A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt
- Hiểu được vai trò và tác dụng của câu đặc biệt
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. ổn định lớp
2 Bài cũ: Câu rút gọn là gì? MĐ của việc rút gọn ? Khi nào thì câu được rút gọn?
Gợi ý trả lời
- Tuỳ theo văn cảnh nói, viết người ta có thể rút gọn một hay nhiều thành phần câu
=> Rút gọn là khi nói hoặc viết, ta lược bỏ bớt một số thành phần nào đó của câu mà vẫn giữ được lượng thông tin cần biểu đạt.
- MĐ; Làm cho câu văn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh , vừa tránh lặp lại những từ đã xuất hiện trong câu.
3. Bài mới
tuần 23 Ngày soạn : / /2011 Ngày dạy: / /2011 Tiết 82: câu đặc biệt a. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Nắm được khái niệm câu đặc biệt - Hiểu được vai trò và tác dụng của câu đặc biệt b. tổ chức các hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp 2 Bài cũ: Câu rút gọn là gì? MĐ của việc rút gọn ? Khi nào thì câu được rút gọn? Gợi ý trả lời - Tuỳ theo văn cảnh nói, viết người ta có thể rút gọn một hay nhiều thành phần câu => Rút gọn là khi nói hoặc viết, ta lược bỏ bớt một số thành phần nào đó của câu mà vẫn giữ được lượng thông tin cần biểu đạt. - MĐ; Làm cho câu văn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh , vừa tránh lặp lại những từ đã xuất hiện trong câu. 3. Bài mới Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hình thành khái niêm câu đặc biệt GV Cho HS tìm hiểu câu: Ôi , em Thuỷ! ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu trên? ? Kiểu cấu tạo như vậy thì thuộc kiểu câu nào? ? Em hãy phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt? Hoạt động 2: tác dụng của câu đặc biệt H: Câu đặc biệt thường dùng trong những hoàn cảnh nào? ? Câu trên có tác dụng gì? Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc ? Nêu tác dụng của câu này? Nhằm liêt kê, miêu tả sự vật , hiện tượng ? Câu trên dùng dể làm gì? – Dùng để bộc lộ cảm xúc, trạng thái tâm lí. ? Câu trên dùng để làm gì? Dùng để hỏi đáp ? Dùng để làm gì? Dùng để gọi tên hay trình bày một hoạt động chính Cho 3 HS đọc to, rõ 1. Tìm hiểu thành phần câu - Câu : Ôi, em Thuỷ! - Câu này không phải là câu rút gọn vì nó không thể khôi phục được thành phần bị lược đỏ => Là câu đặc biệt Câu đặc biệt là câu không có CN và VN, còn câu rút gọn là kiểu câu vốn có CN và VN nhưng trong trường hợp nào đó bị rút gọn thành phần. Câu rút gọn chỉ tồn tại được trong ngữ cảnh nhất định. Câu đặc biệt có thể tồn tại độc lập. *) Ghi nhớ SGK. Xét các VD: VD1: 30 – 04 -1980 Chân đềo Mã Phục VD2: Chửi , Kêu, Đấm, Đá, Thủi, Bịch VD3: Sao mà lâu thế! Thật là lùng! VD4: - Bác ơi ! - Vâng ạ! VD5: - Thanh bào kiếm . – Xung phong *Ghi nhớ SGK : Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: a) – Không có câu đặc biệt - Các câu rút gọn: Có khi được trình bày trong tủ kính, trong pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi giấu kín trong rương, trong hòm. b) Không có câu rút gọn Các câu dặc biệt: Ba giây ... Bốn giây ... Năm giây .. Lâu quá! c) Không có câu rút gọn - Câu đặc biệt : Một hồi còi d) Câu rút gọn: hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu! + Câu đặc biệt: lá ơi! Câu 2: Mỗi câu đặc biệt vừa tìm có tác dụng gì? Ba giây ... bốn giay ... năm giây => Xác định thời gian Lâu quá => Bộc lộ cảm xúc Một hồi còi => Tường thuật Lá ơi! => Gọi đáp. * Củng cố, dăn dò: GV: Củng cố bài học. HS: Chuẩn bị bài Bố cục và phương pháp. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ************************************* Ngày soạn : / /2011 Ngày dạy: / /2011 tiét 83: bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận a. mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Biết đước cách xác định luận điểm, luận cứ, lấp luận và bố cục trong bài văn nghị luận. - Nắm vững khái niệm luận điểm, luận cứ, lập luận. b. tổ chức các hoạt động dạy – học. 1.ổn định lớp: 2.Bài cũ: Câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào? Tác dụng của câu đặc biệt Gợi ý trả lời Câu đặc biệt là câu không có CN và VN, còn câu rút gọn là kiểu cau vốn có CN và VN nhưng trong trường hợp nào đó bị rút thành phàn. Câu rút gọn chỉ tồn tạo được trong ngữ cảnh nhất định. Câu đặc biệt có thể tồn tại độc lập. - Tác dụng của câu đặc biệt: Xác định thời gian; bộc lộ cảm xúc ; tường thuật ; gợi đáp... 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt Hoạt động 1: tìm hiểu mqh giữa bố cục và lập luận GV cho HS đọc lại văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Xem sơ đồ hàng ngang, hàng dọc để nhận xét về bố cục và cách lập luận. ? Em hãy tìm hiểu bố cục của bài văn ? ? Em hãy tìm luận điểm và phương pháp lập luận của mỗi đoạn trong bài văn trên? ? Các luận điểm trong mỗi đoạn văn trên quan hệ với nhau như thế nào? Hoạt động 2: Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận GV cho hs xem kĩ mô hình cấu tạo để rút ra mối quạn hệ giữa các hàng với nhau. ? Các hàng ngang 1, 2, 3, 4 có mói quan hệ với nhau như thế nào? ? Vậy các hàng dọc 1, 2, 3 có quan hệ như thế nào với nhau? : GV cho 3 HS đọc to, rõ để cả lớp cũng cố nội dung 1. Tìm hiểu bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” theo yêu cầu - Bài văn có bố cục 3 phần: + MB (từ đầu ... đến “ lũ cướp nước” )Nhận đinh chung về truyền thống yêu nước của dân tộc ta + TB: ( Tiếp theo ... đến “ lòng nồng nàn yêu nước” ) Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. + KB: ( còn lại) Nhiệm vụ của chúng ta. *) Đoạn 1: - Luận điểm: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” - Lập luận: Dân ta yêu nước – truyền thống quý báu ( nguyên nhân) – nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước ( kết quả).=> Quan hệ nhân quả *) Đoạn 2: - Luận điểm : Lịch sử ta có nhiều cuộc khởi nghĩa vĩ đại..” - Lập luận: Lịch sử ta ... ( ý chung) – Bà Trưng, Bà Triệu ( ý cụ thể ). Chúng ta phải ghi nhớ ( kết quả).=> Quan hệ diễn dịch + nhân quả) *) Đoạn 3: - Luận điểm: Đồng bào ta .... ngày trước - Lập luận :Đồng bào ta ... ( ý khái quát) Các cụ già... các cháu... ( ý cụ thể ). Đều giống nhau nơi lòng yêu nước ( ý khái quát). => Quan hệ tổng- phân- hợp *) Đoạn 4: - Luận điểm : Bổn phận của chúng ta” - Lập luận : ( Tinh thần yêu nước cất giấu, trưng bày, bổn phận..) . => Quan hệ suy luận tương đồng. => Các luận điểm trong bài văn lập lập theo cách diễn dịch. Bố cục và lập luận của bài văn nghị luận giữa các phần có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: suy luận , nhân quả, suy luận tương đồng. - Hàng 1: Quan hệ nhân quả. Vì lập luận theo hướng ý trước nên nguyên nhân, ý sau nêu hệ quả. Các ý được sắp xếp liền kề nhau và theo trật tự nhân trước – quả sau. - Hàng 2: Quan hệ nhân quả - Hàng 3: Theo quan hệ Tổng – phân – hợp. Vì nó dược lập luận theo trình tự đi từ khái quát đến cụ thể, sau đó tổng hợp lại vấn đề - Hàng 4: Lập luận theo quan hệ tương đồng. Vì đây là phương pháp suy luận trên cơ sở tìm ra những nét tương dồng ( Theo thời gian hoặc trục không gian) - Hàng dọc 1: Suy luận tương đồng theo thời gian. Vì nó nêu lân lịch sử thời quá khứ, khẳng định hiện tại. - Hàng dọc 2: Suy luận tương đồng theo thời gian - Hàng dọc 3: Quan hệ nhân quả, so sánh, suy lí , vì trước tiên nêu lên nguyên nhân – kết quả, sau đó là so sánh sự giống nhau trong quá khứ và hiện tại, cuối cùng là suy lí ( tức là giao nhiệm vụ. => Ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập GV cho HS đọc văn bản : "Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn” ? Cho biết bài văn nêu lên tư tưởng gì? - Bài văn nêu lên tư tưởng: Mọi người muốn thành tài thì phải biết học những điều cơ bản nhất - Tư tưởng đó thể hiện ở luận điểm: + Ai chịu khó tập luyện động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ ( Câu mang luận điểm này: “ Câu chuyện vẽ trứng mới có tiền đồ) + Thầy giỏi là người biết dạy học trò những điều cơ bản nhất. ( Câu “ Và cũng chỉ có ... điều cơ bản nhất) ? Bố cục của văn bản? Cách lập luận được sử dụng trong bài? - Bố cục: 3 phần *) MB: Câu 1 lập luận theo cách suy luận đối lập ( nhièu người- ít ai: đối lập) *) TB: Đoạn 2: ( Từ “danh hoạ... đến “ hoạ sĩ lớn thời Phục Hưng). Kể câu chuyện hoạ sĩ Le- ô- na -Đơ Vanh- xi học vẽ , làm chứng cứ thuyết minh cho luận điểm nêu ở cuối bài. - Đoạn này lập luận theo quan hệ nhân quả: Thầy dạy bắt Đờ Vanh- xi vẽ trứng mấy chục ngày liền- luyện cho mắt tinh, luyện tay cho dẻo, vẽ được mọi thứ - thiên tài *) KB: Đoạn cuối ( “ Câu chuyện vẽ trứng ... quả không sai”) - Lập luận theo quan hẹ nhân quả: Từ câu chuyện của danhnhoạ Đơ Vanh – xi, kết luận chung cho mọi người => Cả bài lập luận theo cách quy nạp MB giới thiệu, TB kể một câu chuyện, KB mới nêu bật luận điểm chính. Ngày soạn : / /2011 Ngày dạy: / /2011 Tiết 84: luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận a. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận - Rèn luyện kĩ năng lập luận luận điểm, luận cứ, lập luận. b. tổ chức các hoạt động dạy – học. 1, ổn định lớp 2. Bài cũ: Em hãy nêu bố cục và lập luận trong văn nghị luận? Gợi ý trả lời Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần.Lập luận của bài văn nghị luận giữa các phần có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: suy luận , nhân quả, suy luận tương đồng. 3. Bài mới Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt Hoạt động 1: Xác định khái niệm lập luận trong đời sống. GV cho HS đọc các VD trong SGK ? Xác định luận cứ và kết luận ở các VD SGK? ? Nhận xét mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận ? Vị trí giữa luận cứ và kết luận có thay đổi được cho nhau hay không? Em hãy bổ sung luận cứ vào phần trổng cho các kết luận sau: a. Em yêu trường em ... b. Nói dối rất có hại ... c. .... Nghỉ một lát nghe nhạc thôi. d. ....Trẻ em cần nghe lời cha mẹ e. ... Em thích thạm quan ? Em hãy bổ sung kết luận vào chỗ còn trống cho các luận cứ sau: a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm ... b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá.... c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe. d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh, làm chi ... e. Cậu này ham bống đá thật. Hoạt động 2: xác định khái niệm lập luận trong văn nghị luận 1. Tìm hiểu các VD ở mục I.1 SGK - Các bộ phận là luận cứ: a) Hôm nay trời mưa b) Em rất thích đọc sách c) Trời nóng quá - Các bộ phận kết luận là: a) Chúng ta không đi chơi công viên nữa b) Vì qua sách chúng em học được nhiều điều c) Đi ăn kem đi - Giữa luận cứ và kết luận có mối quan hệ nguyên nhân- kết quả - Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi được, vì ( nhằm lí giải một vấn đề thì ta nên thay đổi) 2. Bổ sung luận cứ cho kết luận a. Nơi ấy có người mẹ hiền thứ hai b. Vì chẳng còn ai tin mình nữa c. Đau đầu quá d. ở nhà e. Những ngày nghỉ 3. Bổ sung kết luận cho luận cứ a. Đến thư viện đọc sách b. .....Đầu óc cứ rối bời lên c. .... ai cũng khó chịu lắm. d. ... phải gương mẫu chứ e. ....chẳng ngó ngang gì tới việc nhà. 1. So sánh các kết luận ở mục I.2 và mục II.1. Giống nhau: Đều là kêt luận Khác nhau: Mục I.2 Là lời nói giao tiếp hàng ngày mang tính cá nhân có ý hàm ẩn( Lập luận trong đời sống). Có tác dụng làm cơ sở để triển khai luận cứ. Về hinh thức thường diễn đạt dưới hình thức một câu. Về nội dung ý nghĩa mang tính cảm tính, tính hàm ẩn. Mục I.1: Là luận điểm lớn trong bài văn nghị luận thường mang ý khái quát và có ý nghĩa tường minh. Tác dụng: Là kết luận của lập luận. Về hình thức: Thương diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu. Về nội dung ý nghĩa: Mang tính lí lẽ, chặt chẽ, tường minh. * Củng cố, dăn dò: GV: Củng cố bài học. HS: Chuẩn bị bài Sự giàu đẹp củ Tiếng việt * Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ *************************************
Tài liệu đính kèm: