Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 33 đến tiết 36

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 33 đến tiết 36

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Biết phân tích bài thơ Nôm Đường luật.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.

 - Sáng tạo trong việc vận dụng thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết được thể loại của văn bản.

 - Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 33 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 	 Ngày soạn: 20/10/2012
 Tiết 33 	 Ngày dạy: 22/10/2012 Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 (Nguyễn Khuyến)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Biết phân tích bài thơ Nôm Đường luật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sáng tạo trong việc vận dụng thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, trân trọng tình bạn.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm, thảo luận, liên hệ thực tế.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài: Qua Đèo Ngang? 
 - Phân tích bức tranh Đèo Ngang và tâm trạng nhà thơ Huyện Thanh Quan?
 3. Bài mới: Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh nông thôn Việt Nam. Nhiều cảnh vật làng quê được ông đưa vào thơ một cách sinh động. Cũng có lúc nhà thơ viết về tình bạn. Để biết rõ trong quan hệ bạn bè Nguyễn Khuyến là người như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài thơ “ Bạn đến chới nhà”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG 
GV:Phần giới thiệu chung cho em biết gì về tác giả Tam nguyên Yên đổ là gì?
HS: dựa vào chú thích để trả lời
HS: xem chân dung nhà thơ. GV Giới thiệu thêm về đề tài và phong cách thơ Nguyễn Khuyến. 
GV:Nêu hiểu biết về tác phẩm? Thể thơ
HS: dựa vào chú thích để trả lời
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV  nêu yêu cầu đọc: giọng vui, hóm hỉnh, ngắt nhịp đúng. GV: đọc mẫu/2 HS đọc lại/GV nhận xét cách đọc.
GV: Có thể chia bố cục bài thơ như thế nào để phân tích?
HS: thảo luận: trình bày...
GV: Kết luận và bổ sung/mở rộng:
 GV giảng: Thực ra đây không phải là kết cấu phổ biến của Đường luật: (bố cục phổ biến: Đề, thực, luận, kết). ở đây do chủ ý tác giả muốn bộc lộ tình cảm nên cấu trúc có sự phát triển cho phù hợp. Đó cũng chính là sự sáng tạo của các nhà thơ.
GV:Em hiểu rốn là gì? HS: Tìm chi tiết trong văn bản
* HS đọc câu thơ 1.
GV: Trong thông báo bạn đến chơi nhà có những yếu tố nào đáng chú ý?
GV:Cách xưng hô có ý nghĩa gì?
GV:Em có nhận xét gì về quan hệ bạn bè của tác giả?
GV: Em hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi nhà.?
*HS đọc 6 câu tiếp:
GV: Tác giả trình bày hoàn cảnh tiếp khách qua những chi tiết nào?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV:Qua lời phân bua của tác giả em hình dung như thế nào về hoàn cảnh tiếp khách của tác giả?
GV: Nếu hiểu đây là hoàn cảnh thật thì em hiểu chủ nhân là người như thế nào? Tình cảm của ông với bạn ra sao?
HS: suy nghĩ và trả lời. Có thể hiểu theo cả 2 cách: Chủ nhân là người thật thà, chất phác. Tình cảm với bạn chân thật, không khách sáo.
- Nghèo khó. Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời. Quý bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác
- Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, là người tin ở sự cao cả của tình bạn.
GV:Em hiểu tình bạn cuả tác giả và bạn ra sao?
* HS đọc câu thơ cuối
GV: Hai từ ta được liên kết bằng từ nào? Loại từ đó gọi là gì?
HS: - từ với: quan hệ từ 
GV: Em hiểu ta với ta là ai? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, " ta với ta" có ý nghĩa gì?
HS: - ta: chủ nhân ( tác giả ) - Ta: khách ( bạn )
GV: Đặt trong quan hệ với văn bản câu cuối có ý nghĩa gì?
GV: Theo em cụm từ " ta với ta" ở đây có gì khác với cụm từ " ta với ta" trong văn bản" Qua Đèo Ngang"?
HS thảo luận nhóm – 4 nhóm - 4 phút 
 ta với ta 
+ Qua Đèo Ngang: là một từ, chỉ sự hòa hợp trong một nội tâm buồn
+ Bạn đến chơi nhà là hai từ đồng âm chỉ sự hòa hợp của 2 con người trong một tình bạn chan hòa...
HS rút ra ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Bài thơ nói về tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê -> Khóc Dương Khuê. Ngoài ra trong văn học Trung Quốc có một tình bạn nổi tiếng giữa Bá Nha và Tử Kỳ
- Chuẩn bị bài : Đọc, tìm hiểu nghĩa từ Hán Việt, cảm nhận vẻ đẹp ánh trăng và tâm hồn nhà thơ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835-1909), lúc nhỏ có tên là Thắng, là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 
- Quê: thôn Vị Hạ xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục Hà Nam...
- Ông từng đỗ đầu 3 kỳ thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên đổ.
2. Tác phẩm: 
- Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, hiệp vần cuối câu 1,2,4,6,8.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần.
- Câu 1: Niềm vui bạn đến chơi nhà.
- 6 câu tiếp: Việc tiếp đãi bạn.
- Câu cuối: Khẳng định về một tình bạn thắm thiết.
b.Phân tích: 
b1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà: 
 Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Cách xưng hô, thân mật, gần gũi tôn trọng bạn bè.
Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu 
Quan hệ bạn bè bền chặt, thân thiết thủy chung. Tác giả hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng mong đợi.
b2. Việc tiếp đãi bạn:(6 câu tiếp )
- Trẻ: đi vắng, chợ: xa
- Ao: sâu, nước cả cá: không bắt được
- Vườn: rộng, rào thưa gà: không bắt được
- Cải: chửa ra cây, cà: mới nụ
- Bầu: vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 Chưa được thu hoạch.
- Trầu: không có.
-> Tác giả có đầy đủ những điều kiện vật chất để tiếp khách nhưng tất cả đều tiềm ẩn ở thế khả năng, còn hiện thời thì chẳng có gì.
=> Các điều kiện được trình bày theo thứ tự tăng dần: Tình bạn của họ sâu sắc, trong sáng vì nó được xây cất trên các nhu cầu tinh thần )
b4. Cảm nghĩ về tình bạn: 
- ta với ta: không còn quan hệ tách rời ở đó chỉ còn sự gắn bó hòa hợp
=> Đối lập giữa nhiều cái không(về vật chất ) là cái có (về tình bạn) cái có chỉ là một, là duy nhất nhưng là cái quyết định giá trị của toàn bài thơ. Bài thơ thể hiện niềm hân hoan tin tưởng ở tình bạn cao quý, thiêng liêng.
 3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ thể loại điêu luyện.
b. Nội dung: Bạn đến chơi nhà và cách tiếp đãi bạn.
c. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và của các tác giả khác.
- Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của thơ.
- Soạn bài  « Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh »
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 9 	 Ngày soạn: 20/10/2012
Tiết 34 -35 	 Ngày dạy: 22/10/201
 Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 (Tĩnh Dạ Tứ - Lí Bạch)
 Hướng dẫn đọc thêm: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 (Vọng Lư Sơn bộc bố - Lí Bạch)
* CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài hương(nhìn trăng nhớ quê) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ của Lí Bạch.
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
 - Nghệ thuật đói và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tời tâm tình nhà thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu bài thơ cổ thể hiện qua văn bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 - Bước đầu tập so sáng bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
 C.PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, phân tích, phát vấn, thuyết trình,
* XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.
- Bước đầu nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
 - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào tích lũy vốn từ Hán Việt.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm, HS thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và nêu ý nghĩa văn bản?
 3. Bài mới: Các em đã làm quen với các thể thơ đường luật qua một số nhà thơ Trung Đại nước ta. Hôm nay cô và các em cùng khám phá vẻ đạp của thơ Đường luật qua bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” của thi tiên Lí Bạch. Ông là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
HS đọc chú thích sgk
GV: Em biết gì thêm về tác giả và phong cách sáng tác của Lí Bạch?
HS trả lời
GV cho xem tranh vẽ minh họa và giới thiệu tác giả.
- Thi tiên: tiên thơ
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV gọi học sinh đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Chú thích
GV: Bài thơ có mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS đọc câu 1
GV: Câu 1 miêu tả cảnh tượng gì? Yếu tố sàng nghĩa là gì? Yếu tố này cho em hình dung liên tưởng gì về vị trí quan sát trăng của tác giả?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Trong tâm trạng ấy, cảm nhận của tác giả về ánh trăng như thế nào?
HS: trăng sáng quá mà tưởng sương nhưng chính là không có sương
GV: Nghi thị là gì? Tác dụng của việc dùng từ "nghi thị"?
HS: Từ nghi thị khiến hình ảnh thơ mang vẻ huyền ảo
GV: Hình ảnh nào được gợi ra từ hai câu thơ đầu?
 HS: Gợi ra cảnh yên tĩnh, mơ màng của đêm trăng sáng
HS đọc 2 câu cuối
GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở 2 câu thơ cuối?
GV: Với Lý Bạch đây là ánh trăng của hiện tại hay ánh trăng ngày xưa ở quê?
GV: Cử chỉ cúi đầu trong lời thơ cúi đầu nhớ cố hương mang ý nghĩa hình ảnh hay tâm trạng?
HS: Diễn tả tâm trạng suy tư của con người.Đêm khuya thanh tĩnh, nhà thơ trằn trọc không ngủ, nhìn xuống đất thấy ánh trăng như sương, khi ngẩng đầu thấy vầng trăng ngay trước mặt.
GV: Hình ảnh một con người lặng lẽ cúi đầu nhớ cố hương gợi cho em cảm nghĩ gì về: cuộc đời nhà thơ Lý Bạch? 
HS: Cảm thương cuộc đời phiêu bạt, thiếu quê hương của nhà thơ Lý Bạch. Sự bền chặt mãi mãi của tình cảm quê hương trong tâm hồn con người.
GV: Tình cảm quê hương của tác giả?
HS: Lý Bạch là người nặng tình với quê, phải xa quê nên tình quê của ông vừa tha thiết, vừa tủi hổ.
GV liên hệ:
 Quê hương khuất bóng hoàng hô ... ề Lí Bạch.
HS trả lời kiến thức về tác giả đã học trong bài trước.
GV: Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
HS: trìnhP bày
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn cách đọc, đọc phiên âm, HS đọc dịch nghĩa, dịch thơ?
GV hỏi HS nhắc lại bố cục bài thơ đã học.
GV: Bức tranh trong Sgk minh họa cho lời thơ nào?
HS: Thác núi Lư
GV: Nhà thơ đứng ở vị trí nào để tả thác núi Lư? Từ nào cho biết điều ấy? Vị trí này có thuận lợi gì cho tác giả?
HS: thác: nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang. Qua 2 từ vọng và dao ta biết Lý Bạch đứng từ xa miêu tả thác Hương Lô. 
GV: So sánh bản dịch nghĩa, thơ nêu nhận xét về giá rị chữ quải 
HS:: (treo) biến cái động thành cái tĩnh
GV: Câu 3 tả dòng thác ở phương diện nào ? Vì sao em biết?
GV: Các từ ngữ đó gợi cho em tưởng tượng như thế nào về thác nước?
GV: Nêu nội dung câu 3?
GV: Trong câu 4 từ ngữ nào đáng chú ý? Nó thuộc loại từ nào? ( gì).
GV: Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đây?
GV: Câu 4 có nội dung gì?
GV: Thái độ của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên này ? Tâm hồn tính cách nhà thơ?
HS thảo luận theo cặp và trả lời
HS rút ra nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- HS đọc kĩ văn bản phần nguyên tác và dịch thơ so với bản dịch nghĩa, chú ý các từ Hán Việt, xem bản dịch nào sát với nguyên tác hơn
- Chuẩn bị bài “ Hồi hương ngẫu thư” Đọc văn bản, tìm hiểu hoàn cảnh về quê của nhà thơ, tâm trạng của nhà thơ khi về thăm quê?
* CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
- Ông có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo, được mệnh danh là Thi tiên
2. Tác phẩm: 
- Viết theo thể thơ thể ngũ ngôn cổ thể
(mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, không quy định chặt chẽ về niêm luật, đối)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần 
+ 2 câu đầu: tả cảnh trăng sáng
+ 2 câu sau: tả tình (Nỗi nhớ quê)
b. Phân tích:
b1. Hai câu đầu: ( Cảnh trăng sáng) 
 Đầu giường ánh trăng rọi
(Sàng tiền minh nguyệt quang)
 Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng
 Ngỡ mặt đất phủ sương
(Nghi thi địa thượng sương)
- Nghi thị: ngỡ là, tưởng là
 Hình ảnh thơ mang vẻ huyền ảo, cảm nhận về ánh trăng ( trăng sáng quá mà tưởng sương nhưng chính là không có sương )
=>Tóm lại: Hai câu thơ đầu gợi ra cảnh yên tĩnh, mơ màng của đêm trăng sáng. Trong hoàn cảnh đó con người mang đầy tâm sự.
b2. Hai câu cuối: (Nỗi nhớ quê)
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương
 (Cử đầu vọng minh nguyệt
 Đê đầu tư cố hương)
- Nghệ thuật đối lập:
+ Hai hành động: cử đầu - đê đầu.
+ Hai tâm trạng, trạng thái: vọng minh nguyệt
 tư cố hương
 Nỗi lòng nhớ quê hương thể hiện qua tư thế, cử chỉ
- Lý Bạch là người nặng tình với quê
=> Hai câu thơ thể hiện một cách sâu sắc tình cảm gắn bó, yêu quý quê hương của thi tiên Lý Bạch. 
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3, 4 .
b. Nội dung: Ngắm trăng nhớ quê hương.
c. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
4. Luyện tập: 
- Các động từ: Nghi, vọng, cử, đê, tư.
- Các chủ ngữ tỉnh lược ( rút gọn ) song có thể khẳng định: chủ ngữ duy nhất là chủ thể chữ tình ( tác giả ) 
 Đó là điều tạo lên sự thống nhất, liền mạch của câu thơ, bài thơ.
* XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn tự do, phóng khoáng. Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
2. Tác phẩm: 
- Là bài thơ nổi tiếng viết về thiên nhiên.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý: giải nghĩa từ Hán - Việt 
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần 
+ Cảnh thác núi Lư
+ Tâm hồn thi sĩ 
b. Phân tích:
b1. Cảnh thác núi Lư :
 “Nắng rọi ”
- Ánh nắng chiếu vào dòng thác đổ sinh ra làn khói tía.
- Miêu tả từ xa cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn xuống rất huyền ảo, lộng lẫy.
 “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.”
-“ Bộc bố”: Hình ảnh so sánh, liên tưởng có giá trị gợi cảm cao.
- “ Quải tiền xuyên” (treo lơ lửng trước sông này)-> trắng xóa, mềm mại, thơ mộng.
=> Thác nước Hương Lô như dải lụa bạch trằng xóa lung linh huyền ảo, rực rỡ dưới ánh mặt trời.
 “Phi lưu trực há tam thiên xích”
- Động từ mạnh phi ( bay), trực ( thẳng đứng): gợi độ cao và sức mạnh dữ dội của con thác.
- Tam thiên xích-> Nói quá để miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh vô biên của dòng thác.
 “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”
- Động từ: Nghi thị : ngỡ là; Lạc : rơi
So sánh dòng thác - dải ngân hà rời từ chín tầng mây xuống.
=> Hình ảnh so sánh, liên tưởng: vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng như huyền thoại. 
b2. Tâm hồn thi sĩ:
- Cảnh thác núi Lư , một danh thắng của đất nước, quê hương 
- Thái độ say mê, trân trọng, ngợi ca
- Tình yêu thiên nhiên đằm thắm, tính cách hào phóng mãnh liệt, tâm hồn nhạy cảm
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Kết hợp tài tình giữa thực và ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn của nhà thơ.
- Sử dụng phép so sánh, phóng đại, liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
b. Nội dung: Cảnh thác núi Lư
c. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch
- Nhớ 10 từ gốc Hán Việt. Nhận xét hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
- Soạn bài: “Hồi hương ngẫu thư”. 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..................................................................................................................................................................................
Tuần 9 	 Ngày soạn: 22/10/25012
Tiết 36 	 Ngày dạy: 24/10/2012 Tiếng Việt : CHỮA LỖI QUAN HỆ TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
 2. Kỹ năng: 
 - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
 - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức sử dụng đúng từ Tiếng Việt
 C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, phân tích ví dụ, HS thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là quan hệ từ? Kể tên các kiểu quan hệ từ thường gặp ?
 - Đặt câu với các kiểu quan hệ từ đó ?
 3.Bài mới: Quan hệ từ thể hiện mối quan hệ ý nghĩa giữa các phần, các bộ phận của câu, liên kết các đoạn văn, Nhưng nếu sử dụng quan hệ từ không đúng chỗ thì câu văn, đoạn văn sẽ như thế nào ? Tiết học nầy chúng ta sẽ tìm hiểu một số lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV treo bảng phụ có ghi vd mục 1 sgk/106
GV: Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng? 
HS: Theo dõi ví dụ sgk. Nhận xét
Tìm từ theo yêu cầu.
GV: Xác định vế câu? Giữa 2 vế câu có mối quan hệ như thế nào? Tìm từ biểu thị phù hợp?
GV treo bảng phụ ghi vd mục 2sgk/106
GV: Quan hệ giữa 2 vế trong ví dụ a1 là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Quan hệ từ và dùng trong câu diễn đạt quan hệ gì?
GV: Vậy thay quan hệ từ này bằng quan hệ tương phản nào cho phù hợp?
GV: Quan hệ giữa 2 vế a2 là như thế nào? Quan hệ từ để diễn đạt ý gì?
GV: Vậy thay bằng quan hệ từ nào?
HS: Tìm từ thay thế
GV yêu cầu Hs đọc ví dụ
GV Vì sao các câu đó thiếu chủ ngữ? Làm thế nào để sửa lại cho đúng?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV yêu cầu Hs đọc vd
GV: Xét nội dung câu 1. Phát hiện chỗ sai?
Sửa lại ? Có mấy cách sửa?
HS: thảo luận theo cặp – 3 phút và sửa sai. Các nhóm khác nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
GV: Sửa ví dụ 2? Vậy khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý các lỗi gì?
HS:Theo dõi ví dụ. Sửa lại theo yêu cầu của GV.
HS đọc ghi nhớ.
LUYỆN TẬP
GV: hướng dẫn học sinh làm bài 
Thêm quan hệ từ thích hợp?
GV: Thay quan hệ từ sai bằng quan hệ từ thích hợp?
HS thảo luận theo cặp và làm bài. GV nhận xét. 
GV: Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh?
HS thảo luận theo cặp và làm bài. GV nhận xét. 
GV: Quan hệ từ in đậm đúng hay sai?
HS thảo luận theo cặp và làm bài. GV nhận xét. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- GV gợi ý: GV chọn một bài viết số 1 của HS và cùng cả lớp sửa chữa các quan hệ từ dùng sai.
- Chuẩn bị bào Từ đồng nghĩa: Đọc bài trước, tìm hiểu khái niệm, các loại từ đồng nghĩa và cách sử dụng từ đồng nghĩa.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
a. Thiếu quan hệ từ:
* Ví dụ: Sgk
=> Nhận xét:
- Đừng nên nhìn hình thức mà ( để ) đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn đối với ngày nay thì không đúng.
b.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
* Ví dụ: sgk
=> Nhận xét:
- Hai vế câu có quan hệ tương phản
- Quan hệ từ và : bình đẳng.
Thay và bằng nhưng .
- Hai vế câu có quan hệ nhân quả ( nêu lý do ).
- Quan hệ để - mục đích
 thay để = vì .
c. Thừa quan hệ từ:
* Ví dụ: sgk
=> Nhận xét:
- Quan hệ từ: qua, về biến các chủ ngữ thành các bộ phận trạng ngữ.
Bỏ các quan hệ từ ở mỗi đầu câu.
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
* Ví dụ: sgk
=> Nhận xét:
- Căn cứ vào ý câu 1 thì câu 2 dùng quan hệ từ chưa chính xác .
Cách 1: thay quan hệ từ không những bằng mà còn.
Cách 2: Thêm vế câu có quan hệ từ mà còn.
- Thêm tâm sự vào vế 2.
Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
* Ghi nhớ: sgk - 107.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: sgk/107
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.
Bài 2:sgk/107
- ...như ông cha ta ...
- Dù nước sơn có đẹp đến mấy...
- Không nên chỉ đánh giá con người ở hình thức...mà nên đánh giá con người qua những hành động....
Bài 3: sgk/107
- Thừa các quan hệ từ cần bỏ quan hệ từ: đối với, với, qua.
Bài 4: sgk/108
- Các câu đúng: a, b, d, h.
- Các câu sai: c, e, g, i.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài văn cụ thể. Nếu bài làm có lỗi dùng quan hệ từ thì góp ý và nêu cách chữa. Học và nắm kiến thức, làm bài tập còn lại.
- Soạn bài Từ đồng nghĩa 
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
................
.................
................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 ngu van 7.doc