Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)

1.Kiến thức. Gúp HS hiểu nội dung ý nghĩa của các câu tục ngữ về con người và xã hội, tiếp tục hiểu thêm về cấu trúc của tục ngữ, vẻ đẹp trong cách nói của tục ngữ.

2.Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng phân nhóm tục ngữ theo chủ đề, phân tích, cảm nhận cái hay cái đẹp trong cách nói của tục ngữ.

3. Thái độ. Giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng kho tàng tục ngữ - trí tuệ của nhân dân.Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè và xã hội.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77.
Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức. Gúp HS hiểu nội dung ý nghĩa của các câu tục ngữ về con người và xã hội, tiếp tục hiểu thêm về cấu trúc của tục ngữ, vẻ đẹp trong cách nói của tục ngữ.
2.Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng phân nhóm tục ngữ theo chủ đề, phân tích, cảm nhận cái hay cái đẹp trong cách nói của tục ngữ.
3. Thái độ. Giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng kho tàng tục ngữ - trí tuệ của nhân dân.Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè và xã hội.
II.Chuẩn bị. GV: Soạn bài, sưu tầm những câu tục ngữ theo chủ đề trên.
 HS: Đọc, soạn bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức.( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ.( 4 phút)
- Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ về TN và LĐSX? Nêu nội dung của bài?
( HS đọc thuộc 8 câu tục ngữ SGK. Nêu nội dung mục ghi nhớ)
3.Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
*Hoạt động 1.HDHS đọc, tìm hiểu từ khó.( 5 phút)
- GV đọc mẫu, HDHS đọc bài.
- Khi đọc chú ý vần lưng, đối, hai câu lục bát thứ 9, giọng đọc rõ, chậm.
- HS đọc – HS khác nhận xét- GVNX.
- Theo chú thích SGK, lưu ý chú thích 1.
? Căn cứ vào nội dung, thử phân nhóm các câu tục ngữ trong bài?
( Căn cứ vào nội dung, có thể chia nhóm các câu tục ngữ trong bài như sau:
-Tục ngữ về con người: câu 1,2
-Tục ngữ về việc học tập: câu 4,5,6.
-Tục ngữ về ứng xử: câu 3,7,8,9.)
*Hoạt động 2. Tìm hiêu nội dung văn bản.
( 30 phút)
- HS đọc câu 1.? Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? ý nghĩa câu tục ngữ?( So sánh con người và của cải là thứ vô tri, được nhân hoá, được đếm mặt. Đặt người bằng mười lần của, câu tục ngữ đề cao giá trị con người).
? Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự? ( Người sống đống vàng )
? Ngoài nghĩa trên câu tục ngữ còn có nghĩa nào khác không? ( phê phán những ai coi của hơn người. – An ủi những trường hợp không may mất mát: Của đi thay người.)
- HS đọc câu 2.
? Giải thích: Góc con người là như thế nào? Tại sao cái răng, cái tóc là góc của con người?( Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khoẻ của con người. Một phần thể hiện hình thức, tính tình tư cách con người.)
? Câu tục ngữ được sử dụng trong những trường hợp nào?
? Tìm câu tục ngữ tương tự?
- Một yêu tóc bỏ đuôi gà,
Hai yêu răng trắng như ngà rễ thương.
- HS đọc câu 3.
? Về hình thức câu nài có gì đáng lưu ý?
( Nhịp 3/ 3, đối vế, vần lưng.)
?Nghĩa đen của câu tục ngữ là gì?
( dù đói vẫn phải ăn ở sạch sẽ, dù rách vẫn phải giữ quần áo thơm tho)
? Nghĩa bóng? ( dù đói rách, nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch, tử tế. Không vì nghèo túng mà làm điều xấu xa, tội lỗi )
? Hai vế câu bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm nêu lên nội dung gì?
? Tìm câu tục ngữ tương tự? 
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- No lên bụt, đói lên ma.
- HS đọc câu 4.
( Câu tục ngữ có 4 vế vừa đẳng lập, vừa bổ sung cho nhau. Điệp từ học lặp lại 4 lần vừa nhấn mạnh, vừa mở ra những điều con người cần phải học.)
? Nghĩa đen nghĩa bóng của câu tục ngữ?
( Nghĩa đen: Là gói một vật gì vào, mở một vật đã được gói ra -> gói mở vẫn cần phải học. Nghĩa bóng của gói và mở cũng áp dụng cho nói năng. Biết “ mở” câu truyện cho khéo léo, biết kết thúc “ gói” vấn đề lại đúng lúc, đúng chỗ cũng là biểu hiện lịch lãm, có văn hoá cao trong giao tiếp.)
? Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì?
- HS đọc câu 5,6.
* Hoạt động nhóm( Theo bàn)
- GV nêu vấn đề, nhiệm vụ.
? Theo em những điều khuyên răn trong 2 câu tục ngữ mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao ?
- Hoạt động nhóm ( 5 phút).
- Nhiệm vụ: các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.- Nhóm khác bổ sung – GVKL.
- HS đọc câu 7.? ý nghĩa của câu tục ngữ?
? Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự ? – Lá lành đùm lá rách.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng.
-HS đọc câu 8. 
? Tìm hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ?
- GV liên hệ thực tế.
-HS đọc câu 9.
? Trong cách diễn đạt câu tục ngữ có điều gì vô lí? Câu tục ngữ truyền lại kinh nghiệm gì? 
- HS trao đổi cặp - trả lời - GVKL.
? Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự? - Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
 ? Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong câu TN?
- Diễn đạt bằng so sánh: câu 1,6,7.
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: câu 8,9.
- Từ và câu có nhiều nghĩa: 2,3,4,8,9.
* GV hệ thống ND và NT của 9 câu TN.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I.Đọc - tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Giải thích từ khó.(SGK- 12)
II.Tìm hiểu văn bản.
* Câu 1. Một mặt người bằng mười mặt của 
- NT: so sánh, nhân hoá, vần lưng => Đề cao giá trị con người với mọi thứ của cải vật chất. Người quý hơn của.
* Câu 2. Cái răng, cái tóc là góc con người.
- Khuyên nhủ nhắc nhở mỗi người cần giữ gìn răng tóc của mình cho sạch đẹp.
* Câu 3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
=> Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân phẩm. Giáo dục con người có lòng tự trọng.
* Câu 4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Câu tục ngữ có ý nghĩa là muốn sống có văn hoá, lịch sự cần phải học từ cái lớn, đến cái nhỏ, học hàng ngày.
* Câu 5,6. Không thầy đố mày làm nên.
 Học thầy không tày học bạn.
-Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Một mặt đề cao vai trò của thầy, mặt khác không quên vai trò của bạn.-> cùng đề cao việc học. 
* Câu 7. Thương người như thể thương thân.
- Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình.
* Câu 8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở mọi người khi được hưởng thành quả( nào đó ) phải nhớ người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn những người đã giúp mình.
*Câu 9. Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
=> Dùng hình ảnh so sánh. Nhân dân đã khẳng định chia rẽ lẻ loi thì chẳng làm được việc gì. Có sự đoàn kết, hợp sức đồng lòng sẽ làm nên việc lớn.
* Ghi nhớ . (SGK -13)
4. Củng cố.( 4 phút)
? Tìm những câu đồng nghĩa và trái nghĩa với những câu trong bài?
-VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, - Uống nước nhớ nguồn. Uống nước nhớ người đào giếng.>< Ăn cháo đái bát, Có mới nới cũ. ..
- HS đọc 9 câu TN + Ghi nhớ .
? Các biện pháp NT sử dụng trong bài.
5. HD học ở nhà.( 1 phút)
- Học thuộc bài. Hoàn thiện BT1.
Soạn:Rút gọn câu.
Tiết 78.
Rút gọn câu.
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức. Giúp HS nắm được cách rút gọn câu. Hiểu tác dụng của việc rút gọn câu khi nói viết.
2.Kĩ năng. Chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại.
3.Thái độ. Có ý thức trong dùng từ đặt câu.
II.Chuẩn bị. GV: Giáo án, SGK, Tham khảo SGV.
 HS: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1.ổn định tổ chức.( 1 phút) 7B:
2. Kiểm tra bài cũ.( 4 phút)
? Đọc thuộc 9 câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu nhận xét về nội dung- nghệ thuật của câu tục ngữ? ( HS đọc 9 câu tục ngữ SGK + Ghi nhớ- Tr 13)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV- HS.
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu KN rút gọn câu.( 10 phút)
- HS đọc ví dụ 1 SGK- 14.
? Cấu tạo của 2 câu a,b có gì khác nhau?
( câu a không có chủ ngữ, câu b có CN)
? Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu a ?
( Chúng ta, người VN, chúng em.)
? Vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ? ( Vì tục ngữ là lời khuyên chung cho tất cả người VN, là lời nhắc nhở mang tính đạo lí truyền thống của DTVN)
? Trong những câu in đậm thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?
- HS đọc VD mục 4.
( Câu a: Lược bỏ VN “ đuổi theo nó”
Câu b: Cả CN lẫn VN-> Mình đi Hà Nội
? Tại sao có thể lược bỏ VN ở VD a và cả CN và VN ở VD b? ( Làm cho câu ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin truyền đạt) 
? Qua VD em hiểu thế nào là câu rút gọn? Tác dụng?
- HS trả lời.- GV KL.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK – 15.
* Hoạt động 2. Cách dùng câu rút gọn.(10 phút)
? Câu in đậm VD1thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?( Các câu đều thiếu CN. Không nên rút gọn như vậy vì làm câu khó hiểu, văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ 1 cách rễ ràng.)
- VD 2. HS đọc đoạn đối thoại giữa 2 mẹ con và cho biết : Câu trả lời của người con có lễ phép không?(Không lễ phép)
? Thêm từ ngữ thích hợp để câu trả lời được lễ phép?(Thưa mẹmẹ ạ)
?Từ 2 VD trên GV nhấn mạnh:Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK-16.
* Hoạt động 3.Luyện tập.( 15 phút)
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS hoạt động độc lập.
- HS phát biểu ý kiến- HS khác NX- GVKL.
*Hoạt động nhóm( 2- 3 em)
-GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
+Thực hiện bài tập 2( SGK-16,17.)
- Hoạt động nhóm (5 phút.)
-Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét- GV chốt lại vấn đề.
-HS đọc bài tập 3( SGK-17) 
? Vì sao cậu bé và người khách trong câu truyện dưới đây hiểu lầm nhau? Qua câu truyện này em rút ra bài học gì về cách nói năng?
-HS trao đổi và phát biểu ý kiến.
-GV chốt lại vấn đề. 
* HS đọc truyện: Tham ăn.
? Cho biết chi tiết nào trong truỵện gây cười và phê phán?
-HS trao đổi và nhận xét về việc dùng câu rút gọn của anh chàng phàm ăn?
I.Thế nào là rút gọn câu.
1. Xét cấu tạo của 2 câu tục ngữ (SGK)
* Nhận xét.
- Câu a: Không có CN( Thêm CN: Chúng ta, chúng em, người VN)
- Câu b: Có CN.
2. Thành phần nào của câu được lược bỏ trong VD a,b ( SGK-15)
* Nhận xét.
- Câu a: Lược VN “đuổi theo nó”
- Câu b: Lược cả CN và VN. “ Mình đi Hà Nội”.
* Ghi nhớ ( SGK- 15)
II. Cách dùng câu rút gọn.
*Ghi nhớ (SGK-16)
III.Luyện tập.
Bài 1.Tìm câu rút gọn
a.Đủ thành phần.
b.Rút gọn chủ ngữ.
c. Rút gọn chủ ngữ.
d.(Chúng ta nên nhớ rằng)Tấc đất tấc vàng.-> Rút gọn nòng cốt câu.
Bài 2.Tìm câu rút gọn trong VD a,b
a.-Câu 1: Tôi
-Câu 2,3,4: Thấy
-Câu 5,6,7: Tôi( tôi chỉ cảm thấy)
b. Câu 1: Người ta; Câu 3:Vua
Câu:5 Quan tướng;Câu8: Quan tướng.
* Trong thơ, ca dao thường gặp nhiều câu rút gọn bởi thơ, ca dao, chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lái số chữ trong một dòng rất hạn chế).
Bài 3.Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau vì khi trả lời người khách cậu bé đã dùng câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.
+ Qua câu truyện rút ra bài học: Phải cận thận khi dùng câu rút gọn vì dùng câu rút gọn không đúng sẽ gây hiểu lầm.
Bài 4. Việc dùng câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đều có tác dụng gây cười và phê phán vì rút gọn đến mức thô lỗ.
4. Củng cố( 3 phút)
? Rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì?
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
5. HD học ở nhà( 2 phút)
-Học kĩ bài, hoàn thiện các bài tập vào vở.
-Soạn tiết 79. Đặc điểm của văn bản nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(3).doc