Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 5 đến tiết 27

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 5 đến tiết 27

A. MỤC TIÊU :

Giúp h/s : - Hiểu được tình cảnh đắng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng , cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ .

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật , phân tích cách kể chuyện .

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .

1. Ổn định tổ chức .

2. Kiểm tra bài cũ .

? Phân tích tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật '' tôi '' trong buổi tựu trường đầu tiên.

 

doc 81 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 5 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 tháng 8 năm 2010
Tuần 2:
Trong lòng mẹ(2 tiết)
Trường từ vựng
Bố cục của văn bản
Tiết 5: Văn bản- TRONG LÒNG MẸ
 ( Trích : Những ngày thơ ấu )
 Nguyên Hồng
A. MỤC TIÊU :
Giúp h/s : - Hiểu được tình cảnh đắng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng , cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ .
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật , phân tích cách kể chuyện .
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
? Phân tích tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật '' tôi '' trong buổi tựu trường đầu tiên.
? Nhận xét nào đúng nhất những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tác phẩm ?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng , cảm nghĩ của nhân vật '' tôi '' theo trình tự thời gian của buổi tựu trường .
B. Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản như tự sự , miêu tả , biểu cảm .
C. Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình .
(D). Cả A,B,C đều đúng .
3. Bài mới
Gv cho hs quan sát chân dung nhà văm Nguyên Hồng và cuốn hồi kí tự truyện '' Những ngày thơ ấu '' . Nguyên hồng là một trong những nhà văn có tuổi thơ thật cay đắng , khốn khổ . Những kỉ niệm ấy đã được nhà văm viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật
 '' Những ngày thơ ấu '' . Kỉ niệm ấy về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất .
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chú thích 
? Dựa trên phần soạn bài hãy nói vắn tắt về nhà văn Nguyên Hồng ? 
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng nói chung và “ trong lòng mẹ” nói riêng? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn h/s đọc - hiểu văn bản .
G nêu yêu cầu đọc : giọng chậm , tình cảm , chú ý các từ ngữ hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật '' tôi '' Các từ ngữ , h/ả , lời nói của bà cô đọc với giọng đay đả , bộc lộ sắc thái châm biếm , cay nghiệt .
? Gv đọc mẫu , gọi 3-4 h/s đọc tiếp ?
? Gv cho h/s hỏi đáp chú thích theo 2 nhóm : 6,8,12,13,14,17 ? ? Đoạn trích '' Trong lòng mẹ '' có thể chia làm mấy phần ?
Hoạt động 3 : HDHS phân tích văn bản
? Chú bé Hồng được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình ntn ? 
G: Rõ ràng hoàn cảnh gia đình như vậy cho nên chú bé Hồng sống dựa vào những người họ hàng thân thích bên nội trong đó có bà cô .
- Nguyên Hồng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại . Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng : '' Cửa biển '', Bỉ vỏ , tập thơ trời xanh , Sông núi quê hương ......
- '' Những ngày thơ ấu '' 1938-1940 . Tác phẩm gồm 9 chương , mỗi chương kể về
một kỉ niệm sâu sắc . Đoạn trích thuộc chương 4 của tác phẩm .
Hs nối nhau đọc truyện . Nhận xét cách đọc của bạn .
Hs tự hỏi - đáp chú thích dựa vào SGK / 19 .
P1: Từ đầu ... người ta hỏi đến chứ : Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng ý nghĩ , cảm xúc của bé Hồng về người mẹ .
P2: Còn lại : Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng .
- Bố chết , chưa đoạn tang , mẹ phải đi làm ăn xa và cũng chẳng khá giả gì , đã lâu rồi chú bé không được gặp mẹ .
I. Tác giả- tác phẩm
1. Tác giả .
- (1918- 1982) , quê ở Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Hải Phòng .
- Là nhà văn lớn của nền văn học VN .
2. Tác phẩm :
Chương 4 của tác phẩm .
II. Đọc - hiểu văn bản .
1, Đọc 
2, Bố cục :
III- Phân tích
1. Nhân vật bà cô 
( qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng ). 
? Ngay ở phần đầu truyện bà cô xuất hiện với cử chỉ '' cười hỏi '' bé Hồng . Vậy cử chỉ và nội dung câu hỏi có thể hiện được tình yêu thương của bà cô với đứa cháu hay không ? 
? Em hiểu '' cười rất kịch '' có nghĩa là gì ?
- Rất kịch : giống như đóng kịch trên sân khấu , nhập vai , biểu diễn nghĩa là rất giả dối . 
GV: Bà cô cười , hỏi ngọt ngào , dịu dàng nhưng không có ý định tốt đẹp mà đang có dắp tâm xấu đối với người cháu của mình .
Câu hỏi thảo luận :
? Sau lời từ chối của bé Hồng cuộc đối thoại tưởng chừng chấm dứt , nhưng người cô đâu đã chịu buông tha . Vậy bà hỏi lại bé Hồng nhữg gì ? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao . Hãy phân tích ?
G: Rõ ràng bà cô quả là cay nghiệt và cao tay trước chú bé đáng thương và bị động . Cho đến khi chú phẫn uất , nức nở , nước mắt ròng ròng , rồi ''cười dài trong tiếng khóc '' hỏi lại , người cô vẫn chưa chịu buông tha. GV: Cử chỉ và lời nói tiếp theo của bà cô phải chăng là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Dường như đã đánh đến miếng đòn cuối cùng bà ta muốn làm cho đứa cháu đau khổ hơn , thê thảm hơn nữa . Khi thấy đứa cháu đau đớn , phẫn uất đến đỉnh điểm , bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi , xót thương người đã mất . Đến đây sự giả dối , thâm hiểm mà trơ trẽn của người cô đã phơi bày toàn bộ .
? Qua việc phân tích trên em thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào ?
G: Hình ảnh bà cô gây cho người đọc sự khó chịu , căm ghét nhưng cũng chính là hình ảnh tương phản giúp tác giả thể hiện hình ảnh người mẹ và tình cảm của bé Hồng với mẹ mạnh mẽ hơn mãnh liệt hơn .
- Người cô '' cười hỏi '' chứ không phải lo lắng , nghiêm nghị hỏi lại , không phải là âu yếm hỏi lại . Lẽ thường , câu hỏi đó sẽ được trả lời rằng có, nhất là đối với chú bé vốn đã thiếu thốn tình yêu thương ấp ủ
- Chú bé Hồng lập tức nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô . Vì thế chú cúi đầu không đáp .
Hs thảo luận nhóm .
*. Cô tôi hỏi luôn , giọng vẫn ngọt : hai con mắt long lanh nhìn cháu chằm chặp . Lời nói và cử chỉ càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác của bà . Bà vẫn tiếp tục đóng kịch , tiếp tục diễu cợt , lôi kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn .
*. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng '' Mày dại quá ...''
Rõ ràng cử chỉ ấy không chỉ lộ rõ sự giả dối , độc ác mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc , nhục mạ . Quả không gì cay đắng hơn khi vết thương lòng lại bị chính người cô ruột của mình săm soi , hành hạ . Hai tiếng '' em bé '' mà cô tôi ngân dài ra .....
*. Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe . 
Tình cảnh túng quẫn , dáng vẻ gầy guộc , rách rưới của mẹ chú bé được người cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt .Đối lập với tâm trạng đau đớn , xót xa như bị gai cào , muối xát của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô.
*. Cô tôi bỗng đổi giọng , vỗ vai , nhìn vào mặt tôi nghiêm nghị
à Đó là người đàn bà lạnh lùng, độc ác , thâm hiểm . Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn , khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ .
Bài tập : Theo em , nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì ?
A. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ .
B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ .
C. Sự xảo quệt và độc ác của người cô .
(D). Gồm A và B . 
Tiết 6: Văn bản- TRONG LÒNG MẸ(tt)
 ( Trích : Những ngày thơ ấu )
 Nguyên Hồng
A. MỤC TIÊU 
 - Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng ; lối tự truyện chân thành , truyền cảm , thấm đượm chất trữ tình.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật , phân tích cách kể chuyện .
B.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
? Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một con người ntn ?
A. Là một người đàn bà xấu xa , xảo quyệt , thâm độc với những '' rắp tâm tanh bẩn ''.
B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo , cổ hủ của XH lúc bấy giờ.
C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho những phụ nữ từ xưa đến nay .
(D). Cả A và B .
3. Bài mới .
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND GHI 
? Hãy cho biết hoàn cảnh sống hiện tại của chú bé Hồng ?
- hs lắng nghe , theo dõi trả lời
- Bố chơi bời nghiện ngập , mất sớm .
2, Tình yêu thương của chú bé 
Câu hỏi thảo luận 
 ? Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt nghe những câu hỏi và thái độ cử chỉ của bà cô ntn? 
Chia nhóm thảo luận :
N1: Khi nghe câu hỏi đầu tiên của người cô '' Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá ...''.
N2: Lời hỏi thứ hai của người cô .
N3: Khi nghe người cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình .
Gọi h/s nhận xét phần trình bày của nhóm mình . 
Gọi h/s nhận xét phần trình bày .
Gv nêu vấn đề thảo luận : tiếng gọi thảng thốt , bối rối : Mợ ơi ! của bé Hồng và giả thiết tác giả đặt ra qua hình ảnh so sánh độc đáo . Em hãy thử hình dung tâm trạng bé Hồng lúc đó ra sao và tác dụng của biện pháp so sánh ấy ? 
G: Có đặt cái thất vọng cùng cực trước khi chết khát như vậy mới thấy niềm vui sướng , hạnh phúc trần gian vô hạn của đứa con đang khao khát tình mẹ , được gặp mẹ và được nằm trong lòng mẹ .
? Cử chỉ , hành động và tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình ntn ? 
GV : Nguyên Hồng diễn đạt bằng những rung động rất tinh tế , cảm nhận bằng nhiều giác quan . 
G bình : Chú bé Hồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì . Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy .
Câu hỏi thảo luận : Có ý kiến cho rằng đoạn văn cuối bài tả lại cảm giác trong lòng mẹ của bé Hồng là một đoạn văn hay , một bài ca chân thành , cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt ? ý kiến của em ra sao ?
? Qua đoạn trích , hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình ? 
GV: + Tình huống và nội dung câu chuyện : hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng , câu chuyện về một người mẹ âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng .
+ Diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong suốt đoạn trích : từ nỗi đau tủi hờn vì hoàn cảnh sống thiếu thốn tình ấp ủ đến sự phản ứng quyết liệt đối với những lời châm chọc của bà cô và cảm giác sung sướng khi nằm trong lòng mẹ
? Qua phần tìm hiểu (chương truyện ) đoạn trích em hiểu thế nào là hồi kí ?
Gọi h/s đọc phần ghi nhớ / sgk ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết, luyện tập .
? Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng . Qua đoạn trích ''Trong lòng mẹ '' hãy chứng minh nhận định trên ?
- Mẹ bỏ nhà tha hương cầu thực , gần năm trời không có tin tức gì ?
- Hồng phải sống với bà cô trong sự cô đơn , buồn tủi .
Hs thảo luận theo nhóm , cử đại diện trình bày .
N1: Mới đầu nghe người cô hỏi , lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ với vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ . Từ ''cúi đầu không đáp rồi cười và từ chối dứt khoát là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu người mẹ của chú bé . Bé Hồng đã sớm nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô mình .
N2: Trước những câu hỏi , lời khuyên như xát muối vào lòng nhưng lại chứa đầy sự mỉa mai , nhục mạ của người cô , lòng bé Hồng càng thắt lại vì đau đớn , vì tủi nhục , xúc động vì thương mẹ , thương thân khiến kh ... ình lên lớp
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3- Bài mới
Giới thiệu :Ở các lớp dưới, văn miêu tả, kể chuyện biểu cảm được giới thiệu tách rời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Nhưng trong thực tế, ít có văn bản nào lại chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà các yếu tố này luôn đan xen với nhau, hỗ trợ nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.Vậy để hiểu thế nào là sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi
Hoạt động1 :Hướng dẫn tìm hiểu về sự kết hợp các yếu tố kể,tả và bộc lộ cảm xúc trong văn tự sự:
-Yêu cầu: HS nhắc lại kiến thức cũ về kể,tả.
- Nhận xét phần trình bày của hs
-Giới thiệu :Kể :là tập trung nêu sự việc ,nhân vật ,hành động.
Tả:Tập trung chỉ ra tính chất ,màu sắc ,mức độ của người viết trước sự việc ,nhân vật ,hành động 
Biểu cảm:Thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc ,thái độ, của người viết trước sự việc ,nhân vật ,hành động 
-Yêu cầu: HS đọc đoạn trích ở SGK sau đó chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
? Xác định các yếu tố tự sự (sự việc lớn và nhỏ trong đoạn văn).
? .Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
Gợi ý : Các yếu tố miêu tả :
-Tôi thở hồng học, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi , gương mặt, đôi mắt, nước da của mẹ làm nổi bật màu hồng của hai gò má .
? Tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn.
Gợi ý : Các yếu tố biểu cảm :
-“Hay tại sự sung sướngcòn sung túc ?”(suy nghĩ)
-“Tôi cảm thấy ấm áp..lạ thường” (cảm nhận) .
-“Phải bé lại . Em dịu vô cùng” (phát biểu cảm nghĩ) 
? Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm đứng riêng hay đan xen vào nhau ?
- Nhận xét phần trình bày của từng nhóm hs.
GV chốt : Các yếu tố trên đan xen nhau : Vừa kể, vừa tả và biểu cảm (các gợi ý trên). VD: đoạn “Tôi ngồi trên đệm xe  thơm tho lạ thường”- đây là đoạn văn vừa kể, vừa tả và biểu cảm .
? Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên -> chép lại các câu văn kể người và việc thành 1 đoạn đối chiếu với đoạn văn của Nguyên Hồng để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm đoạn văn sẽ như thế nào?
Đoạn như sau : -Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngã vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ 
àCho Hs so sánh rút ra kết luận tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn kể chuyện.
- GV nhận xét chung
Gv chốt : Giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động , đầy màu sắc – hương vị , hình dáng diện mạo của sự việc, nhân vật và hành động  như hiện lên trước mắt người đọc .
? Qua các bài tập trên em hãy cho biết sự kết hợp giữa các yếu tố: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự như thế nào? Và ngược lại?.
- GV nhận xét chung
? Ngược lại nếu bỏ các yếu tố kể thì văn tự sự sẽ như thế nào ? 
Gv chốt : Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong văn bản tự sự chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện, không có cốt truyện , vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với hành động chính tạo nên . Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được .
Gv cho Hs tự rút ra qua các câu hỏi sau :
? Trong văn bản tự sự cần có các yếu tốt nào để cho văn bản thyêm sinh động ? 
- Gv cho Hs trả lời theo ghi nhớ à Hs nhận xét -- > Gv cho Hs đọc ghi nhớ .
Hoạt động 2 :GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập
Bài tập 1:
- Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như: Tôi đi học (Thanh Tịnh);Tức Nước Vỡ Bờ ( Ngô Tầt Tố);Lạo Hạc (Nam Cao)
Sau đó phân tích các yếu tố đó .
- Nhận xét phần trình bày của hs, sửa bài cho HS.
Bài tập 2: (nếu có thời gian) Hãy viết 1 đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại bà (bà nội hoặc bà ngoại)
-Nhắc lại kiến thức cũ, nhận xét
-Lắng nghe
Hs đọc đạn văn ở mục I SGK 
Thảo luận nhóm,
– trả lời: 
- HS bổ sung – nhận xét
-Lắng nghe
- Suy nghĩ,trình bày, bổ sung, nhận xét
-Thực hiện bỏ các yếu tố ,trình bày,nhận xét
-Lắng nghe
- HS suy nghĩ – nêu ý kiến .
-Chia nhóm thực hiện. Trình bày,nhận xét,bổ sung
-Lắng nghe,ghi nhận
Hs trả lời : thì văn bản không có câu chuyện và không có cốt chuyện .
-Viết đoạn văn,trình bày,nhận xét
-Hs trả lời 
-Hs đọc phần ghi nhớ .
-Viết đoạn văn,trình bày,nhận xét
-Hs thực hiện ở lớp (nếu có thời gian) , ở nhà (nếu không còn có thời gian)
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
1.Tìm hiểu ví dụ SGK
- Yếu tố tự sự:
+Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa bé Hồng với người mẹ lâu ngày cách xa.
+Sự việc nhỏ: mẹ tôi vẫy tôi , tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo tôi lên xe, tôi òa khóc, mẹ tôi khóc theo, tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ. -Yếu tố miêu tả:
+Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
+ Mẹ tôi không còm cõi, xác xơ
+ gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của 2 gò má.
-Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tai sự sướng bỗng được trôg nhìn và ôm ấp cái hình hài. . sung túc? (suy nghĩ)
+ tôi thấy những cảm giác. . . thơm tho lạ thường (cảm nhận)
+phải bé lại. . . êm dịu vô cùng
àCác yếu tố này không đứng riêng mà đan xen vào nhau.
2- Ghi nhớ
1. Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn
III.Luyện tập 
Bài tập 1: Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
Ví dụ: Đoạn văn : Tôi Đi Học:
 “Sau một hồi trống vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp, cảm thấy mình chơ vơ lúc này. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”
C-Củng cố bài học:
? Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì:
Giúp người viết thể hiện thái độcủa mình với sự việc được kể
Giúp người viết thể hiện thái độ sâu sắc của mình với sự việc được kể
Giúp người được kể hiện lên sinh động, phong phú. 
? Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò gì:
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật
* Dặn dò về nhà
-Xem lại lí thuyết về kiểu bài tự sự,miêu tả ở lớp 6
 -Học kĩ bài học
 -Hoàn thành bài tập 2
- Soạn bài “Đánh nhau với cối xay gió”
 -Đọc kĩ chú thích *, tìm hiểu sơ lược về tác giả,tác phẩm
 -Đọc kĩ văn bản,Sưu tầm đọc toàn bộ tiểu thuyết 
 -Suy nghĩ kĩ trả lời các câu hỏi phần đọc –hiểu văn bản ở SGK
 - Học bài cũ: Cô bé bán diêm .
Tuần 7- bài 7:
Đánh nhau với cối xay gió(2 tiết)
Tình thái từ
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biẻu cảm
Ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tiết 25 - Văn Bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 (Trích “Đôn Ki – hô – tê” )
(Xéc – van – tet) 
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS:
 Tiết 1:-Tìm hiểu văn bản
 - Đánh giá được những mặt hay,dỡ của nhân vật Đônki-hôtê
- Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích .
B- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ
? Phân tích để thấy được cô bé bán diêm là một cô bé bất hạnh
? Qua truyện “Cô bé bán diêm: của An đéc xen em rút ra được điều gì ?
3- Bài mới
Giới thiệu: Tây Ban Nha là đất nước ở phía Tây châu Au, trong thời đại phục hưng ( thế kỉ XIV – XVI) đất nước này đã sản sinh ra 1 nhà văn vĩ đại Xéc van tét với tác phẩm bất hủ – bộ tiểu thuyết Đônki-hôtê (1605 – 1915).
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi
Hoạt động1 :Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu tác giả,tác phẩm 
-GV cho Hs đọc chú thích (*) tìm hiểu về tác giả .
- Nhận xét phần trình bày của hs
-Yêu cầu HS tìm hiểu về tác phẩm
- Nhận xét phần trình bày của hs
- Hs đọc chú thích khó ở SGK
- GV cho HS đọc văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”
-Yêu cầu : đọc chú ý các câu đối thoại, cần đọc với giọng thích hợp, vừa ngây thơ vừa tự tin.
- GV nhận xét cách đọc.
-GV hướng dẫn HS tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”
- Gv yêu cầu HS xác định ba phần của văn bản.
- Nhận xét phần trình bày của hs
- GV nhấn mạnh bố cục 3 phần của văn bản. Song chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo phân tích từng nhân vật.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm:
 Yêu cầu :HS Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của 2 nhân vật được bộc lộ.
? Nhân vật Đôn ki-Hô –tê được giới thiệu như thế nào ?
-Gv gợi ý: dựa vào chú thích (*) SGK Tr 78 để hình dung sơ bộ về nhân vật Đôn Ki
- Nhận xét phần trình bày của hs
- GV giới thiệu : Đôn Ki-hô –tê trạc tuổi 50 .Chữ Đôn ghép với tên chỉ người thuộc dòng dõi quí tộc. Người gầy gò, cao lêu nghêu,.Những thứ mà lão sử dụng là những thứ hen rĩ mà tổ tiên để lại.
? Khi nhìn thấy những cối xay gió Đôn ki-hô-tê có suy nghĩ như thế nào ? Vì sao ? Trong đó có điểm nào đáng buồn cười, điểm nào là tốt đẹp, cao quí ?.
- Nhận xét phần trình bày của hs .
 - Yêu cầu HS nhận xét về nhân vật Đônki-hô-tê là nhân vật như thế nào?
Giảng,chốt : ghi bảng 
-Đọc chú thích, nêu ngắn gọn về tác giả..
-Trình bày theo chú thích về tp
- HS đọc văn bản 
– Tóm tắt văn bản.
- HS xác định 3 phần của văn bản
- HS nhận xét
- Bổ sung
-Lắng nghe
- HS liệt kê: Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xoay gió (I); thái độ và hành động của mỗi người (II); quan niệm và cách cư xử của mỗi người khi bị đau đớn; chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ (III) .
- HS phân tích, thảo luận về nhân vật Đôn Ki-Hô- Tê .
- Đầu óc mê muội.
- Ước muốn làm hiệp sĩ lang thang để tiêu trừ quân gian ác , giúp đỡ người lương thiện, ..
=>Phẩm chất tốt đẹp nhưng hành động điên rồ (dũng cảm) .
-Lắng nghe,ghi nhận
- HS thảo luận, trao đổi nêu ý kiến.
- Lắng nghe
- HS nhận xét về nhân vật Đôn ki –hô-tê.
-Lắng nghe,ghi nhận
I. Giới thiệu:
1.Tác giả:
- Mi – ghen Xéc-van-tét là nhà văn Tây Ban Nha
-Có cuộc sống cực nhọc, âm thầm mãi cho đến khi công bố cuốn tiểu thuyết “Đôn ki-hô tê” .
2.Tác phẩm:
Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” trích từ tiểu thuyết “Đôn ki-hô-tê”
3. Bố cục: 3 phần .
a) “Từ đầu. . không cần sức”: Đôn ki-hô-tê và Xan-chô pan-xa trước trận chiến đấu.
b) “Tiếp . . văng ra xa”: hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê liều mình tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
c) Còn lại: Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường.
II.Tìm hiểu văn bản:
1 Nhân vật “Hiệp sĩ Đôn – Ki – Hô Tê”:
Đôn ki-hô-tê có những suy nghĩ không tỉnh táo, có những hành động điên rồ, nhưng lại có lí tưởng sống cao cả, có phẩm chất sống đáng quí, sống hết mình cho lí tưởng hiệp sĩ thới trung cổ
Củng cố tiết học:
? Dòng nào sau đây nói đầy đủ nhất ý nghĩa phổ biến của 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 3 cot moi.doc