Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

· ÔN LẠI NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT (VỀ TẠO LẬP VĂN BẢN, VỀ VĂN BẢN LẬP LUẬN CHỨNG MINH ) ĐỂ VIỆC HỌC BÀI CÓ CƠ SỞ VỮNG CHẮC HƠN.

· BƯỚC ĐẦU NẮM ĐƯỢC CÁCH THỨC CỤ THỂ TRONG VIỆC LÀM MỘT BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH, NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH KHI LÀM BÀI.

2- KỈ NĂNG :

 VIẾT HOÀN CHỈNH MỘT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH .

3- THÁI ĐỘ :

 CHÍNH XÁC , CÓ CƠ SỞ TRONG GIAO TIẾP .

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/01/08
Tiết : 91
CÁCH LÀM BÀI VĂN 
LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh ) để việc học bài có cơ sở vững chắc hơn.
Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.
2- Kỉ năng :
 = Viết hoàn chỉnh một văn bản nghị luận chứng minh .
3- Thái độ :
 = Chính xác , có cơ sở trong giao tiếp .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
 v Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
 v Bảng phụ.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”– soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. (3 em)
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Qui trình làm một bài văn nghị luận chứng minh cũng nằm trong qui trình làm một bài văn nghị luận, một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết phải tuân theo các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, viết đoạn, viết bài và đọc – sửa chữa. Nhưng với kiểu bài nghị luận chứng minh vẫn có những cách thức cụ thể riêng phù hợp với kiểu bài này.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10’
20’
6’
2’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý.
* GV gọi HS đọc đề bài.
H1: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
H2 : Nội dung cần chứng minh của câu tục ngữ là gì?
H3: Muốn chứng minh vấn đề trên, cần có những lập luận như thế nào?
H4: Em hãy tìm những lí lẽ để chứng minh vấn đề trên?
H5: Em hãy tìm những dẫn chứng để chứng minh?
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS lập dàn bài và viết bài
H6: Em hãy nhắc lại yêu cầu của dàn bài của phép lập luận chứng minh?
H7: Khi viết mở bài có cần lập luận không?
* GV gọi HS đọc 3 cách mở bài trong SGK.
H8: Ba cách viết mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào?
* GV giảng giải 3 cách mở bài.
H9: Các cách mở bài đó có phù hợp với yêu cầu của đề bài không?
H10: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài nối kết với đoạn thân bài?
H11: Làm thế nào để đoạn sau của phần thân bài liên kết với đoạn trước đó?
H12: Viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào?
H13: Tương tự, viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào?
GV gọi HS đọc đoạn kết bài.
H14: Đoạn kết bài đó đã hô ứng với thân bài chưa?
H15: Kết bài đó có phù hợp với luận điểm chứng minh chưa?
* GV chốt phần ghi nhớ.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 1 – cử đại diện nhóm trả lời – cử đại diện nhận xét – sửa chữa – bổ sung.
 Củng cố: 
HS đọc ghi nhớ (SGK/52). – 2 em –
HS đọc.
TL: Đề yêu cầu chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.
TL: Nội dung cần chứng minh: Có ý chí, ước mơ, hoài bảo, có nghị lực, kiên trì, nhẫn nại thì thành công trong công việc.
TL: Hai lập luận:
+ Nêu dẫn chứng (cơ bản).
+ Nêu lí lẽ.
TL: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, công việc gì dù đơn giản hay phức tạp thì con người cần phải có ý chí và nghị lực mới thành công. “Sự thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” 
TL: Tấm gương thầy giáo Ngọc Kí.
+ Những HS nghèo vượt khó.
+ Người lao động làm giàu chính đáng.
+ Những doanh nghiệp, nhà khoa học  không chùn bước trước khó khăn, trở ngại.
TL: HS trả lời theo yêu cầu dàn bài trong SGK/50.
TL: Ở phần nào chúng ta cúng cần có lập luận chặt chẽ.
HS đọc.
TL: Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề.
Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng.
Cách 3: suy từ tâm lí con người.
TL: Các cách mở bài đều phù hợp với yêu cầu của đề bài. Tùy theo cách nhìn của mỗi người mà linh hoạt vận dụng.
TL: Ta dùng các từ ngữ chuyển đoạn nối tiếp: Thật vậy, đúng như vậy,.
TL: Mở rộng luận điểm, liên kết các luận điểm phụ bằng các phương tiện liên kết: bên cạnh, thứ nhất, thứ hai,.
TL: Dùng lí lẽ để phân tích, chứng minh nội dung vấn đề..
TL: Lần lượt nêu các dẫn chứng sao cho mạch lạc, rõ ràng để làm nổi bật các vấn đề chứng minh.
HS đọc.
TL: Kết bà đã hô hứng với mở bài.
TL: Kết bài rất hợp với luận điểm đã chứng minh.
HS thảo luận nhóm làm bài tập 1 – cử đại diện nhóm trả lời – cử đại diện nhận xét – sửa chữa – bổ sung.
Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Mài sắt: Tính kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, chịu khó.
Nên kim: thành công.
* Hai cách lập luận:
+ Nêu lí lẽ rồi dẫn chứng chứng minh tính xác thực.
+ Nêu dẫn chứng trước rồi từ đó nêu lí lẽ để khẳng định vấn đề.
I/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
Đề: Nhân dân ta thường có câu nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
2. Lập dàn ý :
3. Viết bài:
* Ghi nhớ: SGK/50
II/ Luyện tập
Đề: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn bài “Luyện tập lập luận chứng minh” 
RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T91.doc