Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 năm 2006

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 năm 2006

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Hiểu sơ lược về khái niệm Truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.

- Kể lại được truyện.

B. Tiến trình lên lớp:

ã Bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của HS.

ã Bài mới:

- GV giới thiệu bài.

- Hướng dẫn các em cách ghi chép, theo dõi bài.

 

doc 183 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 , ngày 06 tháng 9 năm 2006
Tiết 1: 
văn bản: Con rồng cháu tiên
 (Truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu sơ lược về khái niệm Truyền thuyết.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.
Kể lại được truyện.
B. Tiến trình lên lớp:
Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của HS.
Bài mới:
GV giới thiệu bài.
Hướng dẫn các em cách ghi chép, theo dõi bài.
 III. Luyện tập:
ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm Bánh chưng Bánh giầy ?
Đề cao sản xuất nông nghiệp.
Thể hiện phong tục thờ cúng Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
Thể hiện sự gìn giữ truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
* Lời mách bảo của thần: 
Là chi tiết kỳ ảo làm tăng sức hấp dẫn.
Ca ngợi, khẳng định giá trị của sức lao động, sản phẩm lao độngg; phân định của vua Hùng: Sự vật bình thường giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc.
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
Đọc kỹ, kể lại được truyện, học thuộc phần ghi nhớ.
Soạn bài mới.
Thứ 5, ngày 07 tháng 9 năm 2006
Tiết 3: 
tiếng việt: từ và cấu tạo từ tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm từ tiếng Việt (khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ).
Luyện kỹ năng nhận diện từ và sử dụng từ. 
B. Tiến trình lên lớp:
Bài cũ:
Kiểm tra sách vở chuâr bị bài của HS. 
Bài mới:
GV giới thiệu bài. 
HS đọc bài tập 1 SGK.
? Câu trên có mấy từ? Có mấy tiếng?
? Giữa các từ có gì khác nhau về cấu tạo?
Vậy từ và tiếng có gì khác nhau? (Từ dùng để làm gì? Tiếng dùng để làm gì? Khi nào thì 1 tiếng được coi là 1 từ?)
HS làm nhanh
HS đọc ghi nhớ.
GV chuẩn bị bảng phân loại.
HS tự làm bài tập 1.
Nhận xét bài làm của bạn.
? Dựa vào bảng phân loại trên và kiến thức ở tiểu học, hãy phân biệt từ đơn và từ phức? Từ ghép và từ láy?
HS đọc ghi nhớ.
I. Từ là gì?
 1. Bài tập 1:
Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
đ Câu trên có 9 từ, 12 tiếng.
Có từ chỉ có 1 tiếng (vừa là từ, vừa là tiếng).
Từ kết hợp với nhau để tạo nên câu.
Tiếng để tạo nên từ.
Khi tiếng đó có nghĩa và có thể đứng độc lập để tạo nên câu thì có thể gọi là 1 từ.
2. Bài tập1b: Tìm từ và tiếng trong câu
 Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo.
đ Ghi nhớ SGK
II. Từ đơn và từ phức
1. Bài tập:
Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăn, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm.
Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
Từ láy: trồng trọt.
đ Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng.
Từ phức: là từ có 2 hoặc nhiều tiếng.
Từ ghép: các tiếng cơ quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
2. Ghi nhớ: (SGK)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a. Từ ghép: nguồn gốc, con cháu.
b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: là từ cội nguồn, gốc rễ.
c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
Cha mẹ, cô bác, cậu gì, chú bác, ông bà...
Bài tập 2: Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
Quy tắc 1: Nam trước, nữ sau (anh, chị).
Quy tắc 2: Trên trước, dưới sau (cha, anh).
Bài tập 3: HS điền vào bảng SGK.
Bài tập 4: 
Từ láy "thút thít" được miêu tả tiếng khóc của cô gái, tiếng khóc như cố nén lại.
đ Từ tương tự về tác dụng miêu tả: sụt sùi, tấm tức, rưng rức...
Bài tập 5: Thi tìm nhanh các từ láy:
Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, rúc rích, ha hả, sằng sặc.
Tả tiếng nói: ồm ồm, lè nhè, lầu bầu, léo nhéo.
Tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, co ro, lúi húi, lòng khòng.
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
Học thuộc ghi nhớ SGK.
Làm bài tập 3, 4, 5.
 Xem bài sau.
Thứ 7, ngày 09 tháng 9 năm 2006
Tiết4 : 
tập làm văn : giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Nhớ lại kiến thức văn bản đã được học từ trước.
Hình thành sơ bộ các khái niệm về văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
Rèn luyện kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản. 
B. Tiến trình lên lớp:
Bài cũ:
Kiểm tra sách vở, chuẩn bị của HS. 
Bài mới:
GV giới thiệu chương trình và phương pháp học phần tập làm văn 6, tích hợp chặt chẽ với phần văn bản, tiếng Việt, giảm lý thuyết, tăng thực hành.
? Khi cần khuyên nhủ người khác hay thể hiện một nguyện vọng em làm thế nào?
? Khi muốn biểu đạt những tình cảm, ý định một cách trọn vẹn, đầy đủ cho người khác hiểu ta làm thế nào?
HS đọc câu ca dao.
? Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì?
Câu 1 và 2 có mối quan hệ với nhau không? Nếu có thì quan hệ như thế nào?
? Vậy qua tìm hiểu VD em hiểu giao tiếp là gì? Văn bản là gì?
HS quan sát bảng phân loại VB SGK
? Căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu văn bản? Có mấy kiểu VB và phương thức biểu đạt?
Mục đích giao tiếp của các kiểu VB đó là gì? Nêu ví dụ?
- HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
 1. Tìm hiểu ví dụ: Văn bản và mục đích giao tiếp
Nói hoặc viết ra cho người ta hiểu (có thể bằng 1 tiếng, 1 câu hay nhiều câu...)
Ví dụ: Em muốn đi chơi công viên.
đDiễn đạt ra bằng ngôn ngữ(nói hoặc viết) một cách đầy đủ, có đầu có đuôi, rõ ràng mạch lạc.
Ví dụ: Em thích bóng đá. Mỗi khi được xem trận bóng hay em thấy tinh thần sảng khoái,vui vẻ và em cảm thấy như yêu đời hơn.
GV: Khi các em nói, viết ra những điều đó là các em đã tạo lập văn bản.
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
đ Nêu ra một lời khuyên nhủ: Giữ chí cho bền.
Hai câu có mối quan hệ với nhau cả về hình thức lẫn nội dung:
Câu 1 nêu lời khuyên nhủ “ Giữ chí cho bền”. Câu 2 giải thích thêm giữ chí cho bền nghĩa là thế nào.
đ Cả 2 câu liên kết với nhau nhờ vào yếu tố vần. Biểu đạt một ý trọn vẹn.
ô Câu ca dao trên là một văn bản.
2. Khái niệm về giao tiếp và văn bản
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
Căn cứ vào mục đích giao tiếp.
Có 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
HS lần lượt trả lời SGK.
* Ghi nhớ: Có 6 kiểu văn bản thường gặp và các phương thức biểu đạt tương ứng.
Kkk/:
Tự sựl.l,, diễkololn biến sự việc Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, kết duyên cùng nhau, sinh con, chia con...
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
Học thuộc phần ghi nhớ.
Soạn văn bản Thánh Gióng.
Thứ 2 , ngày 11 tháng 9 năm 2006
Tiết 5: 
văn bản: thánh gióng
 (Truyền thuyết) 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm vững nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
Luyện kỹ năng đọc, kể, tóm tắt, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết. 
B. Tiến trình lên lớp:
Bài cũ:
? Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyện?
Bài mới:
GV giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu đọc.
Gọi HS đọc truyện.
Hướng dẫn HS tóm tắt truyện.
Cho HS tập nhận xét.
GV cho HS giải thích thêm các từ ngoài SGK.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục.
? Mạch kể câu chuyện có thể ngắt thành mấy đoạn nhỏ? ý chính mỗi đoạn?
? Nhân vật trung tâm của truyện là ai?
Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo để tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn. Đó là những chi tiết cơ bản nào?
? Sau 3 năm không nói không cười, tiếng nói đầu tiên của Gióng là xin đi đánh giặc. Chi tiết này gợi cho em suy nghĩ gì?
? Việc bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi chú bé nói lên điều gì?
? Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ gợi cho em những cảm nhận gì?
? Chi tiết Gióng nhổ tre bên đường giết giặc có ý nghĩa gì?
? Hình ảnh Thánh Gióng bay về trời gợi lên cho em suy nghĩ gì?
(Tại sao Gióng không về với mẹ hay lên kinh đô)?
? Dựng nên hình tượng Thánh Gióng nhân dân ta thời xưa muốn gửi gắm điều gì?
? Cơ sở sự thật của truyện Thánh Gióng?
HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc, kể tóm tắt và giải nghĩa từ khó
 1. Đọc truyện
Giọng đọc, kể đúng ngữ điệu; sự ngạc nhiên hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời.
Giọng đĩnh đạc trang nghiêm ở đoạn Gióng trả lời sứ giả. 
Giọng háo hức phấn khởi đoạn cả làng nuôi Gióng
Giọng khẩn trương mạnh mẽ đoạn Gióng cưỡi ngựa đánh giặc.
Đoạn cuối giọng chậm, nhẹ, thanh thản.
2. Kể tóm tắt truyện
3. Giải nghĩa từ khó
Tục truyền: phổ biến, truyền miệng trong dân gian( những từ thương mở đầu các truyện dân gian)
Tâu: báo cáo, nói với vua.
Tục gọi là: thường được gọi là.
GV: Bài có nhiều từ khó, những từ trên đều có nguồn gốc từ từ Hán cổ (từ mượn), phải nắm được nghỉa từng yếu tố để giải thích.
4. Bố cục: 4 phần
1. Từ đầu đến “nằm đấy”: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng.
2. Tiếp đ “cứu nước”: Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
3. Tiếp đ “lên trời”: Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
4 Còn lại: Gióng bay về trời.
 đ Truyện có một số nhân vật tham gia: Gióng, mẹ Gióng, dân làng, sứ giả...
Nhân vật trung tâm là Gióng vì toàn bộ câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành đến lúc Gióng bay về trời.
GV: Kể theo diễn biến của sự việc xẩy ra đối với nhân vật có mở đầu, có diễn biến, kết thúc chính là văn bản tự sự.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng
Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.
Mang thai 12 tháng, 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.
Nghe sứ giả rao, Gióng cất lời nói đầu tiên xin đi đánh giặc cứu nước.
Sau đó lớn nhanh như thổi, chú bé trở thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.
Tan giặc bay về trời.
đ Chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện thêm lí thú, hấp dẫn mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Tiếng rao gọi của sứ giả là lời kêu gọi của non sông đất nước lúc lâm nguy. Câu trả lời - Lời nói đầu tiên, chào đời- của Gióng chính là sự đăp lời Tổ quốc. Đó là tiếng nói của lòng yêu nước, của sức mạnh, ý thức giết giặc cứu nước. Sức mạnh ấy bấy lâu nay vẫn tiềm ẩn, chưa được thức tỉnh. Giờ đây Tổ quốc lâm nguy, ý thức đánh giặc cứu nước đã tạo cho người anh hùng khả năng thần kỳ. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.
đ Gióng lớn lên bằng chính cơm ăn, áo mặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng những gì bình thường giản dị. Gióng trở thành người con của nhân dân, là sức mạnh của toàn dân.
đ Theo quan niệm của người Việt cổ, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, mới chứng tỏ khả năng tiến công. Cái vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng của Gióng là để đạt đến độ phi thường ấy.
GV: Đó là sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, về tinh thần của một dân tộc trước hoạ giặc ngoại xâm. Khi lịch sử đòi hỏi, khi vận mệnh đang đặt ra vấn đề sống, còn một cách cấp bách, dân tộc ấy sẽ phải tự thay đổi tầm vóc của mình để đáp ứng yêu cầu mà lịch sử đặt ra.
2. Thánh Gióng ra trận
Thánh Gióng ra trận mang theo trong mình những gì bình thường nhất (cơm gạo của nhân dân) và cả những thành tựu kỹ thuật tiên  ...  Bình, Có thểhai con đường.
- Dùng dấu (.) sau Quảng Bình là hợp lí.
- Dùng dấu (,) sau Quảng Bình là không hợp lí vì: Biến câu thành câu ghép có 2 vế nhưng ý nghĩa của hai vế này rời rạc không liên quan chặt chẽ với nhau (câu dài không cần thiết).
b1. Dùng dấu chấm sau bí hiểm là không hợp lí vì: 
- Tách VN2 ra khỏi CN
- Cắt đôi quan hệ từ vừavừa
b2. Dùng dấu chấm phẩy sau bí hiểm là hợp lí.
2. Chữa lỗi dùng dấu câu
a. Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật
b. Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật
III. Luyện tập:
Bài 1: Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn và làm miệng.
- HS nhận xét bổ sung (nếu sai sót).
Bài 2: Phát hiện lỗi và sửa lại cho đúng?
 Dùng dấu chấm hỏi chưa đúng:
- Chưa?
- Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?
đ Dùng dấu chấm vì đó là câu trần thuật.
Bài 3,4: Cho 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ. 
- Xem bài 32.
Thứ 6, ngày 11 tháng 5 năm 2007
Tiết 132: 
 trả bài viết số 7 & bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Thông qua giờ trả bài giúp học sinh:
Củng cố kiến thức kĩ năng về văn miêu tả (văn tả người sáng tạo).
Chỉ cho HS thấy được ưu và khuyết điểm trong bài làm của mình: về hành văn, cách trình bày, chính tả, diễn đạt
Biết học tập những ưu điểm trong cách viết của bạn.
Củng cố kiến thức về cảm nhận văn bản miêu tả và cách làm bài văn miêu tả. 
B. Tiến trình lên lớp:
I. Trả bài tập làm văn:
 1. GV chép đề lên bảng.
 - Cho HS đọc lại đề bài.
2. Nhận xét chung:
+ Đa số các em biết cách làm bài văn tả người, quan sát và trình bày theo dàn ý tả về vẻ bên ngoài, tính tình, công việc, dựa vào tác phẩm để tưởng tượng.
+ Vẫn còn một số em tả chung chung, chưa biết tưởng tượng để tả chi tiết, đặc điểm công việc nhằm thể hiện tình cảm yêu quý của em đối với người đó.
+ Bài khá: 6C: Thúy, Mai, Hảo, Vinh
 6 D: Trâm, Ngọc, Trường Giang, Hắc Long, Thảo
3. Chữa lỗi:
+ Lỗi chính tả: Vẫn còn viết tắt, viết hoa tùy tiện 
+ Lỗi diễn đạt: chưa trôi chảy, lủng củng
+ Lỗi trình bày: còn cẩu thả, chưa rõ ràng
4. Dàn bài đại cương:
a) Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, giới thiệu chung về nhân vật định tả (Lượm).
b) Thân bài:
- Tả chung về Lượm: tuổi tác, hình dáng, ...
- Tả những đặc điểm nổi bật của Lượm: tính tình, công việc, sở thích
- Kể và tả về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh anh dũng của Lượm.
- Miêu tả về cái chết của Lượm trên cánh đồng quê hương.
 c) Kết bài: Cảm xúc của em về bài thơ và về Lượm.
II. Trả bài kiểm tra tiếng Việt:
- GV cho HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu của từng phần từng câu.
- HS xây dựng đáp án , GV bổ sung, hoàn thiện đáp án. 
- HS tự nhận xét bài làm của mình, rút kinh nghiệm khi làm bài.
III. Luyện tập:
- HS đọc kĩ bài làm của mình.
- GV đọc một vài bài làm khá nhất để HS học tập.
- HS tự phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tiếp tục sửa lỗi.
- Trình bày lại bài viết.
Thứ 2, ngày 14 tháng 5 năm 2007
Tiết 133& 134: 
tổng kết phần văn và tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Làm quen với loại hình bài tổng kết chương trình: Hệ thống văn bản, nhân vật chính trong các truyện, đặc trưng thể loại của văn bản.
Củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu. 
Đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự kết hợp giữa các phương thức trong một văn bản.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.
B. Tiến trình lên lớp:
GV hướng dẫn HS tổng kết:
Tiết 133: Tổng kết phần Văn
Tiết 134: Tổng kết phần Tập làm văn
I. Phần Văn:
- Tổng kết theo 7 câu hỏi trong SGK (tr. 154)
Câu 1: Ghi lại theo trí nhớ các nhan đề đã học trong năm theo cụm bài, kiểu văn bản đã học theo thứ tự cụm chương trình sau đó đối chiếu SGK, bổ sung, điều chỉnh chỗ sai.
- Học sinh tự làm vào vở.
Câu 2: Đọc các chú thích * ở các bài 1; 5; 10; 14; 19 và trả lời câu hỏi:
 - Truyền thuyết là gì ?
 - Truyện cổ tích là gì ?
 - Truyện ngụ ngôn là gì ?
 - Truyện cười là gì ?
 - Truyện trung đại là gì ?
 - Văn bản nhật dụng là gì ?
Y/c: Trả lời ngắn gon đầy đủ, có nêu từ 1 đến 2 ví dụ minh họa.
Câu 3: Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự (truyện, văn xuôi) đã học.
 ( Học sinh làm ở nhà )
1. Thứ tự
2. Nhan đề văn bản
3. Nhân vật chính
4. Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính.
 Câu 5: Giữa các loại truyện dân gian, trung đại và hiện đại có điểm gì khác nhau về phương thức biểu đạt. 
- Phải có cốt truyện nhân vật, chi tiết kể, tả
Câu 6: + Những văn bản thể hiện tinh thần yêu nước:
- Thánh Gióng, sự tích Hồ Gươm 
 + Tinh thần nhân ái:
- Con rồng cháu tiên, bánh chưng - bánh giầy
II. Phần TLV: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào bảng 1 trong SGK (trang 155)
 + Tự sự: Con rồng cháu tiên, đêm nay Bác không ngủ
 + Miêu tả: Sông nước Cà Mau, mưa Cô Tô.
 + Biểu cảm: Lượm, đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Lao xao.
 + Nghị luận: Lòng yêu nước 
 + Nhật dụng: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha.
 + Hành chính, công vụ: Đơn từ.
* Mục đích:
 1. Tự sự: Kể chuyện, kể việc, làm sống lại câu chuyện, sự việc.
 2. Miêu tả: Tái hiện cụ thể, sinh động như thật cảnh vật hoặc chân dung con người
 3. Đơn từ: Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát kết cấu, bố cục của các loại văn bản.
1. Mở bài:
 - Tự sự: Giới thiệu khái quát chuyện, nhân vật hoặc dẫn vào truyện.
 - Miêu tả: Tả khái quát cảnh, người.
2. Thân bài: 
 - Tự sự: Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết.
 - Miêu tả: Tả cụ thể chi tiết theo một trình tự nhất định.
3. Kết luận:
 - Tự sự: Kết cục của truyện, số phận các nhân vật, cảm nghĩ của người kể.
 - Miêu tả: ấn tượng chung, cảm xúc của người tả.
III. Luyện tập:
Bài 1: Kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng văn xuôi.
 Ngôi kể: nhập vai anh đội viên, ngôi thứ nhất.
- Dựa vào bài thơ.
- Kể bằng lời văn của mình.
- Không sáng tạo. thêm bớt quá nhiều.
Bài 2, 3: làm ở nhà.
Thứ 4, ngày 16 tháng 5 năm 2007
Tiết 135: 
tổng kết phần Tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Củng cố và hệ thống hóa kiến thức cả năm lớp 6.
So sánh, hệ thống hóa khái quát hơn. 
Giải bài tập tổng hợp.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Hệ thống hóa kiến thức về từ và cấu tạo từ:
- Học sinh trả lời các câu hỏi, cho ví dụ.
- GV bổ sung, kết luận:
 1. Từ là gì? Cho ví dụ ?
 2. Thế nào là từ đơn ? Từ phức ? VD ?
 3. Từ ghép khác từ láy ở điểm nào ? Cho VD ?
II. Từ loại và cụm từ:
- Học sinh nhắc lại 7 từ loại đã học.
- Những từ loại nào có thể mở rộng thành cụm từ ?
Giáo viên: Từ là đơn vị cơ bản để tạo nên câu.
Nó được phân chia thành từ loại là để chỉ rõ chức năng của từ trong việc tạo câu
- Khi nằm trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ thì ý nghĩa của các danh từ, động từ, tính từ cụ thể hơn. 
* ý nghĩa của từ:
 - Là nội dung mà từ biểu thị.
 - 
III. Câu:
- Các loại câu đã học:
 + Câu trần thuật đơn.
 + Câu trần thuật đơn có từ là.
 + Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu:
 + Chủ ngữ
 + Vị ngữ.
IV.Dấu câu:
- Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật.
- Chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.
- Chấm than: Kết thúc câu cầu khiến hoặc cảm thán.
- Dấu phẩy: Phân cách các câu thành phần và các bộ phận của câu.
C. Luyện tập:
- Học sinh giải lại các bài tập tổng hợp
- Giáo viên bổ sung, nhận xét, kết luận.
Thứ 5, ngày 17 tháng 5 năm 2007
Tiết 136: 
ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm vững các yêu cầu của 3 phần: Văn, tiếng việt, TLV, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.
Luyện kĩ năng khái quát hóa,hệ thống hóa, ghi nhớ.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Hệ thống hóa những nội dung cơ bản: 
1. Phần đọc, hiểu văn bản:
Học kỳ I: Truyện dân gian
 Truyện trung đại
Học kỳ II: Truyện, ký, thơ tự sự, trữ tình hiện đại
 Văn bản, nhật dụng.
- Trình bày tóm tắt các điểm chủ yếu của từng loại văn bản.
- Cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, thứ tự kể, tả, ngôi kể, tả
- Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập 
- Chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
2. Phần Tiếng Việt:
- Từ: + Từ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 + Danh từ và cụm danh từ.
 + Động từ và cụm động từ.
 + Tính từ và cụm tính từ.
 + Số từ và lượng từ, chỉ đinh từ.
- Các vấn đề về câu (tiết 135)
- Các biện pháp tu từ:
 + So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phần Tập làm văn:
- Tự sự, kể chuyện:
 + Kể chuyên dân gian.
 + Kể chuyện đời thường
 + Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng.
- Miêu tả:
 + Tả cảnh thiên nhiên.
 + Tả đồ vật và cây cối.
 + Tả người (Chân dung và hành động)
 + Tả cảnh sinh hoạt.
 + Miêu tả tưởng tượng sáng tạo
- Đơn từ:
 + Theo mẫu
 + Không theo mẫu
II. Luyện tập:
- GV hướng dẫn học sinh giải đề kiểm tra tổng hợp trong SGK (trang 164-166)
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Thứ 3, ngày 08 tháng 5 năm 2007
Tiết 137& 138 :
KIểm tra tổng hợp cuối năm
( Đề chung KSCL của Phòng Giáo dục - chấm chung, do trường tổ chức)
Thứ 6, ngày 18 tháng 5 năm 2007
Tiết 139& 140: 
chương trình ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Biết được 1 số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường địa phương mình đang sinh sống.
Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong chương trình ngữ văn học kỳ II để làm phong phú thêm các chủ đề đã học.
Luyện kỹ năng so sánh khái quát, hệ thống hóa các vấn đề đã học.
Trình bày (miệng hoặc viết) một trong các vấn đề trên.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Nội dung:
 + Hướng dẫn học sinh sưu tầm thực tế, tranh ảnh, sách báo, băng tiếng, băng hình, ấn phẩm văn hóa, về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
 + Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em hiện nay.
2. Hoạt động trên lớp:
 + Trao đổi trong nhóm, tổ những kết quả đã chuẩn bị ở nhà.
+ Nhóm, tổ cử đại diện trình bày trước lớp.
+ GV tổng kết rút ra bài học.
3. Tổ chức tham quan (nếu có):
Nếu tổ chức đi tham quan di tích lịch sự hoặc danh lam thắng cảnh ở điạ phương thì học sinh cần nghiêm túc và chăm chú quan sát, nghe giới thiệu, về nhà viết bài thu hoạch và nộp cho GV hoặc tổ chức trình bày, giới thiệu trong giờ học ngoại khóa.
C. Hướng dẫn học, ôn tập trong hè:
 - Giáo viên ra cho học sinh một số bài tập để học sinh rèn luyện trong hè.
 - Học sinh làm vào vở để GV kiểm tra (sau hè).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6.doc