Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

· KHÁI NIỆM CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG.

· MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG.

2- KỈ NĂNG :

 ĐỔI ĐƯỢC TỪ CÂU CHỦ ĐỘNG SANG ̣BỊ ĐỘNG VÀ NGƯỢC LẠI

3- THÁI ĐỘ :

 CẨN TRỌNG TRONG GIAO TIẾP .

II/ CHUẨN BỊ :

1. GIÁO VIÊN:

V THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:

O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.

O HỆ THỐNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O BẢNG PHỤ

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :12/02/08
Tiết : 94 CHUYỂN ĐỔI
CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2- Kỉ năng :
 = Đổi được từ câu chủ động sang ̣bị động và ngược lại 
3- Thái độ :
 = Cẩn trọng trong giao tiếp .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 7.
Bảng phụ
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
H1: Nêu các công dụng của trạng ngữ?
 + Xác định hoàn cảnh, điều kiện diên ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc.
3. Bài mới: 
+Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Trong giao tiếp nhiều khi chỉ có một sự việc nhưng có lúc ta dùng câu chủ động, có lúc dùng câu bị động. Thế nào là câu chủ độâng? Thế nào là câu bị động? Câu chủ động chuyển sang câu bị động và ngược lại như thế nào? Cụ thể, chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC 
18’
10’
10’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động.
* GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK/57.
GV đọc.
GV gọi HS đọc.
H1: Xét về ý nghĩa thì nội dung hai câu này ngư thế nào?
H2: Xét về cấu tạo thì hai câu này như thế nào?
( GV yêu cầu HS phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu – sau đó nhận xét.)
H3 : Em hiểu ý nghĩa của chủ ngữ trong mỗi câu?
* GV gợi ý: chủ ngữ trong mỗi câu biểu thị điều gì?
* GV: Chủ ngữ câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động. Ơû câu (b) biểu thị đối tượng của hoạt động.
H4: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động?
Cho ví dụ?
* GV treo bảng phụ:
Gọi HS đọc:
a. Tôi được cô giáo khen.
b. Cô giáo khen tôi.
H5: Câu nào là câu chủ động? Câu nào là câu bị động?
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
* GV treo bảng phụ ghi VD SGK/57.
* GV gọi HS đọc.
H6: Em sẽ chọn câu nào để điền vào chỗ trống là phù hợp nhất?
H7: Giải thích vì sao em chọn cách viết như trên?
H8:Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại có tác dụng gì? 
Cho ví dụ?
* GV: Bên cạnh việc liên kết câu trong đoạn thành một mạch thống nhất, cách chuyển câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại còn nhằm tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu, gay ấn tượng đơn điệu.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS Luyện tập.
HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
Tìm câu bị động và giải thích tác giả chọn cách viết như vậy?
H9:Hai câu bị động ở câu a thuộc loại câu gì?
H10: Tác dụng của việc dùng câu bị động ở hai câu trên?
Củng cố: (1 phút)
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 58.
HS đọc.
TL: Xét về ý nghĩa thì nội dung hai câu giống nhau.
TL: Về cấu tạo thì hai câu này khác nhau.
a, Mọi người// yêu mến em.
 CN	 VN
b, Em // được mọi nười yêu mến.
 CN VN
TL: Chủ ngữ trong câu (a) thực hiện một hoạt động hướng đến người khác (Mọi người hướng hành động yêu mến đến em).
Chủ ngữ trong câu (b) biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. Nói cách khác, CN trong câu biểu thị người có liên quan đến trạng thái tâm lí người khác.
TL:+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật kháchướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
HS cho VD.
HS đọc.
TL: Câu (a) là câu bị động, câu (b) là câu chủ động.
HS đọc.
TL: Ở đoạn văn trên ta nên chọn câu (b) – câu bị động.
TL: Vì để tạo sự liên kết, mạch văn thống nhất. Câu trước đã nói về Thủy, thông qua chủ ngữ (em tôi là chi đội trưởng) vì vậy sẽ hợp logích hơn và dễ hiểu hơn nếu câu sau tiếp tục nói về Thủy (Thông qa chủ ngữ “em”.
TL: Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
VD: Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Tất cả cánh cửa chùa được ngừoi ta làm bằng gỗ lim.
HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
BT1: Xác định câu bị động:
a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất dấu trong rương, trong hòm.
b. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
TL: Cả hai câu đều là câu rút gọn thành phần chủ ngữ.
TL: Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng ở câu trước đó, đồng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
I/ Câu chủ động và câu bị động:
1. Ví dụ:
a,Mọi người//yêu mến 
 CN	 VN
Câu chủ động.
b, Em // được mọi người
 CN VN
Câu bị động.
2. Ghi nhớ:
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật kháchướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Ví dụ:
Ở đoạn văn ta nên chọn câu (b) – câu bị động.
2. Ghi nhớ:
Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
III/ Luyện tập:
Bài tập 1:
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
 Học tốt bài cũ.
Tìm 5 câu chủ động và biến đổi thành câu bị động.
Chuẩn bị tiết sau viết bài làm văn chứng minh 2 tiết.
BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T94.doc