A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC :
- THẾ NÀO LÀ TỤC NGỮ?
- NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT (KẾT CẤU NHỊP ĐIỆU, CÁCH LẬP LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG CÂU TỤC NGỮ TRONG BÀI HỌC.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK
D: TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ngày soạn : 10/01/2006 Tuần 19 –Tiết 73 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được : - Thế nào là tục ngữ? - Nội dung và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp điệu, cách lập luận và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK D: TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới : (Trực tiếp) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS đọc văn bản và chú thích. ? Em hiểu thế nào là tục ngữ? Hoạt động 2 : ? Có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm là những câu nào? ? Giải thích nội dung và nghệ thuật của câu 1? ? Giải thích từ “Mau” và “vắng? Nghĩa của câu tục ngữ trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được ứng dụng như thế nào? ? Giải thích câu 3 : “Ráng” là gì? Kinh nghiệm đúc kết từ đâu? ? “Tháng bảy kiến bò” nghĩa là gì? ? Giải thích nghĩa cả câu? Bài học kinh nghiệm rút ra? GV cho HS đọc tiếp các câu tục ngữ. ? Đọc câu 5, giải thích từ “tấc”? Ý nghĩa của cả câu? HS đọc câu 6,7. ? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ? Bài học kinh nghiệm gì? ? HS đọc câu 8, giải thích từ “Thì”, “Thục”? ? Nghĩa của cả câu là gì? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ là gì? Hoạt động 3 : GV giảng thêm về vần. ? Qua phân tích 8 câu tục ngữ, em hãy nêu nội dung và nghệ thuật? => Ngắn gọn, kết cấu vững chắc, có hình ảnh, nhịp điệu. => 2 nhóm: nhóm1(1,2,3,4); nhóm 2(5,6,7,8) => 2 vế -> nhấn mạnh đặc điểm gây ấn tượng khó quên. => Trông sao để dự đoán thời tiết mưa, nắng để chủ động công việc cho ngày hôm sau. => Ráng vàng xuất hiện ở phía chân trời, có màu mở gà ấy là điềm sắp bão. => Đề phòng lũ lụt sau tháng 7. => Bài học thực tế : đất quí hơn vàng. => HS giải thích => Trong trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố: thời vụ và đất đai. => HS đọc Ghi nhớ SGK/5. I. THẾ NÀO LÀ TỤC NGỮ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, kết cấu vững chắc, có hình ảnh, nhịp điệu. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/. Tục ngữ về thiên nhiên Câu 1: -> Tháng năm đêm ngắn, ngày dài; tháng mười đêm dài, ngày ngắn. Câu 2: -> Ngày nào đêm trước có nhiều sao thì nắng; ít sao thì mưa. Câu 3: -> Khi nào trên trời có xuất hiện ráng màu mỡ gà tức là sắp có bão. Câu 4: -> Kiến ra nhiều vào tháng 7 Âm lịch lụt nữa. 2/. Tục ngữ về lao động sản xuất. Câu 5: -> Đề cao giá trị đất đai trong cuộc sống con người. Câu 6: -> Thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế. Câu 7: -> Khẳng định thứ tự các yếu tố đối với nghề trồng lúa, làm ruộng phải cần 4 yếu tố. Câu 8: -> Khẳng định tầm quan trọng trong thời vụ và đất canh tác. III. TỔNG KẾT (GHI NHỚ SGK/5) 4/. Củng cố : ? Đọc lại bài thơ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài? LUYỆN TẬP : Đọc thêm một số câu tục ngữ. 5/. Dặn dò Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ -> Giải thích. Soạn bài mới : “Chương trình địa phương” ? Các em về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ ở địa phương mình?
Tài liệu đính kèm: