Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

 - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em, một tương lai nhân loại.

 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.

 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu

doc 83 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1; st: 1t; ppct: tiết 1. 
NS:..
ND:.
Bài 1- phần Văn bản: 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. 
 - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em, một tương lai nhân loại. 
 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. 
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản viết như những dòng nhật ký của một người mẹ. 
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của mẹ trong đêm chuẩn bị ngày khai trường đầu tiên của con. 
 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 
 III. CHUẨN BỊ 
GV: giáo án, SGK. 
HS: SGK và tập. 
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Ổn định: 
Lớp 7A6:
 2. Kiểm tra: Kiểm tra tập vở HS. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: hướng dẫn đọc – tìm hiểu chú thích. 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. 
- Gọi HS đọc VB. 
- Nhận xét và sửa cách đọc. 
/Văn bản viết về ai? Viết về điều gì?
/Nhớ lại nội dung bài văn, trong đêm trước ngày khai giảng, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? 
/Theo em vì sao ngừơi mẹ có tâm trạng như vậy? 
/ Theo em trong bài có phải người mẹ trực tiếp nói với con không? Hay nói với ai? Cách viết như vậy có tác dụng gì?
/Trong bài câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? 
/Đã hơn sáu năm bước qua cổng trường em hiểu “Thế giới kỳ diệu”, trong lời nói người mẹ như thế nào?
*Hoạt động 3: 
 Hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? 
- Gọi hs đọc và nhận xét. 
- Gọi HS đọc.
* Hs phát biểu: 
 -> Viết tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên có của con.
*> HS phát biểu: 
-> Mẹ: thao thao không ngủ, miên man không ngủ, có những hồi ức đẹp.
Con: thanh thản vô tư, nhẹ nhàng 
*> Cá nhân: tự do phát biểu theo sự cảm nhận, cho bạn góp.
*> Nhóm: Không nói với con hay nói với ai; nói với chính mình: đọc thoại. 
-> Cách viết làm nổi bật tâm trạng tâm sự sâu thẩm khó nói bằng lời trực tiếp.
*Nhóm: “Ai cũng biết  hàng dặm sau này” (SGK – tr 7). 
*> Nhóm: 
Kì diệu: 
- Tri thức. 
- Tình cảm. 
- Tư tưởng. 
*Hs: dựa vào Ghi nhớ - trình bày. 
*GV: Chốt.
I. Tìm hiểu chung 
- Tác giả Lí Lan, báo Yêu trẻ số 166 TP. HCM ngày 1-9 -2000. 
- Văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em. 
II. Đọc – hiểu văn bản
 1/ Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: 
 Vào trước đêm khai giảng của con, mẹ không ngủ được. 
 2/ Diễn biến tâm trạng của mẹ: 
- Nhưng hôm nay mẹ không tập trung vào việc gì cả  mẹ lên giường trằn trọc. 
- Nhưng vẫn không ngủ. 
- Ấn tượng về buổi khai trường rất sâu đậm. 
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp  hơi hơi hốt hoảng. 
-> Thao thức suy nghĩ triền miên. 
- tấm lòng yêu thương con, tình cảm sâu nặng đẹp đẽ đối với con. 
3/ Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “cổng trườngmở ra”. 
- Đi đi con, can đảm lên, thế giới này là của con bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu mở ra. 
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: 
+ Lựa chọn hình thức tự bạch như dòng nhật kí. 
+ Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. 
- Ý nghĩa: Thể hiện tấm lòng, tình cảm của mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 
4. Củng cố: nhắc lại nội dung chính.
5. Dặn dò: chuẩn bị trước “MẸ TÔI”. 
Tuần 1; st: 1t; ppct: tiết 2. 
NS:. .
ND: .
Bài 1- phần Văn bản: 
MẸ TÔI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. 
 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản viết dưới dạng một bức thư. 
 - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 
 III. CHUẨN BỊ 
GV: giáo án, SGK. 
HS: SGK và tập. 
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Ổn định: 
Lớp 7A 6: .
 2. Kiểm tra:Kể tóm tắt VB Cổng trường mở ra? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: hướng dẫn đọc – tìm hiểu chú thích. 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. 
- Gọi HS đọc VB. 
- Nhận xét và sửa cách đọc. 
/ Bài văn thể hiện câu chuyện gì?
/ Em thấy thái độ của người bố là thái độ ntn? 
/ Vì sao em biết được điều đó? 
/Lời lẽ, hình ảnh trong thư đã thể hiện rõ như thế nào?
/Thế mẹ của En – ri – cô là người như thế nào, dựa vào đâu em có nhận xét đó? 
/ Điều gì đã khiến En – ri – cô “xúc động” khi đọc thư bố? 
/ Trước tấm lòng cao cả của mẹ và bố đã khuyên En – ri – cô điều gì? 
/ Theo em vì sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết? 
*Hoạt động 3: 
 Hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? 
- Gọi hs đọc và nhận xét. 
- Gọi HS đọc.
* Hs phát biểu: 
 -> En – ri – cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo -> thăm  lễ độ” người cha bộc lộ thái độ buồn bã của mình qua bức thư gởi con trai.
*> HS phát biểu: Buồn bã, tức giận. 
*> Cá nhân: Lời lẽ trong thư.
*> Nhóm: Sự hỗn láo như một nhát dao đâm vào tim bố. Bố không thể nén được cơn tức giận  con mà lại xúc phạm mẹ con ư? Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.
=> Chính những lời lẽ đó đã cho ta thấy người cha hụt hẫng, bất ngờ, ông không thể ngờ con mình lại có thái độ đối với mẹ như vậy. 
-> Cách viết làm nổi bật tâm trạng tâm sự sâu thẩm khó nói bằng lời trực tiếp.
*Cá nhân: 
-> Mẹ hết lòng thương yêu con. 
- Thức suốt đêm  mất con!
- Sẵn sàng bỏ hết 1 năm  sống con. 
- Lo lắng khổ sở  đối với con. 
*> Nhóm: 
- Vì bố đã gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và con. 
- Thái độ nghiêm khắc và kiên quyết của bố. 
- Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố. 
*> Cá nhân: không nói nặng mẹ dù chỉ một lời. Xin lỗi mẹ. Cầu xin mẹ hôn con.
*> Thảo luận: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, viết là chỉ nói riêng với người mắc lỗi biết. Giữ kín, tế nhị không làm cho người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. 
=> Là bài học ứng xử trong đối xử gia đình và xã hội. 
*Hs: Trình bày Ghi nhớ.
* GV: chốt. 
I. Tìm hiểu chung 
- Tác giả Ét – môn – đô – đơ A – mi – xi (1846 – 1908), là nhà văn Ý. 
- Những tấm lòng cao cả là TP nổi tiếng của ông . 
II. Đọc – hiểu văn bản
1/ Nguyên nhân dẫn đến việc bố viết thư: 
 Khi nói với mẹ tôi đã thốt ra một lời thiếu lễ độ. 
 2/ Thái độ của người cha đối với con: 
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. 
- Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. 
- Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
-> Buồn bã tức giận. 
-> Mong con hiểu được công lao vô bờ bến của mẹ. 
3/ Lời khuyên của bố: 
- Không được thốt ra lời nói nặng với mẹ. 
- Xin lỗi mẹ. 
=> Lời khuyên chân tình. 
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật: 
+ Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra chuyện.
+ Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa GD
- Ý nghĩa: 
+ Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. 
+ Thương yêu, kính trọng cha, mẹ là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. 
4. Củng cố: nhắc lại nội dung chính.
5. Dặn dò: chuẩn bị trước “TỪ GHÉP”. 
6. Kinh nghiệm: 
Tuần 1; st: 1t; ppct: tiết 3. 
NS:. 
ND: 
Bài 1 - phần tiếng Việt: 
TỪ GHÉP
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nhận diện được hai loại từ ghép. 
 - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép CP và tính chất hợp nghĩa của từ ghép ĐL. 
 - Có ý thức trao dồi vốn từ. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Cấu tạo của từ ghép CP, từ ghép ĐL.
 - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép. 
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận diện các loại từ ghép. 
 - Mở rộng hệ thống hóa vốn từ. 
 - Ý thức sử dụng. 
 III. CHUẨN BỊ 
-GV: giáo án, SGK, bảng phụ. 
-HS: SGK và tập. 
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định: 
Lớp 7A 6: .
 2. Kiểm tra: Nêu ý nghỉa của văn bản Mẹ tôi? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Các loại từ ghép. 
Gợi dẫn – tìm hiểu ví dụ SGK /13. 
/ Trong 2 từ bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính tiếng nào là tiếng phụ để bổ sung nghĩa cho tiếng chính? 
/ Nếu gọi tên nó là từ ghép chính phụ, vậy em hiểu từ ghép chính phụ là gì?
/ Em hiểu thế nào về 2 từ đó? 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép. 
- Cho Hs đọc mục1SGK/14. 
/ Làm việc tương tự như câu1. 
/ Tìm hiểu từng tiếng tạo nên từ đó và nghĩa của từ? 
/ Nghĩa của từ ghép ĐL sẽ thế nào với nghĩa mỗi tiếng? 
*Hoạt động 3: Luyện tập. 
- Gọi hs đọc và nhận xét. 
->* Cá nhân: 
- Bà -> chính. 
- Ngoại -> phụ. 
- Thơm -> tiếng chính. 
- Phức -> tiếng phụ. 
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. 
->* HS trình bày. 
*Cá nhân: Mục Ghi nhớ.
*> Cá nhân: 
- Bà: chỉ chung người sinh ra cha mẹ. 
- Bà ngoại: người sinh ra mẹ. 
- Thơm phức: tương tự như trên. 
*> Cá nhân: 
- Quần, áo: chi riêng từng trang phục. 
- Quần áo: quần và áo nói chung. 
- Trầm, bổng: (âm thanh) thấp, cao. 
- Trầm bổng: (âm thanh) nghe êm tai. 
 *Hs: Trình bày Ghi nhớ.
I. Các loại từ ghép: 
1/ Tìm hiểu: 
Bà -> chính 
Ngoại -> phụ 
Thơm -> tiếng chính 
Phức -> tiếng phụ 
=> từ ghép chính phụ. 
- Quần áo 
- Trầm bổng 
=> không tiếng chính, không tiếng phụ. 
2/ Ghi nhớ. 
Sgk – tr 14 
II. Nghĩa của từ ghép: 
1/ Tìm hiểu: 
a. Chính phụ: 
- Bà: người phụ nữ sinh ra cha mẹ. 
- Bà ngoại: người sinh ra mẹ. 
=> hẹp hơn nghĩa tiếng chính. Có tính phân nghĩa. 
b. Đẳng lập: 
- Quần áo: chỉ trang phục. 
- Trầm bổng: âm thanh lúc thấp, lúc cao nghe êm tai. 
=> - Khái quát hơn. 
 - Hợp nghĩa. 
2/ Ghi nhớ: 
Sgk – tr 14 
 III. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
- Đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. 
- Chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. 
4. Củng cố: nhắc lại nội dung chính bài học.
5. Dặn dò: chuẩn bị trước “LIÊN KẾT CÂU TRONG VĂN BẢN”. 
6. Kinh nghiệm: 
Tuần 1; st: 1t; ppct: tiết 4. 
NS:..
ND: .
Bài 1- phần Làm văn: 
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng của văn bản. 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 
II. TRỌNG TÂM K ... gì và tả ntn? 
/ Hình ảnh núi Lư trong câu thơ này đã tạo nền cho việc miêu tả cảnh thác nước ở 3 câu sau ntn? 
/ Cảnh thác nước được miêu tả ntn? 
/ Hãy phân tích 3 câu cuối để thấy được vẻ đẹp khác của thác nước? 
/ Hình ảnh thác nước ở câu 3 được liên tưởng đến hình ảnh nào ở câu cuối? em có nhận xét gì về vẻ đẹp này? 
/ Xác định nghệ thuật sử dụng trong hình ảnh thơ này? 
/ Việc miêu tả vẻ đẹp của thác núi Lư đã nói lên điều gì về tâm hồn và tích cách của nhà thơ? 
*Hoạt động 3: Ghi nhớ. 
 Yêu cầu hs nhận xét nội dung và nghệ thuậ chính? 
- Hs đọc và nhận xét. 
* Hs phát biểu: 
-> Tác giả đứng ngắm thác nước từ xa. 
-> Tác giả dễ cảm nhận được vẻ đẹp của toàn cảnh. 
-> Tả cảnh núi Lư với những tia nắng mặt trời với vẻ đẹp rực rỡ và kì ảo. 
+ Câu 1: tả núi. 
+ câu 2: tả thác. 
+ Câu 3 = 4: Vẻ đẹp của thác. 
=> Hình ảnh núi Lư làm phông nền cho bức tranh toàn cảnh khi đi vào miêu tả cảnh thác nước ở 3 câu sau. 
->* Dòng thác treo trên dòng sông phía trước như một dải lụa trắng. 
->* Ở câu 3, cảnh vật ấy lại được chuyển từ tĩnh sang động. đang là một dải lụa trắng treo ở phía trước, với 2 động từ “phi” (bay) và “trực” (thẳng xuống), tác giả đã miêu tả cho chúng ta thấy hình ảnh một thác nước đang chảy với một tốc độ thật nhanh, mạnh không thể ngờ. cảnh tượng ấy thật đẹp, một vẻ đẹp thật hùng vĩ. 
->* Dải Ngân Hà -> vẻ đẹp huyền ảo. 
->* Lối nói phóng đại, phép liên tưởng, so sánh. 
->* Tình yêu thiên nhiên đằm thắm. tính cách mạnh mẽ, hào phóng. 
**HS trình bày Ghi nhớ. 
I. Tìm hiểu chung 
- Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. 
- Tác phẩm hay nhất của tác giả viết về thiên nhiên. 
II. Đọc – hiểu văn bản
1/ Tìm hiểu câu thơ đầu: 
 Cảnh núi Lư dưới ánh mặt trời như cái Lư hương nghi ngút những làn khói tía. 
1/ Ba câu cuối: 
- Vẻ đẹp của thác nước: 
+ Dòng thác treo trên dòng sông phía trước như một dải lụa trắng. 
-> vẻ đẹp tráng lệ. 
+ Thác chảy như bay thẳng xuống. 
-> vẻ đẹp hùng vĩ. 
 + Tựa dải Ngân Hà rơi. 
-> vẻ đẹp huyền ảo. 
=> lối phóng đại, phép liên tưởng, so sánh. 
3/Tâm hồn, tính cách nhà thơ. 
- Tình yêu thiên nhiên đằm thắm. 
 - Tính cách mạnh mẽ, hào phóng. 
III- Tổng kết: 
- NT: 
+ So sánh, phóng đại, liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. 
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, kết hợp giữa cái thực và cái ảo. 
- YN: Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ. 
4. Củng cố: đọc lại bài thơ và nhắc lại nội dung chính.
5. Dặn dò: chuẩn bị trước “TỪ ĐỒNG NGHĨA”. 
6. Kinh nghiệm: 
Tuần 9; st: 1t; ppct: tiết 35. 
NS:. 
ND: 
Bài 9 - phần tiếng Việt: 
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa. 
 - Nắm được các loại từ đồng nghĩa. 
 - Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Khái niệm 
 - Các loại từ đồng nghĩa và cách dùng. 
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết từ đồng nghĩa trong trong VB. 
 - Phân biệt 2 loại từ đồng nghĩa. 
 - Phát hiện lỗi và chữa lỗi. 
 III. CHUẨN BỊ 
-GV: giáo án, SGK, bảng phụ. 
-HS: SGK và tập. 
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định: 
Lớp 7A 6: 
.
 2. Kiểm tra: Khi sử dụng quan hệ từ ta cần tránh những lỗi nào? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Thế nào là từ đồng nghỉa? 
 Hs đọc bản dịch “Xa ngắm thác núi Lư”. Chú ý từ “soi” và “trông” trong bản dịch. 
/ Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “soi” và “trông”? 
/ Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với “coi sóc, giữ gìn cho yên ổn” và “mong”? 
/ Tìm những từ đồng nghĩa với từ “mẹ”? 
/ Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? 
* Hoạt động 2: Các loại từ đồng nghĩa. 
*Gọi Hs đọc ví dụ phần II.1 lưu ý “quả” và “trái”. 
/ Hoán đổi vị trí hai từ “quả” và “trái” được không? 
/ Hãy so sánh sắc thái nghĩa của ví dụ sau khi đã hoán đổi? 
* Cho Hs đọc ví dụ mục II.2 
/ Thay thế từ “bỏ mạng” = “hy sinh” và ngược lại. So sánh sắc thái nghĩa của ví dụ? 
/ Có mấy loại từ đồng nghĩa? 
*Hoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng từ đồng nghĩa. 
/ Trong bài7 (Đoạn trích “Chinh Phụ ngâm khúc”), tại sao dịch giả lại dùng “Sau phút chia li” mà không dùng “Sau phút chia tay”?
/ Vậy khi sử dụng từ đồng nghĩa ta cần lưu ý điều gì? 
 *Hoạt động 3: luyện tập. 
->* HS phát biểu. 
->* Cá nhân: 
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn = chăm sóc chăm nom, trông coi. 
- Mong = đợi, chờ, ngóng. 
->* mẹ = bu, má, bầm  
** > HS trình bày Ghi nhớ 1. 
->* Sắc thái nghĩa không thay đổi (hoán đổi được).
->* Sắc thái thay đổi: 
+ Bỏ mạng: chết vô ích (sắc thái khinh bỉ). 
+ Hy sinh: chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (sắc thái kính trọng). 
*Ghi nhớ. 
->* HS trình bày. 
->* Hs đọc Ghi nhớ. 
->* Hs làm bài theo SGK. 
I. Từ đồng nghĩa. 
1/ Tìm hiểu.
- Soi = chiếu. 
- Trông = nhìn. 
- Chăm sóc = chăm nom = trông coi. 
- Đợi = chờ = ngóng. 
2/ Ghi nhớ (SGK –tr114) 
II. Các loại từ đồng nghĩa. 
1/ Tìm hiểu: 
- Quả = trái: đồng nghĩa hoàn toàn. 
- Hi sinh = bỏ mạng: đồng nghĩa không hoàn toàn. 
2/ Ghi nhớ 2 (SGK –tr 114). 
III. Sử dụng từ đồng nghĩa. 
* Ghi nhớ 3 (SGK – tr115).
IV. Luện tập. 
 (SGK –tr 115)
4. Củng cố: nhắc lại nội dung chính.
5. Dặn dò: Làm bài tập còn lại ở nhà; chuẩn bị trước “Cách lập dàn ý của bài bài văn biểu cảm”. 
6. Kinh nghiệm: 
Tuần 9; st: 1t; ppct: tiết 36. 
NS:. 
ND: 
Bài 9 - phần Làm văn: 
CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu những cách lập đa dạng. 
 - Nhận ra cách viết của mỗi đoạn. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Ý và cách lập ý trong bài. 
 - Những cách lập ý thường gặp. 
 2. Kỹ năng: 
 Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề cụ thể. 
 III. CHUẨN BỊ 
-GV: giáo án, SGK, bảng phụ. 
-HS: SGK và tập. 
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định: 
Lớp 7A 6: 
.
 2. Kiểm tra: phần chuẩn bị của Hs. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm những cách lập thường gặp. 
*Yêu cầu Hs đọc đoạn văn: “Cây tre Việt Nam”. 
/ Cây tre đã gắn bó với đời sống người VN bởi những công dụng gì? 
/ Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tre gắn bó với con người? 
/ Người viết đã liên tưởng, tưởng cây tre trong tương lai ntn? 
* Tìm hiểu đoạn văn: Người ham chơi. 
/ Vì sao tác giả say mê con gà đất? 
/ Món đồ chơi đó có còn trong hiện tại không? 
/ Vậy vì sao tác giả lại cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn? 
/ Khi hồi tưởng lại quá khứ, tác giả đã nhớ về những kỉ niệm gì? 
/ Trong hiện tại, tác giả đã có những suy nghĩ gì về những món đồ chơi từ hình ảnh con gà đất trong qúa khứ? 
* Tìm hiểu đoạn văn về “Cô giáo”. 
/ Tình cảm của tác giả đối với cô giáo ra sao?
/ Tác giả thể hiện tình cảm này qua những chi tiết nào? 
/ Những chi tiết này do đâu mà có? 
/ Để khẳng định tình cảm của mình đối với cô giáo, tác giả đã hứa điều gì? 
* Tìm hiểu đoạn văn “U tôi”. 
/ Những hình ảnh miêu tả về mẹ (U tôi) ntn? 
/ Để miêu tả được những hình ảnh đó, tác giả phải dùng phương pháp nào? 
/ Ngoài việc quan sát, tác giả còn bày tỏ cảm xúc của mình bằng cách nào? 
/ Có mấy cách lập ý trong bài văn biểu cảm? 
* Hoạt động 2:Ghi nhớ. 
*Hoạt động 3: Luyện tập. 
->* Cá nhân:
->* Làm đũa tre, tăm tre, giường tre, sáo tre  
->* Chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc hòa bình. 
->* Tre là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, cổng chào, đu tre, sáo diều. 
>* Vì đó là “một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy”. 
->* Không còn. 
>* Vì tác giả hồi tưởng lại quá khứ. 
->* Cá nhân: 
- Buổi sáng  giống y chang điệu con gà lúc gáy. 
- Thử rất lâu để chọn được một con gà có giống trầm. 
->* Những món đồ chơi hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng. 
->* Nỗi vui mừng khi có được trong tay, nỗi tiếc nuối khi bổng dưng bị mất nó. 
*HS đọc đoạn văn 
->* Yêu mến cô giáo. 
->* HS phát biểu: 
-> Vẫn nhớ đến cô, tìm cô giữa đám học trò nhỏ. 
-> Nghe tiếng cô giáo giảng bài, tưởng chừng như nghe tiếng cô. 
-> Nhớ những lần cô mệt nhọc, đau đớn, thất vọng, lo lắng, sung sướng. 
->* Do tác giả tưởng tượng. 
->* Không bao giờ quên cô. 
* HS đọc đoạn văn: 
Miêu tả về: 
- Vóc dáng khuôn mặt 
- Tóc, nụ cười, răng  
+ Khuôn mặt: trăng trắng. 
+Tóc: đường ngôi lốm đốm rụng còn thưa thớt. 
+ Khi cười: nếp nhăng xếp lên nhau; hết cười, hằn những vết rạn. 
+ Hàm răng trên hểnh khuyết ba lỗ.
->* Quan sát. 
->* Đưa ra suy nghĩ vào tác phẩm. 
**HS: trình bày Ghi nhớ. 
I. Những cách lập ý thường gặp của văn bản biểu cảm.
1. Tìm hiểu: 
a- Đoạn văn “Cây tre Việt Nam”. 
- Công dụng: 
+ Chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc hòa bình. 
-> Suy nghĩ về hiện tại. 
+ Là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, cổng chào, đu tre, sáo diều. 
-> tương lai.
=> Liên hệ hiện tại với tương lai. 
b- Đoạn văn người ham chơi. 
- Con gà đất: đẹp mả, oai vệ. 
-> Hồi tưởng quá khứ. 
- Những món đồ chơi hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng. 
- Nỗi vui mừng khi có được trong tay, nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. 
-> Suy nghĩ về hiện tại. 
=> Hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại. 
c- Đoạn văn về “cô giáo”. 
- Vẫn nhớ đến cô, tìm cô giữa đám học trò. 
- Nghe tiếng cô giáo giảng bài, tưởng chừng như nghe tiếng cô. 
- Nhớ những lần cô mệt nhọc, đau đớn, thất vọng, lo lắng, sung sướng. 
-> Tưởng tượng tình huống. 
- Hứa hẹn: không bao giờ quên cô. 
=> Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước. 
d- Đoạn văn về “U tôi”. 
* Miêu tả: 
- Vóc dáng, khuôn mặt 
- Tóc, nụ cười, răng  
-> Quan sát, suy ngẫm.
2. Ghi nhớ (SGK –tr 121)
II. Ghi nhớ: (SGK – tr 73). 
III. Luyện tập: 
SGK – tr 121./. 
4. Củng cố: nhắc lại nội dung chính.
5. Dặn dò: chuẩn bị trước “Tĩnh dạ tứ”. 
6. Kinh nghiệm: 
Tuần 10; st: 1t; ppct: tiết 38. 
NS:.
ND:  
Bài 10 - phần Văn bản: 
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 
(Hồi hương ngẫu thư)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ. 
 - Tác dụng của nghệ thuất đối và vai trò của câu cuối. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.
 - Nghệ thuật đối và vài trò của câu kết. 
 - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc hiểu thơ tuyệt cú qua bản dịch. 
 - Nhận ra nghệ thuật đối. 
 - So sánh bản dịch thơ và phiên âm chữ Hán, phân tích. 
 III. CHUẨN BỊ 
-GV: giáo án, SGK. 
-HS: SGK và tập. 
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định: 
Lớp 7A 6: 
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới: 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7(19).doc