Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 18: Thành ngữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 18: Thành ngữ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- HIỂU RÕ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ.

- GIẢI THÍCH NGHĨA HÀM ẨN CỦA THÀNH NGỮ VÀ BIẾT CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ CÓ HIỆU QUẢ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. ỔN ĐỊNH

NGÀY :

TIẾT :

LỚP :

SS :

VM :

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 18: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/11/2005
Tuần 12 – Tiết 48
THÀNH NGỮ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. 
- Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ có hiệu quả.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1/. Ổn định
Ngày	:
Tiết	:
Lớp	:
SS	:
VM	:
	2/. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là từ đồng âm? Cho VD? 
? Nêu cách sử dụng từ đồng âm?
	3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Trong tiết học bài “Từ trái nghĩa”, các em đã biết sơ về thành ngữ. Tiết học hôm nay các em sẽ học rõ hơn. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là thành ngữ?
GV cho HS đọc kĩ mục I và trả lời câu hỏi.
? Có thay cụm từ “lên thác xuống ghềnh” bằng các từ ngữ khác được không? Tại sao?
? Có thể hoán đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không? Tại sao?
? Cho biết đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?
? Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì?
? “Nhanh như chớp”, có nghĩa gì?
? Vậy thế nào là thành ngữ?
HĐ2: Cách sử dụng thành ngữ.
GV cho HS đọc mục II.
? Xác định chức vụ ngữ pháp của hai thành ngữ?
? Phân tích cái hay của các thành ngữ trên?
GV so sánh “bảy nổi ba chìm” với “long đong phiêu bạt”; “tắt lửa tối đèn” với “khó khăn hoạn nạn”.
? Em hãy nêu cách sử dụng thành ngữ?
=> Không thể thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo.
=> Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định.
=> Chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa.
=> Gian nan, vất vả, cực khổ.
=> Mau lẹ, rất nhanh, chính xác.
=> HS đọc Ghi nhớ SGK/144.
=> HS phân tích
=> Cái hay là ý nghĩa cô đọng, hàm xúc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe.
=> HS trả lời
I. THÀNH NGỮ LÀ GÌ?
VD: Lên thác xuống ghềnh
-> Cụm từ cố định
VD: Tham sống sợ chết
-> Hiểu từ nghĩa đen.
VD: Lá lành đùm lá rách.
-> Chuyển nghĩa (ẩn dụ)
* GHI NHỚ 
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, 
II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ
VD: Bảy nổi ba chìm
-> Làm vị ngữ
VD : Tắt lửa tối đèn.
-> Làm phụ ngữ cho danh từ “Khi”
* GHI NHỚ
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, 
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
	4/. Củng cố
? Thế nào là thành ngữ?
? Cho biết cách sử dụng thành ngữ?
LUYỆN TẬP
BT1/145: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ.
- Sơn hào hải vị -> Các món ăn, sản phẩm
- Nem công chả phượng -> Quý hiếm
- Khỏe như voi -> Rất khỏe
- Tứ cố vô thân -> Không có ai ruột thịt
BT2/145: Đặt câu với các thành ngữ.
- Chúng ta đều là dòng dõi con Rồng cháu Tiên cả.
- Tranh cãi làm gì với thằng ếch ngồi đáy giếng ấy.
- Cứ đánh giá bạn bè theo kiểu thầy bói xem voi.
BT3/145: Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn.
- Lời qua tiếng lại
- Một nắng hai mưa
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm áo
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
5/. Dặn dò: Học bài và xem lại bài để tiết sau cô sẽ phát bài kiểm tra Văn – Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET48.doc