắm được nội dung và phương pháp của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.
2/ Kĩ năng:
- Nhận diện thể loại văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
- Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3/ Thái độ:
- Có ý thức vận dụng văn nghị luận trong đời sống. 
B.CHUẨN BỊ:
- HS : Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn sgk.
- GV : Soạn bài và nghiên cứu bài, sgk, sgv, một số đoạn văn nghị luận, tư liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phương pháp đàm thoại, phân tích, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Tổ chức lớp: (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ:(5p) 
Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
3/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1p)
Hoạt dộng2: Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
+Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đề văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
+Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
+Thời gian: 13p
- HS: Đọc 4 đề trong SGK
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu
Câu a: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
Câu b: Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm khác nhau như thế nào?
(Gợi ý: đối với đề có từ suy nghĩ chúng ta phải làm gì? Đối với đề có từ phân tích ta phải làm gì?)
*Hoạt động 3: Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
+Mục tiêu: Nắm được các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
+Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại.
+Thời gian: 10p
* HS tìm hiểu phần II. Đọc đề văn
? HS đọc phần tìm hiểu đề, tìm ý và nêu nhận xét ?
? Dàn ý bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ? Dựa vào đó hãy xây dựng dàn ý chi tiết?
- HS thảo luận theo bàn cùng XD dàn ý trong 5 phút, hết thời gian GV gọi HS phát biểu, bổ sung.
- H/s viết đoạn trình bày, nhận xét.
(Sinh hoạt theo 3 nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ. Đại diện nhóm trình bày.)
- GV hướng dẫn HS viết đoạn mở, thân và kết bài.
HS đọc bài và nhận xét.
? Qua các bước tiến hành với đề văn trên, em hãy nêu những ý cần ghi nhớ ?
- HS: Làm theo y/c.
-GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4:Luyện tập.
 -Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt bài tập qua đó rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề , tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
-Phương pháp: Thảo luận nhóm..
-Thời gian: 10p
+GV: HDHS luyện tập.
- Y/c HS đọc bài tập.
 - HS chia thành 4 nhóm thảo luận. 
+ Nội dung: Câu hỏi phần luyện tập .
+ Thời gian:7'
- Hình thức: Ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ và treo bảng phụ lên. 
- Nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận. 
- Nhóm khác nhận xét. 
GV: Nhận xét, cho điểm.
 Hoạt động 5. Củng cố.
 -Mục tiêu:Khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
- Thời gian: 4p
- Nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (1p)
- Nắm chắc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài luyện tập vào vở.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện”
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
1. Đề bài: 4 đề 
2. Nhận xét:
- Câu a: Các đề bài trên nghị luận về:
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích
Đề 4: Đời sống tình cảm trong chiến tranh.
- Câu b:
+ Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+ Khác nhau:
“Suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
“Phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Đề bài:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lõn.
1.Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu:nghị luận về nhân vật trong tácphẩm.
- Phương pháp:xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu của bản thân về nhân vật.
2.Tìm ý:
- Phẩm chất nổi bật của nhân vật:-Các biểu hiện:
+ Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
+ Các chi tiết nghệ thuật:tâm trạng,lời nói, cử chỉ, hành động... chứng tỏ tình yêu làng yêu nước.
+ ý nghĩa của những tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.
3. Lập dàn bài: SGK trang 66
4. Viết bài:
a, Mở bài: có hai cách
C1: Đi từ khái quát đến cụ thể(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
C2: Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
b,Thân bài:
- Tình yêu làng gắn với tình yêu nước...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai...
c, Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc..
5. Kiểm tra và sửa chữa:
*Ghi nhớ:SGK/68
III. Luyện tập:
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
- Gợi ý:
+ Suy nghĩ về giá trị nội dung gợi nên từ tác phẩm: nỗi bất hạnh của người nông dân nghèo; tình nhân hậu của nhân vật người cha
+ Suy nghĩ về cái chết đau đớn của lão Hạc.
+ Suy nghĩ về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
-----------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 120 (TLV) Soạn: 17-2- 2011
Dạy: - 2 -2011
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ.
A.MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức:Giúp HS hiểu:
- Ôn tập lại kiến thức đã học ở hai tiết 118 và 119
2/ Kĩ năng:
- Nhận diện thể loại văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
- Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3/ Thái độ:
- Có ý thức vận dụng văn nghị luận trong đời sống. 
B.CHUẨN BỊ:
- Tích hợp với các văn bản đã học.
- Học sinh chuẩn bị bài Luyện tập ở nhà
- GV: Soạn bài và nghiên cứu bài, sgk, sgv, ra đề về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6
C. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phương pháp đàm thoại, phân tích, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Tổ chức lớp: (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ:(5p) 
? Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, 
? Nêu nội dung các phần trong bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.(Ghi nhớ)
3/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1:Giới thiệu bài (1p)
*Hoạt động 2:Tìm hiểu đề, tìm ý
 -Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt bài tập qua đó rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề , tìm ý trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
-Phương pháp: Thảo luận nhóm..
-Thời gian: 10p
+GV: HDHS luyện tập.
- Hs: đọc đề bài
- HS chia thành 4 nhóm thảo luận. 
+ Nội dung: Câu hỏi phần luyện tập .
+ Thời gian:7'
? Đề bài yêu cầu gì?
? Với đề bài trên cần đưa ra những ý nào?
- Hết thời gian các nhóm trình bày kết quả tìm ý theo các câu hỏi phần gợi ý ở SGK
- GV: Nhận xét giữa các nhóm.
 *Hoạt động 3:Lập dàn ý-viết bài
-Mục tiêu:Giúp học sinh lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
-Phương pháp: Thảo luận nhóm..
-Thời gian: 23p
? Dàn ý bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ? Dựa vào đó hãy xây dựng dàn ý chi tiết?
- HS thảo luận theo bàn cùng XD dàn ý trong 5 phút, hết thời gian GV gọi HS phát biểu, bổ sung.
- H/s viết đoạn trình bày, nhận xét.
(Sinh hoạt theo 3 nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ. Đại diện nhóm trình bày.)
- GV hướng dẫn HS viết đoạn mở, thân và kết bài.
- HS đọc bài và nhận xét.
Hoạt động 4. Củng cố.
 -Mục tiêu:Khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
 -Thời gian: 3p
? Qua các bước tiến hành với đề văn trên, em hãy nêu những ý cần ghi nhớ ?
- HS: Làm theo y/c.
-GV: Nhận xét, bổ sung góp ý, sửa chữa (nếu cần)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2p)
- Nắm chắc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài luyện tập vào vở.
Viết bài làm văn số 6: 
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”(trích) Kim Lân.
 - Đọc bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
1. Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1.Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
2.Tìm ý:
- Hoàn cảnh câu chuyện
- Tình cảm của bé Thu dành cho cha.
- Tình cảm ông Sáu dành cho con.
II. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung cơ bản của đoạn trích.
b.Thân bài: Phân tích đoạn trích theo các ý vừa tìm.
*Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha...
* Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu...
* Tình cảm ông Sáu dành cho con.....
* Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
c. Kết bài
III. Luyện tập viết bài
- Mỗi nhóm chọn viết một đoạn theo các ý cơ bản trong phần dàn ý.
Tiết 121	 Soạn: 20/2/11
	 Dạy: /2/11
	 Văn bản: SANG THU	
- Hữu Thỉnh-
A.MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức:Giúp HS hiểu:
- Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu. Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc-cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ ẩn dụ có giá trị gợi cảm cao.
3/ Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm và sự quan sát thiên nhiên, yêu thiên nhiên đất nước.
B.CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: SGK - SGV - Thiết kế văn 9, bài soạn, chuẩn KTKN.
-Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở SGK và sự hướng dẫn ở tiết 120.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phương pháp đàm thoại, phân tích, bình giảng, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Tổ chức lớp: (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ:(5p) 
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
?Nêu cảm xúc bao trùm toàn bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương?
( HD: Là niềm xúc động thiêng liêng thành kính. Lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ MN ra thăm Bác)
3/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1p) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
-Mục tiêu.HS hiểu sơ giản về tác giả bài thơ . Đọc - hiểu, nắm được bố cục của văn bản.
-Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, giải thích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 10p
? Em hãy đọc chú thích và cho biết những điều em hiểu về tác giả ?
- HS đọc chú thích * nêu những nét chính về nhà thơ Hữu Thỉnh.
- GV nhấn mạnh 1 số ý.
+GT chân dung tác giả ( TC VN) và 1 vài tập thơ của ông (VD: Chiều sông Thương).
? Bài thơ sáng tá ... ết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua thơ Y Phương.
2/ Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình.
- Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi của các nhà thơ dân tộc.
3/ Thái độ: 
- Bồi dưỡng tình cảm lòng yêu mến tự hào về truyền thống của quê hương.
B. CHUẨN BỊ :
1/GV: Giáo án, sgk, chuẩn kiến thức kĩ năng..
2/HS: Trả lời câu hỏi trong phần gợi ý.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
Đàm thoại, vấn đáp, giải thích, thảo luận, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp:( 1p)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5p) 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”. Nêu nội dung chính và nghệ thuật bài thơ ?
3/Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1p) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
-Mục tiêu.HS hiểu sơ giản về tác giả bài thơ . Đọc - hiểu, nắm được bố cục của văn bản.
-Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, giải thích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 10p
- GV gọi HS đọc chú thích Sgk.
? Trình bày những nét chính về tác giả Y Phương và bài thơ “ Nói với con”?
 - GV giới thiệu thêm: dân tộc Tày sống ở vùng núi phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.
+ Y Phương cho biết : Từ hiện thực khó khăn về vật chất và tinh thần đầu những năm 80 của thế kỉ XX tôi làm bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời là để nhắc nhở con cái sau này.
? TP thuộc thể loại thơ nào? Tìm PT biểu đạt.
- HD HS cách đọc thơ của TG miền núi, chú ý đến cách nói hình ảnh, nhịp thơ phóng khoáng, cảm xúc thiết tha.
? Nêu bố cục bài thơ và nêu nhận xét?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
( HD: Bố cục từ tình cảm riêng -> Chung, từ tình cảm với con, với gia đình, quê hương-> bài học lẽ sống)
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
-Mục tiêu: HS hiểu về cội nguồn sinh dưỡng của con người, những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống của người đồng mình.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 19p
- Đọc đoạn đầu bài thơ.
? Nhận xét về cách diễn đạt ở 4 câu thơ đầu ( hình ảnh thơ, nhịp, gieo vần, cách nói).
- GV cho HS phát hiện hình ảnh TN thơ ( chân phải/ bước tới cha)
? Từ cách nói trên gợi cho em hình dung về cảnh gì?
? Gợi lên khung cảnh đó, người cha muốn nói với con về điều gì?
( Tình cảm gia đình).
Câu TN: Trẻ lên ba cả nhà học nói.
? Con còn lớn lên trong tình thương yêu của ai nữa.
? Hiểu người đồng minh là ai?
? Người đồng minh được cha dành cho tình cảm gì? ( Tìm d/c)
( GV bình 1 số hình ảnh: đan lờ.. vách nhà) 
? Em có nhận xét gì về cách nói về người đồng mình ở khổ thơ đầu? Người cha nói với con những điều đó nhằm mục đích gì?
- GV hướng dẫn khái quát ý: Tình cảm gia đình tình cảm quê hương là cội nguồn sinh dưỡng.
- HS quan sát tiếp phần 2 :
?Qua lời tâm tình của người cha với con “người đồng mình” đã hiện lên như thế nào.
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ (Thời gian 3p /2bàn/ nhóm) 
+ HS trả lời, bổ sung. 
? NX về cách diễn đạt của người cha miền núi.
? Em thử diễn đạt theo cách nói của người xuôi mình ( HS).
? Qua đó người cha muốn nói với con về lẽ sống như thế nào?
? Em hãy cảm nhận ý nghĩa từ hình ảnh thơ " Ng đồng minh.. phong tục" 
- HS cảm nhận, GV bình 
? Kết thúc bài thơ người cha mong muốn con điều gì qua lời tâm tình về quê hương và người đồng mình ?
? Làm con, em có suy nghĩ gì về tấm gương và lời dặn của người cha?
Hoạt động 4:Tổng kết.
 -Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của bài học
 -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.
 -Thời gian: 5p
- GV hướng dẫn tổng quát nội dung, nghệ thuật 
? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ ?
- HS đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 5:Củng cố.
 -Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
 -Thời gian: 3p
? Đọc bài thơ nói với con em hiểu tình cảm và mong ước của nhười cha đối với con như thế nào? 
? Có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ là lời của người cha nói với con. Em có đồng tình với nhận định đó hay không vì sao? 
- HS đọc diễn cảm bài thơ và khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (1p)
- Nắm chắc nội dung sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về tình yêu quê hương
- Chuẩn bị bài nghĩa tường minh và hàm ý: Tìm hiểu thế nào là nghĩa tường minh, thế nào là hàm ý?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
a/ Tác giả:
- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày - quê Trùng Khánh - Cao Bằng.
- Thơ ông có cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể của thơ ca miền núi.
b/ Bài thơ: 
- Bài thơ được dịch từ tiếng Tày -Việt(Kinh).
- Thơ TT tự do.
- Tự sự + miêu tả.
2. Đọc chú thích:(Sgk)
3. Bố cục: 2 đoạn.
+ Từ đầu à đẹp nhất trên đời:- Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương. 
 + Đoạn còn lại:à Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha.
 II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1) Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương.
- 4 câu đầu gợi không gian đầm ấm của gia đình.
+ Nhịp 2/3 đều đặn.
+ Gieo vần trắc.
+ Cách nói chân thực, giàu hình ảnh cụ thể : chân phải, chân trái, một bước, hai bước
=> Tả đứa bé lẫm chẫm tập đi, tập nói trong 1 gia đình hạnh phúc, đầm ấm, con cái được nâng niu. Chăm chút, cha mẹ chờ mong con lớn từng ngày trong niềm vui, HP.
- Người đồng mình: 
+ Người bản, buôn, quê mình.
+ Yêu lắm: Chăm chỉ làm ăn; khéo léo, tài hoa, lãng mạn; sống nghĩa tình ( đường đời tình nghĩa)
=> Cách nói chân thực, cụ thể ( lấy cái cụ thể nói đến cái trừu tượng) thể hiện cuộc sống lao động tươi vui lạc quan; tình cảm quê hương dạt dào, đằm thắm.
b) Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha 
- Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương.
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin.
. Sống trên đákhông chê Câu p/định
. Sống trg thungkhông chê => Hình ảnh
. Sống như sông như suối của tự nhiên
Lặp lại từ ngữ => Nhắc nhở con một lẽ sống làm người.
- Lẽ sống đó:
. Không chê quê nghèo khổ.
. Không chê người quê lam lũ thô sơ.
. Tự hào về truyền thống quê hương 
- Người đồng minh tự lực, tự cường xây dựng quê hương, duy trì những tập quán tốt đẹp.
=> Con hãy tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời.
Con ơi ... da thịt
 Lên đường
 Không ... nhỏ bé
 Nghe con. 
III. Tổng kết: ( Theo ghi nhớ SGK)
Tiết 123	 Soạn: 20/2/11
	Dạy: /2/11
Tiếng Việt:
	 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý	
A.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Học sinh biết xác định nội dung của hàm ý (từ nghĩa tường minh) từ một số câu văn, đoạn văn.
2/ Kĩ năng: Rèn kỹ năng hình thành khái niệm, xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu, đoạn văn. 
3/ Thái độ: Vận dụng sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
B.CHUẨN BỊ: 
-Giáo viên: Sgk, bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ, một số bài tập kỹ năng Ngữ văn 9.
- HS: Tìm hiểu nội dung khái niệm và bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 Đàm thoại, thảo luận nhóm, vấn đáp, gợi mở, phân tích ví dụ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Tổ chức lớp: (1p) 
2/ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1p)
Hoạt động 2: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 
-Mục tiêu: HS nắm khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý . 
-Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, phân tích ví dụ, đàm thoại.
-Thời gian: 20p
* GV hướng dẫn HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn trích SGK - 74
- HS đọc đoạn văn .
? Câu nói “Trời ơi, chỉ còn có năm phút” muốn nói điều gì về mặt thời gian ?
 ? Đặt vào hoàn cảnh sắp chia tay với các khách đến thăm, câu nói đó nói lên điều gì khác ? Điều khác đó dựa vào đâu mà suy ra ? 
? Câu nói “Ô ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này !” có ẩn ý gì không ?
? Từ các nhận xét trên ta thấy nghĩa diễn đạt trong câu hoặc đoạn văn có thể diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ nhưng cũng có nghĩa không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Người ta gọi là nghĩa tường minh và hàm ý. Em hãy nêu sự phân biệt ?
- HS đọc ghi nhớ
- GV nâng cao :
 + Từ ví dụ câu thứ hai “Ô ! cô ... đây này” ta thấy hàm ý có những đặc tính nhất định. Rõ nhất là 2 đặc tính : Hàm ý có thể giải được : người nghe có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. Hàm ý có thể chối bỏ được : họ chối bỏ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, họ không chịu trách nhiệm về hàm ý đó.
Hoạt động 3: Luyện tập
 -Mục tiêu: HS dựa vào lý thuyết làm bài tập qua đó nhận diện nghĩa tường minh và hàm ý , luyện cách sử dụng hàm ý khi nói và viết.
-Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm.
-Thời gian: 17p
* GV hướng dẫn luyện tập :
- HS hoạt động nhóm 
+ Nhóm 1,2 làm bài tập 1( T75)
+ Nhóm 3,4 làm bài tập 2 ( T 75)
+ Các nhóm đọc yêu cầu bài tập ( SGK làm ra bảng nhóm)
+ Đại diện nhóm trả lời các nhóm nhận xét lẫn nhau
+ GV nhận xét từng bài -> chốt lại.
- BT3 HS đọc đoạn văn và tìm câu có hàm ý ( HS làm việc độc lập)
- BT4: Xét hai câu văn trích trong văn bản “ Làng” lí gải xem câu đó có hàm ý hay không? Tại sao?
+ HS trả lời, nhận xét; GV kết luận.
Hoạt động 4:Củng cố.
 -Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
-Thời gian: 5p
Tìm hàm ý qua câu thơ 
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
	Còn quê hương thì làm phong tục” 
Người đồng mình bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp.
+ HS nhắc lại ghi nhớ.
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà (1p)
- Hoàn thiện bài tập vào vở
- Nắm chắc nội dung
- Chuẩn bị bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
I.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 
1) Ví dụ ( Bảng phụ)
2) Nhận xét:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
+ Thông báo : Thời gian còn 5 phút
à Nghĩa tường minh
+ Anh rất tiếc vì phải chia tay mọi người
( Dựa vào hoàn cảnh sự việc trong bài văn)
à Hàm ý
3) Kết luận (Ghi nhớ) :
- Tường minh : Phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
- Hàm ý : phần thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng suy ra từ từ ngữ. 
II. Luyện tập :
1.Bài 1 (75)
a. câu cho thấy nhà hoạ sĩ chưa muốn chia tay
- “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.
b.- Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Vì kín đáo để lại chiếc khăn làm kỷ niệm , anh thật thà gọi cô trả lại.
2.Bài 2 (75)
- “Tuổi già cần nước chè : ở Lao Cai đi sớm quá”.
3. Bài 3 (75)
- “Cơm chín rồi” 
4. Bài 4 ( 75) 
- Câu " Hà nắng gớm về nào" -> không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.
- Câu: " tôi thấy -> là câu bỏ lửng.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9tuan 2627 Doc.doc