Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Từ đồng nghĩa

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Từ đồng nghĩa

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- HIỂU ĐƯỢC THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?

- PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA HOÀN TOÀN VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA KHÔNG HOÀN TOÀN?

- NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TỪ ĐỒNG NGHĨA.

- CÓ Ý THỨC TRONG VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – Tiết 35
TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa?
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn? 
- Nâng cao kỹ năng phân tích từ đồng nghĩa.
- Có ý thức trong việc sử dụng từ đồng nghĩa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định	
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu các lỗi thường gặp trong quan hệ từ?
? Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu có quan hệ từ?
3/. Bài mới	
Giới thiệu bài mới: Khi nói, viết chúng ta phải thận trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn trái nhau. Trái lại, có những từ phát âm tái nhau nhưng lại có những nét nghĩa giống nhau, gần giống nhau mà ta gọi là từ đồng nghĩa. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa sau cho phù hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: GV cho HS đọc bản dịch bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”
? Tìm các từ đồng nghĩa với từ trông và rọi?
? Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có các nghĩa sau:
a/. Coi sóc, giữ gìn cho sự yên ổn.
b/. Mong
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông?
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
HĐ2: Phân loại từ đồng nghĩa.
GV cho HS đọc kĩ mục II.1 trong SGK/114.
? Hai từ quả và trái có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
? Hai từ trái và quả không phân biệt sắc thái ý nghĩa.Vậy đây là loại từ đồng nghĩa gì?
? Hai từ bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
? Hai từ bỏ mạng và hi sinh có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vậy đây là loại từ đồng nghĩa gì?
? Vậy từ đồng nghĩa có mấy loại? Kể ra?
HĐ3: Sử dụng từ đồng nghĩa.
GV cho HS đọc yêu cầu mục III trong SGK/115.
? Các từ trái và quả, bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
? Vì sao không thể thay Sau phút chia li bằng Sau phút chia tay?
GV cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK/115.
=> Từ đồng nghĩa với từ rọi: soi, chiếu.
=>Từ đồng nghĩa với từ trông : nhìn ngó, nhòm, liếc.
=> a/. coi, trông coi, coi sóc.
=> b/. mong, hi vọng, trông mong
=> HS đọc Ghi nhớ SGK/114.
=>Thay thế được vì ý nghĩa cơ bản của câu ca dao không thay đổi.
=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
=> Không thay thế được vì sắc thái ý nghĩa của bỏ mạng là giểu cợt; còn sắc thái ý nghĩa của hi sinh là kính trọng.
=>Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
=> HS trả lời.
=> Trái và quả thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa trung hoà, còn bỏ mạng và hi sinh không thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
=> Không thể thay thế vì chia li có nghĩa là chia tay lâu dài, thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận, còn chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp nhau trong tương lai gần.
=> HS đọc Ghi nhớ trong SGK/115.
I.THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?
1/. Tìm từ đồng nghĩa:
Rọi = soi, chiếu
Trông = nhìn, ngó, nhòm, liếc.
2/. a. coi, coi sóc, giữ gìn
 b. Mong
=> a,b = trông
* Ghi nhớ : SGK/114
II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA.
1/. So sánh 
Quả = Trái
Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt sắc thái ý nghĩa)
Bỏ mạng = Hi sinh
Đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau)
* Ghi nhớ SGK/114.
III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA
- Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.
- Khi nói, viết cần phải cân nhắc kỹ để chọn trong số từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và có sắc thái biểu cảm.
4/. Dặn dò:
? Từ đồng nghĩa là gì?
? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
? Nêu cách sử dụng từ đồng nghĩa?
LUYỆN TẬP
BT1/115: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:
gan dạ : can đảm
nhà thơ : thi gia/ thi sĩ
mổ xẻ : giải phẩu, phẩu thuật
của cải : tài sản
nước ngoài : ngoại quốc
chó biển : hải cẩu
đòi hỏi : yêu sách/yêu cầu
năm học : niên khoá
loài người : nhân loại
thay mặt : đại diện
BT2/115: Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau:
máy thu thanh : ra- đi – ô
sinh tố : vi –ta-min
dương cầm : pi-a-nô	
BT3/115: Tìm một số từ ngữ địa phương đồng nghĩa với từ ngữ toàn dân.
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
Heo
lợn
Ba, tía
Cha
Bông
Hoa
Rú
Núi
Nón
mũ
 BT4/115: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong các câu sau đây:
đưa -> trao
đưa -> tiễn
kêu -> than thở
nói -> phê bình
đi -> mất
BT5/116: Phân biệt nghĩa của các từ:
a/. ăn, xơi, chén
Ăn : sắc thái bình thường
Xơi : sắc thái lịch sự.
Chén : sắc thái thân mật, thông tục
b/. cho, tặng, biếu
VD: Bố cho em quyển sách. => Quan hệ trên – dưới
VD: Bố tặng mẹ chiếc kẹp tóc. => Quan hệ ngang hàng
VD: Bố biếu bà tấm lụa. => Quan hệ dưới – trên
BT6/116: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu dưới đây:
a/. - Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 02 thánh 09.
b/. - Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.
c/. - Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng 
Thầy Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ 
d/. - Em Thuý luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
BT7/116: Câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa.
a/. – Nó đối xử / đối đãi tử tế 
Mọi người đều  đối xử của nó 
b/. – Cuộc cách mạng  trọng đại / to lớn đối với 
Ông ta  to lớn 
BT8/116: Đặt câu.
Bác Hồ là một con người bình thường nhưng vĩ đại.
Hành động như thế thật tầm thường.
Cố gắng học tập, ta sẽ đạt kết quả tốt.
Hậu quả của sự dối trá là sẽ chẳng còn ai tin mình nữa.
4/. Hướng dẫn bài mới Bài mới : “Qua đèo ngang”
	+ Tìm hiểu tác giả: Bà Huyện Thanh Quan.
	+ Tìm hiểu câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.
	+ Tìm hiểu bài thơ được viết theo thể thơ gì?
	+ Ý nghĩa của bài thơ như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET35.doc