Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 64: Mùa xuân của tôi

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 64: Mùa xuân của tôi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

 - CẢM NHẬN ĐƯỢC NÉT ĐẶC SẮC RIÊNG CỦA CẢNH SẮC MÙA XUÂN Ở HÀ NỘI VÀ MIỀN BẮC TÁI HIỆN TRONG TUỲ BÚT.

- THẤY ĐƯỢC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC THA THIẾT SÂU ĐẬM CỦA TÁC GIẢ THỂ HIỆN QUA NGÒI BÚT TÀI HOA, TINH TẾ, GIÀU CẢM XÚC VÀ HÌNH ẢNH.

B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: TRANH

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 64: Mùa xuân của tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2005
Tuần 16-Tiết 64
MÙA XUÂN CỦA TÔI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
 - Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc tái hiện trong tuỳ bút.
- Thấy được tình yêu quê hương, đất nước tha thiết sâu đậm của tác giả thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ
? Qua văn bản “Sài Gòn tôi yêu”, em hãy trình bày cảm nhận của em về con người và thành phố?
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước, các em đã tìm hiểu về thành phố Sài Gòn và phong cách sống của con người ở đó. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ đô Hà Nội qua bài tuỳ bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
GV cho HS đọc chú thích.
? Cho biết vài nét về tác giả Vũ Bằng?
GV cho HS đọc văn bản.
? Bài văn viết về cảnh sắc và mùa xuân ở đâu?
? Bài văn thuộc thể loại gì?
? Trình bày bố cục của bài văn?
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
? Tại sao tác giả mở đầu đoạn bằng câu: “Mùa xuân của tôi”?
? Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội được gợi tả qua chi tiết nào?
? Mùa xuân đem lại sức sống thiên nhiên, con người như thế nào?
? Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm thàng giêng có gì đặc biệt?
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
? Hãy nêu cảm nhận của em về cảnh mùa xuân qua ngòi bút của tác giả?
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài “Mùa xuân của tôi”?
=> HS đọc chú thích.
=> Cảnh sắc thiên nhiên 
-> mùa xuân ở Hà Nội.
=> Kí – tuỳ bút mang tính chất hồi kí.
=> Bố cục văn bản chia làm 3 đoạn (SGK)
=> Đó là mùa xuân rất riêng trong lòng tác giả.
=> Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, không khí ấm áp, nồng nàn.
=> HS tìm chi tiết trong SGK.
=> HS thảo luận
=> HS đọc Ghi nhớ
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM.
1/. Tác giả
- Vũ Bằng(1913 – 1984), tên thật Vũ Đằng bằng là nhà báo có sở trường viết tuỳ bút, truyện ngắn.
2/. Tác phẩm
Văn bản “ Mùa xuân của tôi” trích trong tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”.
3/. Thể loại
Kí – tuỳ bút mang tính chất hồi kí.
4/. Bố cục: (SGK)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/. Cảnh sắc không khí mùa xuân ở trời đất và lòng người.
- Mưa liêu riêu, gió lành lạnh.
- Tiếng trống chèo, câu hát huê tình.
- Nhựa sống  nhỏ li ti.
=> Sức sống mạnh mẽ.
-> Nghệ thuật: so sánh, gợi cảm, giọng điệu sôi nổi.
2/. Cảnh sắc đất trời mùa xuân.
- Đào hơi phai  nhụy còn phong.
- Cỏ xanh mướt  mùi hương 
=> Chuyển biến cảnh sắc thay đổi.
-> Sự quan sát tinh tế của tác giả.
III. GHI NHỚ (SGK/178)
	4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Luyện tập sử dụng từ”
	+ Đọc lại các bài tập làm văn của em từ đầu năm để xem mình sai chính tả, về nghĩa, về tính chất ngữ pháp -> Sau đó các em sửa lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET64.doc