Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 45: Bạn đến chơi nhà

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 45: Bạn đến chơi nhà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- CẢM NHẬN VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỢC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN GẮN LIỀN VỚI LÒNG YÊU NƯỚC, PHONG THÁI UNG DUNG CỦA BÁC THỂ HIỆN QUA HAI BÀI THƠ.

- BIẾT ĐƯỢC THỂ THƠ VÀ CHỈ RA NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 45: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/11/2005
Tuần 12 – Tiết 45
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Bác thể hiện qua hai bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1/. Ổn định
Ngày	:
Tiết	:
Lớp	:
SS	:
VM	:
	2/. Kiểm tra bài cũ
? Đọc 2 phần đầu của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và cho biết nội dung?
? Đọc 2 phần tiếp theo của bài thơ và cho biết nội dung ?
	3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Trong các tiết học trước, các em đã học được nhiều bài thơ Trung Quốc. Hôm nay, ta tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó 2 bài : Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là tiêu biểu. Tuy là hiện đại nhưng rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1 : GV đọc bài -> gọi 2 học sinh đọc lại.
? Bài thơ thuộc thể loại nào?
? Em hãy trình bày vài nét về Hồ Chí Minh?
? Bài thơ đọc ngắt nhịp như thế nào?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
GV cho HS đọc câu 1.
? Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật sử dụng ở câu thơ 1 là gì?
? Cho biết tác dụng của nghệ thuật đó?
? Tìm những câu thơ khác tả tiếng suối?
GV cho HS đọc câu 2:
? Giải thích tác dụng của điệp từ “lồng”?
? So với câu đầu, tác giả vẽ lại một vẻ đẹp khác. Đó là vẻ đẹp gì?
? Đọc câu thơ này, người ta thường hay nhắc đến câu thơ nào? Của ai? Trong tác phẩm nào?
GV cho HS đọc câu 3 -4.
? Câu thứ 3, có gì đặc biệt? Nó đóng vai trò gì trong bài thơ?
? Điệp ngữ chưa ngủ có ý nghĩa gì?
? Qua sự chưa ngủ của Bác, ta có thể hiểu thêm điều gì về tâm hồn và tính cách của Người?
GV cho HS đọc phần phiên âm bài thơ “Rằm tháng giêng”.
? Hai câu thơ đầu gợi cho em hình dung cảnh đẹp gì?
GV cho HS quan sát câu 3-4.
? Trong hai câu sau, cảnh trăng tiếp tục được miêu tả như thế nào?
? Câu 4, gợi ta nhớ câu thơ Đường nào? Trong bài nào? Của ai?
? Cả hai bài thơ thể hiện tâm hồn gì ở Bác Hồ?
=> Thất ngôn tứ tuyệt
=> Hồ Chí Minh -> chiến khu Việt Bắc.
=> Ngắt nhịp 3/4
=> HS đọc bài thơ
=> Nghệ thuật so sánh
=> So sánh tiếng suối với tiếng hát, lấy con người làm chủ, làm cho âm thanh tiếng suối từ xa trở nên gần gũi với con người.
=> - Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tay
(Nguyễn Trãi – Côn Sơn Ca)
- Tiếng suối trong như giếng ngọc tuyền
(Thế Lữ – Tiếng suối thiên thai)
=> Làm cho bức tranh thêm lung linh, huyền ảo.
=> Câu đầu là vẻ đẹp của âm thanh -> Câu 2 lại mang vẻ đẹp hình ảnh.
- Câu đầu trong thơ có nhạc 
-> Câu 2 trong thơ có vẽ.
=> Đọc câu thơ này, người ta thường nhớ đến đoạn thơ nổi tiếng trong bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm :
 Trăng dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
 Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
 Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
=> Đóng vai trò chuyển ý.
=> Chưa ngủ không chỉ vì say mê thưởng thức tiếng suối, ánh trăng mà chủ yếu vì Bác lo nỗi nước nhà.
=> Một người suốt đời, hết lòng, hết sức vì nước vì dân mà vẫn không quên thưởng thức cảnh trăng khuya giữa rừng Việt Bắc giữa những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao.
=> Không gian mênh mông, tràn đầy ánh sáng và sức sống.
=> Trong câu 3 đã hé cho người đọc thấy không khí thời đại, bàn về việc nước bí mật, rất khẩn trương.
=> Nhớ đến câu thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc:
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San văng vẳng tới)
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) : lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
- Hai bài thơ này được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Bài 1: Cảnh khuya
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
=> So sánh, làm cho âm thanh tiếng suối trở nên gần gũi với mọi người.
- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
=> Điệp từ, làm cho bức tranh lung linh, huyền ảo.
- Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ,
- Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
=> Điệp ngữ, thể hiện lòng yêu nước của Bác.
Bài 2 : Rằm tháng giêng
- Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
- Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
=> Không gian mênh mông, đầy ánh sáng và sức sống.
- Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
- Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
=> Lòng người ung dung, tự tin vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi.
III. TỔNG KẾT 
(Ghi nhớ SGK/142)
	4/. Củng cố
? Đọc lại hai bài thơ ? 
? Cho biết nội dung chính của hai bài thơ?
5/. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết. 
Xem lại tất cả các bài phần tiếng Việt: Từ ghép, từ láy, đại từ, chữa lỗi quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Xem lại các phần bài tập của các bài đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET45.doc