Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 26

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 26

I. Mục tiêu : Qua bài học, học sinh nắm được:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về Hoài Thanh.

- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc cốt yếu, ý nghĩa, công dụng của văn chương.

- Nắm được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản nghị luận văn học.

 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận

 3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương .

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài,

 Một số tác phẩm văn học minh họa nội dung .

- Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi, dẫn chứng minh họa cho nội dung văn bản . .

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Tiết: 97
Ngày soạn: 26/02/2011
Ngày dạy: 28/02/2011
VĂN BẢN: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 (Hoài Thanh)
I. Mục tiêu : Qua bài học, học sinh nắm được:
 1. Kiến thức:
	- Sơ giản về Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc cốt yếu, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Nắm được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản nghị luận văn học.
	- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận
 3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài, 
 Một số tác phẩm văn học minh họa nội dung .
- Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi, dẫn chứng minh họa cho nội dung văn bản . .
III. Các bước lên lớp :
 1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
 2. Kiểm tra bài cũ :
? Học xong bài " Đức tính giản dị của Bác Hồ " em biết được gì ? Em có cảm nghị gì ?
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Gọi hs đọc chú thích *
H: Nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm ?
- Hướng dẫn hs đọc văn bản và phần chú thích số.
H: Văn bản này thuộc thể loại nào?
H: Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
Gv phân biệt cho hs 2 loại :
 - Nghị luận CT, XH và nghị luận văn chương .
H : Văn bản chia làm mấy phần, nội dung từng phần .
Tìm hiểu nội dung chi tiết .
Gọi hs đọc lại phần 1 .
Cho hs thảo luận câu hỏi (1) SGK - Gọi hs trả lời - nhận xét - bổ sung .
H : Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả ?
H : Nhận xét của em về quan niệm của tác giả?
H : Lấy dẫn chứng minh họa ?
(Nguyễn Du viết Kiều ; Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm ... ) .
GV : Cội nguồn của rất nhiều tác phẩm văn chương xuất phát từ tình thương, lòng nhân ái
H : Quan niệm ấy có hoàn toàn chính xác hay không ?
- Nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ .
GV : Còn có những quan điểm khác, lao động, nghi lễ, vui chơi ...
H : Tiếp theo tác giả nói về vấn đề gì ?
Gọi hs đọc câu 2 - cho hs thảo luận - gọi hs trả lời - nhận xét - bổ sung .
( dẫn chứng : Thân phận người lao động, người nông dân ... kết thức có hậu ... )
H : Chỉ ra những câu văn nói về tác dụng của văn chương ?
H : Phân tích, rút ra nội dung, ý nghĩa của từng câu đó ?
H : Nét đặc sắc trong gnhệ thuật nghị luận của tác giả ở đây là gì ?
H : Tóm lại, theo tác giả văn chương có công dụng, ý nghĩa gì ?
H : Lấy dẫn chứng làm sang tỏ ý vừa nêu? (yêu nước, căm thù giặc, yêu quê hương, nhân ái ...).
Tổng kết :
H : Nêu lại nghệ thuật đặc sắc của văn bản ?
H : Nội dung của văn bản là gì ?
H : Qua đây ta hiểu gì về tác giả ? (am hiểu, chân trọng, đề cao văn chương ) .
Luyện tập :
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập, cho hs thảo luận ý giải thích; thi làm ý chứng minh .
I/ Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả, tác phẩm .
 2. Đọc, Chú thích : 
3. Thể loại: Nghị luận văn chương : Làm sáng tỏ nguồn gốc, ý nghĩa văn chương.
4. Bố cục : 2 phần .
- Từ đầu ... "Vị tha " : Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương .
- Còn lại : Công dụng của văn chương .
II/ Phân tích :
1. Nguồn gốc cốt yếu cuả văn chương .
- Đời xưa ... nguồn gốc của thơ ca - > khi con người có cảm xúc mãnh liệt => Thương người, thương muôn vật, muôn loài 
-> Cách vào đề tự nhiên, hấp dẫn .
=> Quan điểm đúng đắn, sâu sắc .
2. Nhiệm vụ :
- Văn chương hình dung sự sống .
- Văn chương sáng tạo .
-> Phản ánh cuộc sống ( bằng hình ảnh, hình tượng ) .
Dựng lên những hình ảnh, ý tưởng cho cuộc sống trong tương lai .
3. Công dụng của văn chương :
- Một người ... hay sao ?
- Văn chương gây ... nghìn lần .
- Từ khi ... mới hay .
- Nếu ... nghèo nàn .
-> Lập luận chặt chẽ, sáng sủa, vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh .
=> Văn chương khơi dậy, nuôi dưỡng làm giàu những tình cảm tốt đẹp của con người, làm đẹp cuộc sống.
III/ Tổng kết :
1. Nghệ thuật .
2. Nội dung .
IV/ Luyện tập .
4. Củng cố : 
- Tiết học giúp em biết gì ? Gợi cho em suy nghĩ gì ?Giáo dục tình cảm, ý thức học văn chương; tích hợp cách viết văn nghị luận .
5. Đánh giá:
6. Dặn dò : 
- Học bài .
- Tiếp tục làm bài luyện tập
Tuần: 26
Tiết: 98
Ngày soạn: 26/02/2011
Ngày dạy: 28/02/2011
KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Kiểm tra toàn diện kiến thức về văn bản đã học từ đầu kỳ II .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài .
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bài, làm bài nghiêm túc .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu ra đề, đáp án phù hợp .
	- Học sinh chuẩn bị : học bài kỹ .
III. Các bước lên lớp :
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Phát đề .
- GV phát đề đã phô tô sẵn cho học sinh.
- HS nhận đề và điền thông tin cần thiết trước khi làm bài.
3. Bao quát .
GV bao quát lớp và kịp thời nhắc nhở đối với những học sinh có thái độ làm bài không nghiêm túc.
4. Thu bài - nhận xét .
5. Dặn dò .
- Học, ôn lại những kiến thức vừa kiểm tra
- Chuẩn bị bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo ) .
Ma trËn ®Ò
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Câu 1,2,4
(0,75đ)
Câu 3
(0,25đ)
Câu 10
(5,5đ)
5 câu
(6,5đ)
Tục ngữ
Câu 5,8
(0,5đ)
Câu 6,7
(0,5đ)
Câu 9
(2,5đ)
5 câu
(3,5đ)
Tổng
5 câu
(1,25đ)
3 câu
(0,75đ)
1 câu
(2,5)
1 câu
(3,5)
10 câu
(10 đ)
ĐỀ RA:
A. TRẮC NGHIỆM
Cho đoạn văn sau :
 “Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh.” 
Câu 1( 0,25đ) : Đoạn văn trên được trích ở văn bản nào ?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta	B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
C. Ý nghĩa văn chương	D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
 Câu 2 ( 0,25đ): Văn bản  Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả nào ?
Tác giả Phạm Văn Đồng	B. Tác giả Hoài Thanh
C. Tác giả Đặng Thai Mai	D. Tác giả Hồ Chí Minh
Câu 3( 0,25đ): Văn bản  “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sử dụng phương pháp lập luận nào ?
 A.Chứng minh và giải thích	B. Chứng minh và bình luận
 C. Chứng minh, giải thích, bình luận 	D. Giải thích, bình luận
Câu 4( 0,25đ): Trong văn nghị luận, người viết chủ yếu phải dùng:
	A. Tình tiết	 B. Chi tiết	
	C. Luận cứ	 D. Hình ảnh.	
Câu 5( 0,25đ: Tục ngữ là gì? 
A. Là những câu nói dân gian đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày
B. Là câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh và là một thể loại văn học dân gian.
C. Là những câu thơ diễn tả sâu sắc và sinh động đời sống tâm hồn tình cảm, tư tưởng của người lao động 
D. Bao gồm cả ý A và B.
Câu6( 0,25đ): Câu tục ngữ “ Một mặt người bằng mười mặt của” thuộc đề tài nào?
A. Đề tài thiên nhiên 	B. Đề tài con người và xã hội.
C. Đề tài lao động sản xuất. 	D. Đề tài về gia đình.
Câu 7( 0,25đ): Câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” ?
A. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”	 B. “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”
C. “Đói ăn vụng, túng làm liều”	 D. “Giấy rách phải giữ lấy lề”
Câu 8( 0,25đ): Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
	A. Công việc lao động sản xuất của nhà nông
	B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
	C. Những kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất
	D. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
B. TỰ LUẬN: 8đ
Câu 1(2,5đ): Chép 5 câu tục ngữ viết về kinh nghiệm lao động sản xuất và thiên nhiên 
Câu 2(5,5đ): Em hãy Trình bày cảm nhận về cách đưa lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng 
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
C
C
A
B
D
D
B. Tự luận đề :
Câu 1 : Chép đúng 5 câu tục không sai lỗi chính tả mỗi câu 0,5đ
Câu 2 : HS phải nhận xét được khái quát tác giả đưa ra lí lẽ bình luận sâu sắc có sức thuyết phục
Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chân thực và sắp xếp theo một trình tự hợp lí
-> Chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ
- Đức tính giản dị trong đời sống hàng ngày : bữa ăn, căn nhà
- Giản dị trong công việc : Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì tự làm được thì không cần đến người phục vụ
- Đời sống vật chất giản dị càng làm nổi bật đời sống tinh thần phong phú
- Giản dị cả trong lời nói, bài viết
 -> Ta thấy giản dị ở Bác Hồ không chỉ là một thói quen, một cách sống mà còn là biểu hiện một quan niệm, tư tưởng, tình cảm sâu sắc và cao đẹp của Bác Hồ
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG
Tuần: 26
Tiết: 99
Ngày soạn: 28/02/2011
Ngày dạy: 02/3/2011
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu : Qua bài học học sinh nắm được:
 1. Kiến thức:	
- Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động, tác dụng của việc chuyển đổi.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động .
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
- Đặt câu chủ động hay bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. thái độ: Bồi dưỡng ý thức sử dụng câu phù hợp mục đích, văn cảnh .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
	- Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi .
III. Các bước lên lớp :
 1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
 2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là câu chủ động ? cho ví dụ ?
- Thế nào là câu bị động ? cho ví dụ ?
- Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .
 3. Bài mới : 
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .
Gv đưa bảng phụ ghi 2 câu ví dụ .
Gọi hs đọc câu 1 - cho hs thảo luận 
Gọi hs nêu điểm giống nhau .
H : Vì sao em biết đó là câu bị động ?
Gọi hs nêu điển khác nhau .
Gv đưa bảng phụ ghi câu chủ động của 2câu bị động trên cho hs so sánh (nội dung, vị trí từ ngữ ) .
Gọi hs đọc câu 2 - cho hs nêu nhận xét - gv dùng bảng phụ (gắn). 
Thực hiện thao tác chuyển đổi cho hs theo dõi
I/ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
1. Ví dụ :
+ Giống : 
- Cùng nói về một sự việc .
- Cùng là câu bị động .
+ Khác :
- Câu (a) có từ được .
- Câu (b) không có từ được .
(a) Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng lên đầu câu, thêm từ bị hoặc được sau từ, cụm từ ấy .
(b) Chuyển từ, (cụm từ) chuyển đối tượng lên đầu câu; lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể thành bộ phận không bắt buộc .
Gọi hs đọc câu 3- cho hs thảo luận - gọi hs trả lời - nhận xét - bổ sung .
H : Qua tìm hiểu em hãy cho biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
H : Có phải cứ có từ bị, được là câu bị động không ?
Gọi hs đọc ghi nhớ .
Luyện tập :
Gọi hs đọc yêu cầu BT1 - cho hs làm vào PHT lớn - đưa kết quả lên bảng, nhận xét, bổ sung .
Gọi hs đọc yêu cầu BT2 - cho hs làm thi - nhận xét - bổ sung .
Gọi hs đọc yêu cầu BT3 - cho hs viết - gọi một số hs đọc, nhận xét, bổ sung .
H : Em hãy cho một câu chủ động rồi đổi thành những câu bị động tương ứng .
H : Xác định kiểu câu (CĐ - BĐ) của 2 câu sau đây ? Chuyển đổi thành những kiểu tương ứng ?
H : Nhận xét 2 câu bị động (2) .
Gv : Tùy văn cảnh, đối tượng chuyển đổi cho phù hợp (rõ nghĩa, có tác dụng) -> Giáo dục .
2. Ghi nhớ :
- Hai cách chuyển đổi :
- Không phải cứ có bị, được là câu bị động .
II/ Luyện tập :
1,a. Ngôi ... xây từ ...
 Ngôi ... được xây ...
 b. Tất cả ... làm bằng ...
 Tất cả ... được ...
 c. Con ngựa ... buộc ...
 Con ngựa ... được buộc ...
 d. Một ... dựng lên ...
 Một ... được dựng lên ...
2.a. Em bị ... (được) .
 b. Ngôi nhà ấy ...
 c. Sự khác biệt ...
-> Được : Tích cực - mong muốn .
 Bị : Tiêu cực - không .
3. Viết đoạn văn .
* Bổ sung 
- Nắng bốc hương hoa Tràm thơm ngây ngất . CĐ
Hương hoa Tràm được nắng ... BĐ1 .
Hương hoa Tràm nắng ... BĐ2 .
- Mùi hương ngọt ngào được gió đưa lan xa BĐ1 .
Mùi hương ... gió đưa ... BĐ2 .
Gió đưa mùi hương ngọt ngào ... CĐ
4. Củng cố : 	 Tiết học giúp em biết gì ?
5. Đánh giá:
6. Dặn dò : 	 Học bài , Tiếp tục làm BT 3 .
Tuần: 26
Tiết: 100
Ngày soạn: 28/02/2011
Ngày dạy: 02/3/2011
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu : Qua bài học cần đạt được:
 1. Kiến thức:
- Học củng cố những kiến thức, kỹ năng làm bài văn lập luận chứng minh.
- Nắm được phương pháp và yêu cầu đối với moạn văn chứng minh.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn chứng minh .
 3. thái độ: Bồi dưỡng ý thức tích lũy dẫn chứng (hiểu biết) về các vấn đề của xã hội, cuộc sống .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nội dung các bài đã dặn HS chuẩn bị 
 Một số đoạn văn cho các đề trên .
	- Học sinh chuẩn bị : Thực hiện 4 bước làm bài (theo đề đã được phân công)
III. Các bước lên lớp :
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ : Viết bài là bước thứ mấy ? Viết bài đã làm gì và phải dựa vào đâu ?
Kiểm tra sự chuẩnt bị của HS
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Gọi 4 tổ trưởng lên ghi 4 đề TLV đã phân công chuẩn bị .
Kiểm tra việc lập dàn ý và hoàn chỉnh dàn ý từng đề.
Gọi HS đưa các dàn ý đã chuẩn bị lên bảng. Nhận xét - Bổ sung trong từng dàn ý.
Luyện viết đoạn văn.
Gọi HS đọc các đoạn văn đã chuẩn bị theo từng đề - gọi HS nhận xét- bổ sung- GV có thể làm một vài đoạn mẫu cho HS
* Đề : 3,5,7,8 (Trang 66,67)
I. Dàn ý
Đề 3
- Nêu vấn đề : Văn chương luyện
- Chứng minh : yêu quê hương đất nước ; tình cảm gia đình ; nhân hậu vị tha; cảm thông chia sẻ; tự hào dân tộc; yêu kính Bác ...
- KHẳng định công dụng to lớn của văn chương
Đề 5 
- Chứng minh : những mẩu chuyện
Ai ngoan ... chiếc vòng ...
Hình ảnh : Bác vui đùa cùng ...
Các câu thơ : Trung thu... Trẻ em
Đề 7:
- Chứng minh : Sách là người bạn .
+ Chọn đúng -> kết quả tốt (Đề 3)
+ Chọn sai -> hậu quả lớn (Đàn ... tinh tế 
Đề 8 
- Chứng minh :
II. Viết đoạn văn
4. Củng cố : - Tiết học giúp em biết gì ? Khi viết đoạn văn lập luận chứng minh phải lưu ý những gì ? 
5. Đánh giá:
6. Dặn dò : 	- Học bài , làm các đề của tổ khác . .
- Chuẩn bị bài : Ôn tập văn nghị luận theo yêu cầu SGK .

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 tuan 26.doc