I/ MỤC TIÊU :
1- KIẾN THỨC :
- HỆ THỐNG HÓA CÁC KIẾN THỨC VỀ CÁC KIỂU CÂU ĐƠN VÀ CÁC LOẠI DẤU CÂU ĐÃ HỌC .
2- KĨ NĂNG :
- LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU.
3- THÁI ĐỘ :
- YÊU TIẾNG VIỆT .
II/ CHUẨN BỊ :
1. GIÁO VIÊN:
V THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:
O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.
O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.
O BẢNG PHỤ.
Ngày soạn : 15/04/08 Tiết : 123 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : - Hệ thống hóa các kiến thức về các kiểu câu đơn và các loại dấu câu đã học . 2- Kĩ năng : - Luyện kĩ năng đặt câu. 3- Thái độ : - Yêu tiếng Việt . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bảng phụ. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc và soạn bài “Ôn tập Tiếng Việt”. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Em hãy nêu các công dụng của dấu gạch ngang? Cho ví dụ? YCTL: Các công dụng của dấu gạch ngang: - Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh. 3. Bài mới: (37 phút) Trong sách Ngữ văn 6 và 7, các em đã được giới thiệu những kiến thức cơ bản về các kiểu câu đơn cùng với một số dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang). Để hệ thống lại các kiểu câu và mọt số lọai dấu câu, ta sẽ tìm hiểu bài ôn tập. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 13’ 11’ 13’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập về các kiểu câu đơn. * GV treo bảng phụ kẻ khung sơ đồ về các kiểu câu đơn đã học (SGK/132). H1: Qua sơ đồ, em hãy cho biết câu đơn có mấy cách phân loại? H2:Câu phân chia theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào? H3: Nêu cách hiểu của em về từng kiểu câu phân theo mục đích nói? H4: Câu phân theo cấu tạo có những loại nào? H5: Phân biệt câu bình thường và câu đặc biệt? * GV: Cách phân loại truyền thống là phân biệt câu đơn – câu phức và câu đơn đặc biệt. Ngữ Văn7 chỉ phân biệt câu đơn bình thường và câu đặc biệt, nghĩa là chấp nhận cách phân loại lưỡng phân? Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS ôn tập về các dấu câu. * GV: Treo bảng phụ kẻ bàng sơ đồ về các dấu câu. H6: Các em đã học các loại dấu câu nào? H7: Công dụng của dấu chấm? H8: Công dụng của dấu phẩy? H9: Công dụng của dấu chấm phẩy? H10: Công dụng của dấu chấm lửng? H11: Công dụng của dấu gạch ngang? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. * GV: yêu cầu HS mỗi loại câu cho một ví dụ. Gọi HS lần lượt lên bảng làm. Các cá nhân ở bên dưới theo dõi, nhận xét, bổ sung. * GV treo bảng phụ ghi bài tập dành riêng cho lớp 7A1: Em hãy điền đúng dấu câu vào đoạn văn sau: Khi trời đất đã ổn định (?) rạch ròi (?) thần phá đi cái cột (?) hất tung đất đá khắùp nơi (?) vì thế (?) cột trụ trời bât giờ không còn nữa (?) những vết tích của cột vẫn còn ở núi Yên Phụ(?) Hải Hưng (?) còn những nơi đất đá văng đến (?) thì thành núi đồi (?) gò đống (?) những chỗ bị đào thì thành biển (?) hồ rộng (?) Sau khi thần trụ trời chia ra trời đất (?) một số thần khác nối tiếp công việc của thần xây dựng nên thế gian (?) các vị thần đó rất nhiều (?) như thần Sao (?) thần Sông (?) thần Biển (?) Củng cố: Em hãy cho biệt câu phân theo mục đích nói có những loại nào? Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ? HS theo dõi. TL: Câu đơn có hai cách phân loại: câu phân chia mục đích nói và câu phân theo cấu tạo. TL: Câu phân chia theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến và câu cảm thán. TL: + Câu trần thuật: dùng miêu tả, kể hoặc nêu một nhận định. + Câu nghi vấn: dùng để hỏi. + Câu cầu khiến: dùng sai khiến, ra lệnh, sai bảo người nghe thực hiện một hành động được nói đến trong câu. + Câu cảm thán: dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. TL: Câu bình thường và câu đặc biệt. TL: Câu bình thường cấu tạo theo mô hình Chủ – vị. Câu đặc biệt có cấu tạo không theo mô hình Chủ – vị. HS theo dõi. TL: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. TL: Dấu chấm dùng để kết thúc câu. TL: Dấu phẩy: dùng ngăn cách các bộ phận trong câu. TL: Dấu chấm phẩy: + Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê. TL: Dấu chấm lửng: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giản nhịp câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của một từ ngữ khác. TL: Công dụng của dấu gạch ngang: - Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh. * GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm strả lời – các cá nhân nhận xét – sửa chữa và bổ sung. Khi trời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắùp nơi. Vì thế, cột trụ trời bât giờ không còn nữa, những vết tích của cột vẫn còn ở núi Yên Phụ, Hải Hưng. Còn những nơi đất đá văng đến, thì thành núi đồi, gò đống; những chỗ bị đào thì thành biển, hồ rộng. Sau khi thần trụ trời chia ra trời đất, một số thần khác nối tiếp công việc của thần xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển (Trích văn bản: Thần trụ trời) I/ Các kiểu câu đơn. II/ Các loại dấu câu: III. Luyện tập: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Ôn tập toàn bộ về dấu câu. Đọc soạn bài “Văn bản báo cáo RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: