Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 25 đến tiết 28

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 25 đến tiết 28

A Mục tiêu:

1. Kiến thức: Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2. Kĩ năng: Nhận biết thể loại của văn bản.Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ: Cảm thông cho số phận của người phụ nữ và trân trọng vẻ đẹp của họ.

BChuẩn bị: GV:Bảng phụ bài thơ.Tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương.

 HS: Soạn bài. Sưu tầm những bài thơ theo lối vịnh vật của Hồ Xuân Hương. Những câu ca dao có từ Thân em.

DTổ chức hoạt động:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ:

1/Đọc thuộc lòng đoạn trích:Côn Sơn ca.Nêu vài nét về Nguyễn Trãi.Qua bài thơ em hiểu được gì về Nguyễn Trãi?

2/ Đọc thuộc lòng đoạn trích.Cảnh trí Côn Sơn hiện lên trong tâm hồn Nguyễn Trãi như thế nào?

HĐ2:Giới thiệu bài:Các nhà thơ nữ nổi tiếng trong thơ trung đại Việt Nam.  giới thiệu Bà chúa thơ Nôm.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 25 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:7
Tiết:25
Văn bản
BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Kĩ năng: Nhận biết thể loại của văn bản.Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ: Cảm thông cho số phận của người phụ nữ và trân trọng vẻ đẹp của họ.
BChuẩn bị:	GV:Bảng phụ bài thơ.Tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương.
	HS: Soạn bài. Sưu tầm những bài thơ theo lối vịnh vật của Hồ Xuân Hương. Những câu ca dao có từ Thân em.
DTổ chức hoạt động:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
1/Đọc thuộc lòng đoạn trích:Côn Sơn ca.Nêu vài nét về Nguyễn Trãi.Qua bài thơ em hiểu được gì về Nguyễn Trãi?
2/ Đọc thuộc lòng đoạn trích.Cảnh trí Côn Sơn hiện lên trong tâm hồn Nguyễn Trãi như thế nào?
HĐ2:Giới thiệu bài:Các nhà thơ nữ nổi tiếng trong thơ trung đại Việt Nam. à giới thiệu Bà chúa thơ Nôm.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2: Tìm hiểu chung:
@ MT: Hiểu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương.Và tác phẩm của bà.
KN: Hiểu được cách tìm hiểu những bài thơ theo lối vịnh vật.
Dựa vào chú thích giới thiệu vài nét về Bà Hồ Xuân Hương
-Giới thiệu về tục cúng bánh trôi.
HĐ3 Đọc hiểu văn bản Bánh trôi nước:
@MT: Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ. Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
 KN: Phân tích thơ Nôm Đường luật.
-HS: Đọc diễn cảm bài thơ.
H:Bài thơ thuộc thể thơ gì?Nhận diện thể thơ.
H:Bài thơ này có gì khác bài Nam quốc sơn hà?
-Viết bằng chữ Hán, chữ Nôm.
H:Em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
-Đa nghĩa là thuộc tính của ngôn ngữ văn chương thi ca nói chung.
H:Bài thơ bánh trôi nước có hai nghĩa, đó là nghĩa gì?
-Bánh;thân phận, phẩm chất của người phụ nữ
H:Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
-Trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, lòng son.
H:Với nghĩa thứ hai bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận của người phụ nữ như thế nào?
-Hình thức:vừa... lại vừa... à hoàn hảo, khoẻ mạnh.
-Phẩm chất:mà àtin vào phẩm giá trong sạch.
-Thân phận:mặc dầu (Chấp nhận sự thua thiệt)
GV:Lí ra người phụ nữ như vậy phải được nâng niu, trân trọng, có quyền được hưởng hạnh phúc.Thế nhưng thân phận của họ khác nào thân phận bánh trôi “bảy nổi ba chìm”
H:Thành ngữ trên gợi lên điều gì?
-Sự trôi nổi bấp bênh. àThân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
H:Theo em trong hai nghĩa đó nghĩa nào là nghĩa chính? (2) àGiá trị bài thơ.
HĐ4:Tổng kết.
@MT: Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị nhân đạo của bài thơ.
Khi ví mình với bánh trôi nước, người phụ nữ nhận thức được thân phận cùng với giá trị của họ.Theo em nhận thức của họ chứa đựng những tình cảm nào sau đây?
 a/cảm xúc tự hào
 b/Cảm xúc thương thân.
 c/Cảm xúc oán ghét xã hội.
 d/Cả ba ý trên (rõ nhất là b)
H:Theo em bài thơ này được viết bằng phương thức nào?
 a/Tự sự b/Miêu tả c/Biểu cảm d/Biểu cảm là phương thức chính, có kết hợp với miêu tả, tự sự.
H:Văn bản Bánh trôi nước gợi cho em suy nghĩ gì về Hồ Xuân Hương. àchốt
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung
 -Tác giả:Hồ Xuân Hương-Bà chúa thơ Nôm.
-Tác phẩm: 
-Bài thơ Nôm.
-Thuộc chùm thơ vịnh vật.
II/Đọc- hiểu văn bản:
1/Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt.
2/Bánh trôi nước-bài thơ đa nghĩa.
 a/Miêu tả bánh trôi nước ( Tả thực)Hình dáng, màu sắc, cách làm, cách luộc(như đã có)
 b/Phẩm chất, thân phận người phụ nữ ( Ngụ ý)
 -Hình thức :xinh đẹpà ca ngợi
 -Phẩm chất:trong trắng, sắt son, thuỷ chung, tình nghĩa. à ca ngợi
 -Thân phận bấp bênh giữa cuộc đờià cảm thông
III/:Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
-Vận dụng điều luyện những quy tắc của thơ Đường Luật
Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
2.Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học văn học VN dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, và đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung và nmghệ thuật. ý nghĩa ngụ ý.Làm bài tập trong SBT. 
@ RKN:
Tiết:26
Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm:SAU PHÚT CHIA LI.
( Đặng Trần Côn)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: Đọc –hiểu văn bản viết theo thẻ thơ ngâm khúc. Phân tích được nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích.
3. Thái độ: Cảm thông cho thân phận của người phụ nữ dưới chế độ Phong kiến. hiểu thêm về lịch sử.
B/Chuẩn bị: 	GV: Bảng phụ
	HS: Soạn bài.
C/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu:GV:Giới thiệu về Đặng Trần Côn
HĐ2:Tìm hiểu chung:
@ MT: -Hiểu đặc điểm của thể thơ Song thất lục bát.
-Sơ lược về tác giả, tác phẩm. Vị trí đoạn trích.
-KN: NHận diện thể thơ. Đọc thơ song thất lục bát.
HS:Đọc chú thích.
-GV:Giới thiệu về thể thơ: Song Thất Lục Bát
-HS:Nhận diện
 +Nhịp :3/4;3/2/2
 +Hai câu bảy, một câu 6, một câu 8
-GV:Giới thiệu vị trí đoạn trích: Đầu khúc ngâm, nói về tâm trạng của người chinh phụ sau phút chia li.
-Tác phẩm của Đặng Trần Côn viết theo thể Tập cổ, lối trường đoản cú, gồm 483 câu thơ chữ Hán.
-Bản dịch 412 câu mang hình thức độc thoại nội tâm
-GV:Hướng dẫn cách đọc, cách ngắt nhịp
-GV: Đọc diễn cảm, HS đọc lại
@MT: Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chiến trận. Ý nghĩa tố cáo chiến tranh.-KN: Phân tích thơ.
H:Sau phút tiễn chồng ra trận, người chinh phụ lâm vào tình cảnh, tâm trạng như thế nào?
-HS: Đọc khổ 1
H:Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào? Ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
-Hình ảnh: tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu?
-Cõi xa > < chiếu chăn
-Chàng đi àvào cõi vất vả >< Thiếp về àcô đơn (Sự cách ngăn là sự thật khắc nghiệt, nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào cảnh vật)
H:Khổ hai:Nỗi sầu tiếp tục được gợi tả bằng những hình ảnh nào?Nghệ thuật sử dụng trong thể thơ này?Tác dụng?
GV:Chốn Hàm Dương và bến Tiêu Tương là nơi hai người vừa mới chia tay mà nay xa cách nghìn trùng, vừa gắn bó đã cách xa
-Điệp, đảoàCảm giác đình trễ, dài dòng gợi trạng thái dường như ngưng lại trong mối sầu không phát triển.
H:Khổ 3 nỗi sầu tiếp tục được gợi tả như thế nào?Nghệ thuật sử dụng?Tác dụng của cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu tạo nên cảm giác gì?
-Xanhàhi vọngà trời cao đất rộng thăm thẳm, mênh mông lan toả nỗi sầu tuyệt vọng.
-Ai sầu hơn ai à khối sầu cao độ
H:Qua lời độc thoại của người chinh phụ, em thấy hình ảnh của người chinh phu lên đường ra trận như thế nào?
-Ngảnh lại, trông lại-ai sầu hơn ai àNhớ thương lưu luyến
HĐ4: Tổng kết:
H:Nỗi sầu li biệt của chàng và thiếp trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
-Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
-Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi. à ghi bài.
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
-Tác giả: Đặng Trần Côn: Sống vào khoảng Tk 18
-Dịch giả: Đoàn Thị Điểm.
- Ngâm khúc –được sáng tác theo thể thơ Song thất lục bát, thể thơ do người VN sáng tạo.
-Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người chinh phụ có chồng đi chiến trận.Được sáng tác bằng chữ Hán.( Vấn đề dịch giả còn nhiều bàn luận )
II/Đọc-hiểu văn bản:
1/Nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả với nhiều mức độ khác nhau:
-Cảm nhận về nỗi xa cách vợ chồng.
-Thấm thía về ngịch cảnh oái oăm : Tình cảm vợ chồn nồng thắm mà không được ở bên nhau.
-Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ được tái hiện như những đợt sóng tình cảm triền miên không dứt.
2/ Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả: Thấu hiểu tâm trạng, đồng cảm với mong ước hạnh phúc của họ.
III/ Tổng kết:
1/Nghệ thuật:
-Điệp, đối.câu hỏi tu từ
-Thể thơ:Song thất lục bát giàu nhạc tính.
- Cục tả tâm tâm buồn, cô đơn qua các hình ảnh, địa danh mang tính ước lệ, cách điệu.
2/ Ý nghĩa văn bản:
-Nỗi buồn của người chinh phụ có chồng đi chiến trận.
-Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
-Lòng cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
HĐ5:Hướng dẫn học: Học thuộc lòng đoạn trích. Soạn bài Qua Đèo Ngang.Bạn đến chơi nhà.
RKN:
Tiết:27
Tiếng Việt
QUAN HỆ TỪ
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:-Giúp HS nắm được thế nào là quan hệ từ.. Nhận biết quan hệ từ. Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
2. Kĩ năng: Nhận biết quan hệ từ trong câu. Phân tích tác dụng của quan hệ từ.Ra quyết định. Giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng Quan hệ từ.
B Chuẩn bị: GV:bảng phụ
	HS: Soạn bài.bảng phụ nhóm.
C:Bài cũ:
1/Khi sử dụng từ HV HS phải chú ý điều gì?Minh họa
DTổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: HS giới thiệu bài.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2:Tìm hiểu nội dung:
@ MT: -Nắm được khái niệm quan hệ từ.-Xác định được các quan hệ mà từ biểu thị.KN: Nhận diện quan hệ từ. Đặt câu có dùng quan hệ từ.
-GV:Treo bảng phụ phần 1/96.
1/a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
1/b.Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa.
1/c.Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
L:Xác định quan hệ từ.
 a/Của :sở hữu
 b/Như, là:so sánh, giải thích.
 c/Bởi, nên:Nguyên nhân, kết quả.
 -và: cùng chung
H:Các quan hệ từ nói trên liên kết từ ngữ hay câu nào với nhau?Nêu ý nghĩa của quan hệ từ?
H:Thế nào là quan hệ từ?
HS:Cho ví dụ.
@ MT: -Biết cách sử dụng quan hệ từ. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ thành từng cặp.
GV:Treo bảng phụ phần II 1/97
2/a.Khuôn mặt của cô gái.
2/b.Lòng tin của nhân dân.
3/c .Cái tủ bằng gỗ mà anh ta mới mua.
2/d.Nó đến trường bằng xe đạp.
2/e Giỏi về toán.
2/g.Viết bài văn về phong cảnh Hồ Tây.
2/h.Làm việc ở nhà.
2/i Quyển sách đặt ở trên bàn.
H:Trong các trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc sử dụng quan hệ từ?(b, d, g, i)
L:Tìm quan hệ từ có thể dùng cặp với quan hệ từ sau:
nếu àthì;vìànên;tuy ànhưng;hễàthì.sở dĩàtại vì
L: Đặt câu với các cặp quan hệ từ trên.
-Nếu trời mưa thì lớp sẽ không đi lao động.
-Vì lười, nên nó ở lại lớp.
-Tuy nhà nghèo nhưng Lan vẫn ăn bận rất sạch sẽ, lịch sự.
-Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước này thì còn nhưng người dân đánh quyết tâm đánh đuổi chúng.
-Sở dĩ nó đến muộn là vì xe nó bị hỏng.
HĐ3:Tổng kết, luyện tập
@ MT: Nhận diện quan hệ từ. biết cách sử dụng quan hệ từ đúng. Đặt câu, viết đoạn có sử dụng quan hệ từ.
BT1/ GV treo bảng phụ đoạn văn. HS xác định .
Nhận xét, bổ sung
BT2.Làm miệng
BT3: Gọi 4 HS lên bảng làm.
-Nhận xét
Bổ sung
Nội dung:
I/ Tìm hiểu nội dung:
1/Thế nào là quan hệ từ?
Quan hệ từ dùng để biểu thị quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả, đẳng lập...
VD:Của.là, và, rồi...
2/Sử dụng quan hệ từ:
-Trong giao tiếp:
+ Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ ( vì nếu không dùng sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa)
+ Bên cạnh đó vẫn có trường hợp không bắt buộc sử dụng qht
-Có một số quan hệ từ dùng thành từng cặp.
VD:Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng nên phải đi trăng về mò
II/Luyện tập:
BT1/Các quan hệ từ:Của, là, còn, của, và.
BT2/Với, và, với, với, nếu ...thì, và.
BT3: a, c, e, h, i
BT4/HS từ làm.
E Hướng dẫn tự học: -Làm bài tập trong SBT 4 -Chuẩn bị bài chữa lỗi quan hệ từ..Phân công chép bảng phụ.
@RKN:
Tiết:28
Tập làm văn
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Giúp HS luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
-Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một vấn đề văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: làm bài văn biểu cảm.
3.Thái độ: Tình yêu đối với thiên nhiên, cây cỏ.
B Chuẩn bị:-HS:Chuẩn bị dàn ý trên bảng phụ 
 -GV:Chuẩn bị các đoạn văn bản
C Bài cũ:.
1/Nêu đặc điểm của văn biểu cảm.
2/đề văn biểu cảm gồm mấy phần?Các bước làm bài văn biểu cảm?
D Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Trực tiếp
Hđ2: Luyện tập:
B1 Chép đề: Loài cây em yêu.
B2Tìm hiểu đề, tìm ý:
@ MT: Biết cách tìm hiểu đề, đặt câu hỏi để tìm ý. Rèn kĩ năng thực hiện tìm hiểu đề, tìm ý trên một đề cụ thể.
H:Cây em yêu là cây gì?Vì sao em yêu cây đó hơn những loài cây khác?
-Đặc điểm của cây, mối quan hệ của cây với đời sống của em.Cây đem lại cho em những gì về vật chất và tinh thần?
-Chọn:cây phượng
B3 Dàn bài: HS trình bày phần dàn ý đã chuẩn bị. Nhận xét, bổ sung. 
@MT: Biết cách sắp xếp các ý thành một dàn bài. Rèn kĩ năng lập dàn bài cho một đề cụ thể.
 +MB:Phượng là loài cây em yêu thích nhất.
 Phượng gắn với những vui buồn tuổi học trò.
 +TB:
 1/Biểu cảm về đặc điểm gợi cảm của cây.
 -Thân cây xù xì, cành, tán sum xuê, từng chùm hoa đỏ rực
 2/Phượng báo mùa thi, báo sự chia tay của tuổi học trò.
 3/Phượng gắn liền với những trò chơi tuổi thơ
 +KB: Dù đi đâu xa, dù lớn khôn thì màu đỏ hoa phượng vẫn in mãi trong lòng.
B4 Hướng dẫn viết đoạn văn.
@MT: Biết cách viết một đoạn văn bất kì dựa vào dàn ý đã lập. Rèn kĩ năng viết đoạn biểu cảm.
-Mỗi tổ viết 1 đoạn
-Gọi 4 HS đại diện 4 tổ lên viết trên bảng. 
MB: Không hiểu vì đâu tôi yêu loài phượng đến vậy.Phải chăng phượng vĩ là biểu trưng của tuổi học trò hồn nhiên, thơ mộng.Phượng vĩ là nỗi lo sợ khi phải chia tay của tuổi học trò.
KB: Có lẽ trong suốt cuộc đời mỗi học sinh như chúng tôi sẽ chẳng ai quên được màu phượng thắm.Với riêng tôi phượng là kỉ niệm, là niềm vui, là nỗi buồn của thuở học trò.Màu phượng ấy sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời. 
B4/Sửa sai:-Học sinh trình bày.
 -GV cho nhận xét, sửa sai
GV:Cho HS tham khảo đoạn văn mẫu
HĐ4:Tổng kết, luyện tập
@ MT: Khái quát kiến thức về viết văn biểu cảm.
H:Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?-HS: Hoàn thành bài viết vào vở.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: -Chuẩn bị bài viết số 2.Theo các đề trong SGK
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan7.doc