A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:
- CẢM NHẬN TINH THẦN NHÂN ĐẠO VÀ LÒNG VỊ THA CAO CẢ CỦA NHÀ THƠ ĐỖ PHỦ.
- BƯỚC ĐẦU THẤY ĐƯỢC VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ TỰ SỰ TRONG TRỮ TÌNH.
- BƯỚC ĐẦU THẤY ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂM CỦA BÚT PHÁP ĐỖ PHỦ QUA NHỮNG DÒNG THƠ MIÊU TẢ TỰ SỰ.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ngày soạn: 10/11/2005 Tuần 11 -Tiết 41 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Cảm nhận tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong trữ tình. - Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả tự sự. B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày Tiết Lớp SS VM 2/. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy cho biết vài nét về nhà thơ Hạ Tri Chương? ? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết ý nghĩa của bài thơ? ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Nếu Lí Bạch mệnh danh là “tiên thơ”, một tâm hồn tự do, hào phóng thì chính Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “Thi sử” (Sử bằng thơ) vì thơ ông phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tâm hồn nhà thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI HĐ1: Đọc văn bản và giải thích từ khó trong phần chú thích. ? Cho biết vài nét về nhà thơ Đỗ Phủ? GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, diễn cảm. ? Qua bài thơ, em có nhận xét gì về xã hội bay giờ? ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Số câu, số chữ trong bài thơ như thế nào? ? Bài thơ chia làm mấy phần? Mỗi phần từ câu mấy đến câu mấy? HĐ2: Tìm hiểu văn bản. ? Tìm từ ngữ nào nói gió thổi mạnh? GV cho HS nhìn tranh miêu tả GV cho HS đọc phần 2. ? Em hãy tìm những từ ngữ tốc mái tranh? ? Đó là những từ loại gì? ? Chỉ ra câu nào thể hiện sự bất lực của nhà thơ? GV cho HS đọc phần 3. ? Phần 3, nội dung nói gì? ? Tìm từ gnữ diễn tả nỗi khổ nhà thơ? ? Câu nào thể hiện sự xót xa của thời cuộc? ? Em hãy nhận xét cách miêu tả của nhà thơ ở khổ 3? GV gọi HS đọc phần còn lại. ? Qua 3 phần đầu làm nền nỗi khổ, nhà thơ có ước mơ gì? Em nhận xét? ? Nếu khi mình khổ mình sẽ nghĩ đến ai? Còn trong thơ Đỗ Phủ nghĩ đến ai? GV cho HS chú ý cụm từ “Riêng lều ta nát”. ? Nêu khái quát nội dung khổ 4? ? Bài thơ kết hợp phương thức diễn đạt nào? => HS tham khảo phần chú thích SGK/132. => Xã hội ly loạn. => Không hạn định -> Ra đời trước thơ Đường gọi là thơ cổ thể. => 4 phần : nêu nội dung khái quát. +Phần 1: câu 1 – câu 5 + Phần 2: câu 6 – câu 10 +Phần 3: câu 11 – câu 18 + Phần 4: câu 19 – câu 23 => Trong phút chốc, cuốn tốc bay cả ba lớp mái tranh. => Câu (1) kể; Câu (3,4,5) tả => HS tìm trong SGK => Động từ => “Môi khô miệng cháy gào chẳng được”. => Nỗi khổ gia đình Đỗ Phủ. => Cụ thể => Ước mơ cao cả => Nghĩ đến những kẻ sĩ nghèo. => Tấm lòng nhân đạo cao cả. => Phương thức miêu tả tự sự, miêu tả -> Cảm xúc nhà thơ bộc lộ. I. PHẦN GIỚI THIỆU 1/. Tác giả: - Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. - Có thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. - Đỗ Phủ mênh danh là “Thi sử” 2/. Hoàn cảnh sáng tác: Trong xã hội ly loạn, gió thu tốc mái nhà. 3/. Thể thơ: Cổ thể II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1/. Phần 1: 5 câu đầu - Tháng tám, thu cao, gió thét già - Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta - Tranh bay sang sông rãi khắp bờ - Mảnh cao rừng xa - Mảnh thấp mương sa. -> Cơn gió mạnh tốc mái tranh. 2/. Phần 2: 5 câu tiếp theo -> Kể việc trẻ con cướp tranh và nỗi đau bất lực của nhà thơ. 3/. Phần 3: 8 câu tiếp theo -> Nỗi khổ dồn dập của nhà thơ. 4/. Phần 4: 5 câu cuối -> Ước mơ cao đẹp và tinh thần xã thân thể hiện lòng nhân đạo của nhà thơ. III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ SGK/134) LUYỆN TẬP BT1/134: Đọc diễn cảm 2 phần cuối. BT2/134: Có ý cho rằng : “Đỗ Phủ không chỉ là nhà thơ vĩ đại mà còn là nhà thơ tiên tri”. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? => HS suy nghĩ trả lời. 4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Kiểm tra 1 tiết Văn học” Xem lại tất cả nội dung, nghệ thuật văn bản đã học.
Tài liệu đính kèm: