Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 21 đến tuần 34

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 21 đến tuần 34

 I.Mục dích yêu cầu

 Giúp HS :

_ Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh,nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.

_ Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

II.Phương pháp và phương tiện dạy học

_ Đàm thoại + diễn giảng

_ SGK + SGV + giáo án.

III.Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 2.1 Khi nào con người có nhu cầu nghị lụân?

 2.2 Thế nào là văn bản nghị luận?

 

doc 80 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 21 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 28/01/2012	Ngày dạy : 02/2012
Tiết 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
 I.Mục dích yêu cầu
 Giúp HS :
_ Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh,nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
_ Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học 
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 2.1 Khi nào con người có nhu cầu nghị lụân?
 2.2 Thế nào là văn bản nghị luận?
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
Gọi HSđọc 9 câu tục ngữ SGK trang 12?
9 câu tục ngữ trên mang ý nghĩa chung như ythế nào?
 GV cho HS thảo luận nghĩa của các câu tục ngữ,giá trị và một số trường hợp ứng dụng
 Cho biết nghĩa và giá trị câu tục ngữ số 1?
 Đọc câu 2 và cho biết nghĩa,câu tục ngữ muốn răng dạy điều gì?
 Răng và tóc biểu hiện tình trạng sức khỏe,tính tình và tư cách con người
Câu 3 nhắc nhở con người điều gì?
 Thể hiện suy nghĩ giản dị,sâu sắc về việc bồi dưỡng,rèn luyện nhân cách văn hóa
Câu 4 cho biết nghĩa đen và nghĩa bóng?
 Câu 5,6 GV hướng dẫn HS khi thảo luận câu hỏi 3.
Câu 7 khuyên nhủ con người điều gì?
Câu 8 nhắc nhở con người điều gì?
Nghĩa câu 9 nhằm khẳng định điều gì?
Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?
 “Đoàn kêt,đoàn kết đại đoàn kết
Thành công ,thành công đại thành công”
 “Hòn đá to,hòn đá nặng
Một người nhắc,nhắc không đặng
Hòn đá to,hòn đá nặng
Nhiều người nhắc,nhắc lên đặng”
So sánh 2 câu 5,6 nêu một vài cặp có nội dung tương tự ?
Các câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình thức nào?Nêu đối tượng trong từng câu và tác dụng?
_Câu 1 :mặt người với mặt của = khẳng định sự quí giá của con người
_Câu 6 : nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn
_Câu 7 : nhấn mạnh đối tượng cần thương yêu:hãy thương yêu đồng loại như bản thân
Câu 8,9 diễn đạt bằng biện pháp gì?Tìm những ghình ảnh có trong câu 8,9 ?
_Câu 8:những hình ảnh ẩn dụ “quả,thành quả,ăn “= hưởng thụ .Những hình ảnh ấy giúp cho sự diễn đạt giản dị ,dể hiểu,súc tích thâm thúy về lòng biết ơn
_Câu 9 :nói về con người và cuộc sống.Cách nói đối lập vừa phủ định sự lẻ loi vừa khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết
Tìm những câu có từ nhiều nghĩa?
 _Câu 2,3,4,8,9 
 + Thầy: người thầy,sách vở,bất cứ ai dạy mình
 + Gói,mở :đóng mở một vật,kết ,mở lời trong giao tiếp.
 + Qủa :trái cây,kết quả công việc,sản phẩm cuối cùng.
 + Non: núi,việc lớn,thành công lớn
Cho biết các câu tục ngữ diễn đạt bằng hình thức nào?
I.Giới thiệu
Tục ngữ về con người và xã hội tồn tại dưới hình thức những lời nhận xét,lời khuyên nhiều bài học quí giá về cách nhìn nhận,đánh giá con người.
II.Tìm hiểu văn bản
 1.Nghĩa và giá trị những câu tục ngữ
 Câu 1 :người quí hơn của.khẳng định và coi trọng giá trị con người.
 Ứng dụng :phê phán thái độ xem người hơn của,an ủi trường hợp “của đi thay người”,đặt con người lên mọi thứ của cải
 Câu 2 :những gì thuộc hình thúc con người điều thể hiện nhân cách người đó
Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải biếtgiữ gìn răng tóc cho sạch sẽ.
Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá con người :hình thức biểu hiện nội dung
Câu 3 :nhắc nhở con người trong đời sống phải học rất nhiều điều,ứng xử một cách lịch sự tế nhị,có văn hóa
Câu 4 :_Dù đói vẫn ăn uống sạch sẽ,thơm tho
 _ Dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạch cao quí,không làm tội lỗi xấu xa
Câu 7:_ Khuyên nhủ con người phải biết thương yêu người khác
 _ Tục ngữ là một triết lí,là một bài học về tình cảm
Câu 8 :_ Khi hưởng thành quả phải nhớ công người gây dựng
 _ Khuyên nhũ con người phải biết ơn người đi trước,biết ơn là tình cảm đẹp thể hiện tư tưởng coi trọng công sức con người
Câu 9: một người không thể làm nên việc lớn,nhiều người họp sức lại thì có thể làm việc cao cả khẳng định sức mạnh đoàn kết
2.So sánh 2 câu 5 và 6
_ “Không thầy đố mày làm nên”khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy,phải biết trọng thầy.
_”Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là một cách học bổ ích và bạn gần gũi dể trao đổi học tập.
 Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau .Hai câu khẵng định hai vấn đề khác nhau
_ Tục ngữ có nhiều trường hợp tương tự
 +Máu chảy ruột mềm
 + Bán anh em xa mua láng giềng gần
 + Có mình thì giữ
 + Sẩy đàn tan nghé
3.Những đặc điểm trong tục ngữ
_ Câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình thức so sánh
_ Câu 8,9 diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ
_ Câu 2,3,4,5,8,9 sử dụng từ và câu có nhiều nghĩa
III.Kết luận
 Ghi nhớ SGK trang 13
 4.Củng cố:
 4.1 Tục ngữ về con người và xã hội cho ta biết điều gì?
 4.2 So sánh hai câu 5,6?
 5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trước bài mới”Rút gọn câu “ SGK
IV.Rút kinh nghiệm
.
.
TUẦN 21
Ngày soạn: 28/01/2012	Ngày dạy : 02/2012
Tiết 78: RÚT GỌN CÂU 
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS 
_ Nắm được cách rút gọn câu
_ Hiểu được tác dụng của câu rút gọn.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học
_ Đàm thoại + diễn giảng 
_ SGK + SGV + giao1 an1
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 2.1 Đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội?
 2.2 Nhận xét hai câu 5,6 ?
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
Nhận xét cấu tạo hai câu mục 1 SGK trang 14?
Tìm xem trong hai câu đã cho có từ ngữ nào khác nhau?
Câu b có thêm từ chúng ta
Từ chúng ta đóng vai trò gì trong câu?
Làm chủ ngữ
_Câu a,b khác nhau ở chổ
 Câu a vắng chủ ngữ
 Câu b có chủ ngữ
Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a?
Chúng ta,người Việt Nam 
Vì sao chủ ngữ trong câu a có thể được lược bỏ?
GV cho HS thảo luận
* Đây là câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu ra một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.
Tìm thành phần câu bị lược bỏ và giải thích trong mục 4 SGK trang 15 ?
a. Thành phần lược bỏ là vị ngữ
b. Lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Tại sao có thể lược bỏ chủ ngữ ở VD a và cả chủ ngữ lẫn vị ngữ ở VD b?
 Làm cho câu gọn hơn,nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin truyền đạt
Thế nào là rút gọn câu?Rút gọn câu nhằm mục đích gì?
Những từ in đậm trong mục 1SGK trang 15 thiếu phần nào?Có nên rút gọn như vậy không?Vì sao ?
GV cho HS làm vào giấy nháp.
_ Các câu điều thiếu chủ ngữ
_ Không nên rút gọn vì: rút gọn như vậy làm cho câu khó hiểu.Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng.
Đọc mục 2 SGK trang 15
Thêm từ ngữ để thể hiện thái độ lễ phép?
 Ạ,mẹ ạ
Khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì?
Tìm câu rút gọn?Thành phần nào trong câu được rút gọn?Tác dụng?
Hãy tìm câu rút gọn trong BT2.Khôi phục thành phần được rút gọn
Trong thơ ca,ca dao vì sao có nhiều câu rút gọn?
Đọc câu chuyện BT3 cho biết vì sao người khách và cậu bé hiêủ nhằm nhau?
Qua câu chuyện rút ra bài học gì?
Đọc truyện BT4 và cho biết chi tiết nào có tác dụng gây cười và phê phán?
I.Thế nào là rút gọn câu
_Khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành câu rút gọn.
_Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau:
 + Làm cho câu gọn hơn,vừa thông tin được nhanh,vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
 Ví dụ : _ Ăn cơm chưa?
 _ Rồi !
 + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người(lược bỏ chủ ngữ)
 Ví dụ: chết trong hơn sống đục
II.Cách dùng câu rút gọn
 Khi rút gọn câu cần chú ý:
_Không nên làm cho người nghe,người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
_Không biến câu nói thành một câu nói cộc lốc khiếm nhã.
III.Luyện tập
1/ Câu rút gọn
 Câu b,c là câu rút gọn chủ ngữ
 Rút gọn như vậy làm cho câu gọn hơn
2/ Các câu rút gọn
*ước tới Đèo Ngang bóng xế tà
 Dừng chân đứng lại trời non nước
 Chủ ngữ là “ta”(nhân vật trữ tình trong bài thơ)
Đồn rằng:quan tướng có danh
 Chủ ngữ là “mọi người,người ta”
 *Ban khen rằng “Âý mới tài”
 Ban cho cái áo với hai đồng tiền
 Chủ ngữ là “ vua “
 * Đánh giặc là chạy trước tiên
 Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân
 Chủ ngữ là “quan tướng”
 ** Trong thơ ca có nhiều câu rút gọn bởi thơ ca,ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích,vả lại số chữ trong một dòng thơ được qui định rất hạn chế
3/ Đọc chuyện và trả lời câu hỏi
 Cậu bé và người khách trong chuyện hiểu lầm nhau,vì khi cậu bé trả lời người khách, đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai nghĩa
 “ _ Mất rồi
 _ Thưa.tối hôm qua 
 _ Cháy ạ “
 Ý cậu bé muốn nói”tờ giấy” nhưng người khách hiểu là”bố cháu”
 Bài học được rút ra: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn,vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm
4/ Trong câu chuyện ,việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn điều có tác dụng gây cười và phê phán vì rút gọn đến mức không thể hiểu được và thô lỗ.
4.Củng cố
 4.1 Thế nào là rút gọn câu?
 4.2 Câu rút gọn được dùngnhư thế nào?
5. Dặn dò
 Học bài cũ. Đọc soạn trứoc bài mới” đặc điểm của văn bản nghị luận” SGK trang 
IV.Rút kinh nghiệm
.
TUẦN 21
Ngày soạn: 28/01/2012	Ngày dạy : 02/2012
Tiết 79: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : nhận xét rõ yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 2.1 Thế nào là rút gọn câu?
 2.2 Cách dùng câu rút gọn?
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
GV giới thiệu về luận điểm cho HS 
Đọc văn bản “chống nạn thất học” cho biết luận điểm chính?
Đầu đề của bài văn có phải là luận điểm chính không?
 Luận điểm nêu ra dưới dạng tiêu đề bài viết,được cụ thể hóa thành câu : “cần phải cấp tốc chống nạn thất học”.
Luận điểmđó là vấn đề chủ yếu cần được giải thích và chứng minh trong bài văn.
 Nó được triển khai một cách thuyết phục do lập luận rành mạch,có hệ thống,vừa có lí lẽ,vừa có dẫn chứng với lời văn giản dị,thiết tha kêu gọi.
Luận điểm là gì?
GV giới thiệu sơ lược luận cứ
Em hãy nêu ra lụân cứ trong văn bản “chống nạn thất học”và cho biết luận cứ đóng vai trò gì?
Luận cứ trong MB: “ xưa kia Pháp cai trị nước ta chúng thi hành chính sách ngu dân”
Luận cứ ở phần TB: 
_ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc hiện nay là nâng cao dân trí 
_ Những người đã biết chữ dạy những người chưa biết chữ
_ Những người chưa biết chữ phải gắng sức học chio biết chữ
_ Phụ nữ lại càng phải học
 c.Luận cứ ở phần kết
 Công việc này mong anh chị em sốt sắng giúp đỡ
*Các luận cứ đó đóng vai trò ĐVĐ,GQVĐ,KTVĐ cho bài văn nghị luận.Nó có sức thuyết phục cao vì nó đặt được v/đ có ý nghĩa thgực tiễn(luận cứ đầu ) vừa nêu ý nghĩa cấp thiết của v/đ đề ra giải pháp cụ thể(luận cứ trong TB ) cuối cùng là lời kêu gọi động viên.
Khi l ... nào?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Luyện tập làm văn bản báo cáo đề nghị” SGK trang
****************
TUẦN 32
TẬP LÀM VĂN
Bài 31 tiết 125,126
LUYỆN TẬP LÀM BĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : 
_ Thông qua thực hành,biết ứng dụng văn bản báo cáovà đề nghị vào tình huống cụ thể,nắm được cách thức làm hai loại văn bản này.
_ Thông qua các bài tập trong SGK để rút ra lỗi thường mắc,phương hup7ng1 và cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Văn bản báo cáo dùng để làm gì?
 2.2 Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý những mục nào?
 3. Giới thiệu bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
15 phút
15 phút
15 phút
40 phút
Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
Nêu tình huống thường gặp khi viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo?
Chỉ ra những chổ sai BT3?
I.Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo và đề nghị. 
1.Sự khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo
_ Văn bản đề nghị viết ra để gửi lân các cá nhân hay tập thể(tổ chức)có thẩm quyền nhằm đề nghị giải quyết một yêu cầu,nguyện vọng nào đó.
_ Văn bản báo cáo viết ra nhằm để trình bày tổng hợp về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể nhằm giúp cho cấp trên hoặc các cơ quan liên quan nắm được tình hình sự việc.
2. Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau ở chổ:
_ Văn bản đề nghị có nội dung chủ yếu là trình bày yêu cầu nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì.
_ Văn bản báo cáo nội dung chủ yếu là trình bày tổng hợp tình hình, kết quả có đầy đủ số liệu.
3.So sánh hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
_ Giống: hình thức trình bày phải trang trọng sáng rõ,theo một số mục qui định.
_ Khác:tên văn bản.
4.Cần tránh những sai sót sau:
_ Trình bày thiếu trang trọng rõ ràng.
_ Thiếu mục hoặc không đảm bảo đầy đủ các mục.
_ Nội dung chung chung.
Ở 2 loại văn bản điều cần chú ý các mục:người gửi,người nhận,nội dung văn bản.
Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết.
Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được.
II.Luyện tập.
1/ Các tình huống
Viết văn bản đề nghị ban giám hiệu nhà trường cho sữa chữa cánh cửa phòng học.
Viết văn bản báo cáo về tụần lễ hoạt động chào mừng ngày 8/3 của lớp em.
2/ HS về nhà làm.
3/ Những trường hợp sai
Không phù hợpvới tình huống.Viết đơn trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng.
Không phù hợpvới tình huống.Viết văn bản và tình hình kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh,liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
Không phù hợpvới tình huống.Phải viết văn bản đề nghị nhà trường biểu dương khen thưởng bạn H.
4.Củng cố
 4.1.Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 4.2 Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 4.3 Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 4.4 Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập làm văn” SGK trang
****************
TUẦN 32
TẬP LÀM VĂN
Bài 31 tiết 127,128
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : ôn lại và củng cố các khái niện cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 2.2Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 2.3Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 2.4Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản? 
 3. Giới thiệu bài mới
I.Văn biểu cảm
1/Xem lại phần ôn tập văn.
2/Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:
_ Văn biểu cảm(còn gọi là văn trữ tình) là vă viềt ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
_ Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp,thắm nhuần tư tưởng nhân văn,và phải là tình cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
_ Một bài văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ ỵếu.
_ Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nổi niềm cảm xúc trong lòng.
_ Văn biểu cảm có bố cục ba phần.
3,4/Yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có vai trò gợi hình gợi cảm.
 Văn bản biểu cảm sử dụng hai loại yếu tố này nhưn hững phương tiện trung gian để truyền cảm chứ không nhằm mục đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự việc một càch đầy đủ.
5/Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương,lòng ngưỡng mộ,ngợi ca đối với một con người,sự vật,hiện tượng,ta cần phải nêu được vẻ đẹp,nét đáng yêu,đáng trân trọng của sự vật,hiện tượng,con ngừơi.Riêng đối với con người,cần phải nêu được tính cách cao thượng của người ấy.
6/Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi sử dụng nhiều phương tiện ngôn tu từ.
_ Đối lập “Sài Gòn còn trẻ.Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với 3000 năm”
_ So sánh “Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ noãn nà”
_ Nhân hóa “Tôi yêu sông xanh,núi tím;tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần”
_ Liệt kê “.mùa xuân có mưa rêu rêu ,gió lánh lạnh,có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,có”
_ Dùng câu hỏi tu từ “ai bảo được non đừng thương nước..Ai cấm được trai thương gái”
_ Dùng hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: hình ảnh “mùa xuân của tôi”, “quê hương của tôi” thể hiện tình yêu quê hương thiết tha sâu lắng của Vũ Bằng.
7/ Kẻ bảng điền vào chổ trống
Nội dung văn bản biểu cảm
Văn bản biểu cảm có nội dung biểu đạt tình cảm,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
Mục đích biểu cảm
Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người,khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu,lời than,văn biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự,miêu tả,dùng các phép tu từ để khơi gợi cảm xúc.
8/Kẻ bảng và điền vào chổ trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
Mở bài
Nêu hiện tượng,sự vật,sự việc và nói rõ lí do vì sao lại thích hiện tượng,sự vật ấy
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên đặc điểm của hiện tượng,sự vật,sự việc ấy trong đời sống xã hội,trong đời sống riêng tư của bản thân.Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ,cảm xúc sâu sắc.
Kết luận
Tình cảm đối với hiện tượng,sự vật, sự việc ấy
II.Văn nghị luận
2/Trong đời sống văn bản nghị luận thường xuất hiện :trong các hội nghị,hội thảo dưới dạng những ý kiến tham gia thảo luận.
Ví dụ: ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá,ý kiến làm thế nào để học tốt.
Trên báo chí, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận,các lời kêu gọi.
Trong SGK văn nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn bàn về những vấn đề xã hội- nhân sinh và những vấn đề chung
3/Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản là:
_ Luận điểm
_ Luận cứ
_ Lập luận 
* Trong đó Luận điểm là yếu tố quan trọng
4/ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của bài văn và là linh hồn của bài viết,nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm nêu ra dưới hình thức câu khẳng định(hay phủ định).Luận điểm phải đúng đắn chân thật,đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Câu a,dlà luận điểm vì nó khẳng định một vấn đề,thể hiện tư tưởng của người viết.
Câu b là câu cảm thán.
Câu c là một cụm danh từ.
5/Cách nói như vậy là không đúng.Để làm được văn chứng minh,ngoài luận điểm và dẫn chứng,còn phải phân tích dẫn chứng và dùng lí lẽ, diễn giải sao cho dẩn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh.Lí lẽ và dẫn chứng phải được lựa chọn phải tiêu biểu.
6/So sánh cách làm hai đề:
_ Giống nhau: điều nêu ra luận đề là “lòng biết ơn”
_ Khác nhau: 
Phải giải thích câu tục ngữ theo các bước
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
Tại sao “ăn quả’’ lại nhớ “kẻ trồng cây”
Dùng dẫn chứng để chứng minh “ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng”
Giải thích là dùng lí lẽ làm sáng tỏvấn đề
Chứng minh là dùng dẫn chứng (và lí lẽ)để khẳng định vấn đề.
4.Củng cố
 4.1. Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 4.2. Nêu các văn bản nghị luận đã học?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập phần tiếng việt” SGK trang
****************
TUẦN 33
TIẾNG VIỆT
Bài 32 tiết 129
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : nắm được các phép tu từ cú pháp và các phép biến đổi câu,đồng thời biêt`1 cách vận dụng.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 2.2. Nêu các văn bản nghị luận đã học?
 3. Giới thiệu bài mới
Liệt kê
Điệp ngữ
 1/ Các tu từ đã học
Các phép tu từ cú pháp
 2/ Các phép biến đổi câu đã học
Các phép biến đổi câu
Chuyển đổi kiểu câu
Thêm bớt thành phần câu
Thêm trạng ngữ
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Rút gọn câu
Mở rộng câu
4.Củng cố
 4.1. Cho ví dụ các tu từ đã học
 4.2. Cho ví dụ các phép biến đổi câu đã học
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Chương trình địa phương” SGK trang
****************
TUẦN 34
TẬP LÀM VĂN
Bài 33 tiết 133,134
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và tập làm văn)
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp các em:
_ Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao,tục ngữ.
_ Trình bày được trước lớp.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Cho ví dụ các tu từ đã học
 2.2. Cho ví dụ các phép biến đổi câu đã học
 3. Giới thiệu bài mới
GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
GV phân công cho một số HS khá trong tổ phụ trách việc biên tập(loại bỏ bớt câu không phù hợp)và sắp sếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
Tổ chức cho HS nhận xét về phần ca dao,tục ngữ đã sưu tầm:chọn câu hay,giảng câu hay,giải thích địa danh,tên người ,tên cây,quả,phong tục có trong các câu ca dao,tục ngữ đã sưu tầm.
Biểu dương hioặc trao tặng phẩm cho tổ hoặc cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy.
4.Củng cố
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Hoạt động ngữ văn” SGK trang
****************

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7(10).doc