A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu giá trị tư tưởng-nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của bà Huyện Thanh Quan.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú ĐL.Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
3. Thái độ: giáo dục tình yêu nước.
B Chuẩn bị: HS: Soạn bài. Phân công chép thơ lên bảng phụ.
GV: Chuẩn bị tư liệu về 6 bài thơ của tác giả
C Bài cũ:
1/Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước.Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ.
2/Nêu vài nét về Hồ Xuân Hương.Qua bài thơ em hiểu gì về Hồ Xuân Hương.
DTổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình là một cảnh quan đẹp.Là đề tài cho biết bao thi nhân ngâm vịnh:
-Cao Bá Quát: Đăng Hoành Sơn
-Nguyễn Khuyến:Quá Hoành Sơn.
Tuần:8 Tiết:29 Văn bản QUA ĐÈO NGANG. (Bà Huyện Thanh Quan) NS: NG: A Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu giá trị tư tưởng-nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của bà Huyện Thanh Quan. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú ĐL.Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 3. Thái độ: giáo dục tình yêu nước. B Chuẩn bị: HS: Soạn bài. Phân công chép thơ lên bảng phụ. GV: Chuẩn bị tư liệu về 6 bài thơ của tác giả C Bài cũ: 1/Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước.Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ. 2/Nêu vài nét về Hồ Xuân Hương.Qua bài thơ em hiểu gì về Hồ Xuân Hương. DTổ chức hoạt động: HĐ1:Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình là một cảnh quan đẹp.Là đề tài cho biết bao thi nhân ngâm vịnh: -Cao Bá Quát: Đăng Hoành Sơn -Nguyễn Khuyến:Quá Hoành Sơn. Tổ chức hoạt động: HĐ2: Tìm hiểu chung: @MT: Sơ giản về tác giả. Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ.Thể thơ. Rèn Kn nhận diện thể thơ Thất ngôn bát cú ĐL -Giúp HS hiểu về thể thơ Đường luật. -Tác giả, tác phẩm(để lại cho đời 6 bài thơ đậm chất hoài cổ. với phong cách trang nhã) -Đời Đường(618-907) Thể thơ: 8 câu, 7 chữ. +Vần:1, 2, 4, 6, 8. +Đối: 3><6 +Niêm luật chặt chẽ. -HS:Nhận diện thể thơ. -Về bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường có bố cục gồm 4 phần:đề, thực, luận, kết. HĐ3: Đọc -hiểu văn bản: @MT: Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ.-Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong bài thơ.Tích hợp giáo dục môi truờng- Phân tích các chi tiết nghệ thuật trong thơ.Đọc diễn cảm thơ. -HS: Đọc diễn cảm bài thơ. H:Cảnh đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào ?Thời điểm đó có lợi thế gì cho việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? -Thời gian:xế tà:gợi buồn -xế :chiều;tà:tànàgần chuyển sang hoàng hôn.Cái buồn phủ lên cảnh vật. H:Bức tranh gồm những chi tiết nào?(không gian, thời gian, cuộc sống con người) -Cỏ cây, lá đá, hoa:chen àChen chúc, xô bồ gợi lên cảnh vật hoang vu, rợn ngợp. -Nhà, chợ, vài chú tiều. -Tiếng chim cuốc cuốc, đa đa. H:Những từ láy:lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia gợi lên điều gì? -Thiên nhiên xô bồ, vắng lặng, hoang sơ. -Con người lẻ loi, nhỏ bé trước thiên nhiên. -Âm thanh càng làm cho cảnh thêm hoang vắng H:Em có nhận xét gì về cảnh Đèo Ngang qua bức tranh của Bà Huyện Thanh Quan? ( GV tích hợp GD MT) -Vắng lặng, hoang sơ, buồn . GV:Bình:Các hình ảnh trong bài thơ đều thấm đẫm nỗi buồn của tác giả.trời thì bóng xế tà dễ gợi buồn, người thì vắng vẻ thưa thớt, âm thanh thì khắc khoải, và chủ thể thì cô đơn. Đây là nỗi buồn thầm lặng của một người thiếu phụ rơi vào cảnh tha hương lữ thứ và một nỗi khắc khoải mơ hồ về một thời đại đã tàn. -Chính tâm trạng ấy đã thổi buồn vào cảnh vật. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ H:Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan như thế nào?Tâm trạng ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? -Đối:nhớ nước ><thương nhà -Ẩn dụ :mượn tiếng chim để tỏ nỗi lòng nhớ nước, thương nhà. H:Cảnh Đèo Ngang được miêu tả như thế nào qua câu cuối? -Đối:Trời , non, nước><Mảnh tình riêng -Bao la >< nhỏ bé, lẻ loi. Ta với ta :cô đơn tuyệt đối, một mình phải đối diện với chính mình, một mình mình biết, một mình mình hay.Mảnh tình riêng ở đây là tiếng lòng tha thiết của tác giả với gia đình và với quá khứ của đất nước mình. H:Vậy tâm trang của Bà Huyện Thanh Quan qua câu cuối là gì? HĐ4:Tổng kết, luyện tập @ MT: Khái quát nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa văn bản. -H:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? -HS: Thảo luận. Trình bày trước lớp. -H: Em có nhận xét gì về cách biểu cảm của BHTQ trong bài thơ. + Gián tiếp qua cảnh + Trực tiếp ở câu cuối. Nội dung: I/ Tìm hiểu chung: 1/Tác giả:Bà Huyện Thanh Quan(XI X) 2/Tác phẩm:-Để lại cho đời 6 bài thơ chữ Hán.Mang phong cách trang nhã, đậm chất hoài cổ. -Được viết khi bà vào Nam nhậm chức. 2/Thể thơ :Thất ngôn bát cú Đường luật. II Đọc -hiểu văn bản: 1 Cảnh Đèo Ngang: - Thời gian:Bóng xế tà: à gợi buồn. -Không gian: trời, non, nước à cao rộng, bát ngát. -Chen à chen chúc, xô bồ, rậm rạp, hoang sơ. -Lom khom, lác đácà từ láy ànhỏ nhoi, ít ỏi -Tiều vài chú, chợ mấy nhà à đảo ngữ -Tiếng chim:quốc quốc, gia gia àtừ tượng thanh àkhắc khoải, buồn * Cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, vắng lặng, tiêu điều. 2/Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: -Ẩn dụ, đối: làm nổi bật tâm trạng nhớ nước, thương . -Câu cuối biểu cảm trực tiếp. -Mảnh tình riêng:lẻ loi, nhỏ bé -Ta với ta:cô đơn tuyệt đối, một mình phải đối diện với chính mình. -Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay.Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm, lặng lẽ. *Nỗi buồn, cô đơn, hoài cổ, nhớ nước, thương nhà của tác giả. II/ Tổng kết: a./ Nghệ thuật: -Sử dụng thể thơ Đường Luật một cách điêu luyện -Bút pháp tả cảnh ngụ tình - Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm, khác nghĩa. - Nghệ thuật đối được sử dụng hiệu quả. b. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. HĐ5: Hướng dẫn tự học: -Đọc thuộc lòng bài thơ.Nắm nội dung và nghệ thuật. -Làm bài tập trong SBT -Soạn dàn bài:Bạn đến chơi nhà @ RKN: Tiết:30 Văn bản BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) NS: NG: A Mục tiêu: 1. Kiến thức: -.Tình bạn đậm đà thấm thiết qua bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật. Biết phân tích nội dung bài thơ Đường luật. 2. Kĩ năng: Nhận biết được thể loại của văn bản. Đọc hiểu văn bản thơ Nôm ĐL thất ngôn bát cú. Phân tích bài thơ theo thể thơ trên. 3. Thái độ: Trân trọng tình bạn. Có quan niệm về tính bạn đúng đắn. BChuẩn bị: GV:Tư liệu về Nguyễn Khuyến. HS: soạn bài. Phân công chép bài thơ. C Bài cũ:. 1/Đọc thuộc lòng bài thơ: Bánh trôi nước.Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ. D Tổ chức hoạt động: HĐ2:Giới thiệu bài:Tình bạn là thứ tình cảm không thể thiếu đối với mỗi con người.Trong lịch sử có những tình bạn tri kỉ đã trở thành bất hủ:Bá Nha-Tử Kì;C.Các Mác-P. Ăng Ghen. -Hôm nay cô và các em sẽ đến với một tình cảm như thế qua bài thơ của Nguyễn Khuyến:Bạn đến chơi nhà. Tổ chức hoạt động: HĐ2: Tìm hiểu chung: @ MT: Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. -KN: Nhận diện được thể thơ. Thấy được sự sáng tạo trong bố cục bài thơ. -HS: Đọc chú thích * -GV:Giới thiệu đôi nét về tác giả. -GV:Hướng dẫn đọc văn bản: Đọc với giọng vui, dí dỏm -Nhận diện thể thơ, số câu, số chữ, cách hiệp vần, đối. H: Có có nhận xét gì vè bố cục của bài thơ? So sánh với bố cục của văn Bản Qua Đèo Ngang. HĐ3: Đọc- hiểu văn bản. @MT: -Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ ĐL. -Cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. H: Bạn đến chơi nhà nói về điều gì? Cách lập ý như thế nào? -Tình bạn đậm đà thắm thiết bất chấp mọi hoàn cảnh. -Bạn đến mọi thứ đều không có àDuy chỉ có tình bạn. H:Câu 1 thể hiện điều gì?Theo nội dung câu thơ này thì Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào? -Lâu mới đến àcần tử tế. -GV:Người Việt Nam ta:Khách đến nhà không gà thì vịt H:Thế nhưng chủ nhân đã tiếp bạn như thế nào?Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống ấy ? -Không có tất cả.Cách nói có mà không chỉ để khẳng định rằng tình bạn là thứ tình cảm phi vật chất.Không cần có gì làm trang sức chỉ cần cái tình là đủ. H:Câu thơ thứ 8 và riêng cụm từ “Ta với ta” nói lên điều gì?Có vai trò gì trong việc thể hiện tình cảm của nhà thơ? -Ta với ta:Cười trừ -Ta là chủ; ta là khách (đại từ:nói lên sự đồng nhất trọn vẹnàtình bạn đậm đà sâu đậm.trước sau như một.) GV Bình:Câu cuối có vai trò quyết định thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn.Ta với ta chỉ có hai ta thôi tuy hai mà một:một chí hướng, một lẽ sống, một nhân cách, một tình bạn đậm đà hồn nhiên dân dã. Đã là bạn bè thân thiết gắn bó thì không cần gì mâm cao cổ đầy.Ta đến với ta với cả tấm lòng tri âm tri kỉ. H:Bài thơ toát lên quan niệm của nhà thơ về tình bạn như thế nào? HĐ4:Tổng kết, luyện tập: @MT: Nắm được quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến. -Tìm và thuộc vài câu thơ, châm ngôn về tình bạn. -Ý thức trong việc chọn bạn mà chơi. H: Qua bài thơ ta hiểu thêm gì về tình bạn? Quan niệm đó có còn ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay không? -Thử đọc một số bài thơ của Nguyễn Khuyến, hoặc của tác giả khác cũng nói về tình bạn mà em thuộc. -Trình bày một vài câu châm ngôn về tình bạn. GV: Tích hợp giáo dục việc chọn bạn mà chơi, cách ứng xử với bạn bè. Qua bài thơ em hiểu gì về tài thơ Nguyễn Khuyến? -GV:Chốt Nội dung: I/Tìm hiểu chung: 1/Tác giả:Nguyễn Khuyến(1835-1909): nhà thơ của nông thôn Việt Nam. 2/Tác phẩm: -Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật.Với bố cục độc đáo: 1-6-1 II/Đọc -hiểu văn bản: 1/Lời chào bạn đến nhà: -Đã bấy lâu :Chờ đợi, vui mừng đón bạn. 2/Giãi bày hoàn cảnh tiếp đón bạn: -Vật chất mọi thứ đều không có kể cả miếng trầu -Tình huống khó xử khi bạn đến thăm. -Nói có mà không àdí dỏm 3/Lời kết: - Thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà. - “Ta với ta” àTình bạn đậm đà thấm thiết, phi vật chất. 4/Cảm nghĩ về tình bạn: -Cái quý nhất ở đời là tình bạn, tình người. -Tình bạn không cần những vẻ hào nhoáng bên ngoài, .Tình bạn tri âm tri kỉ là tình cảm đẹp phi vật chất. II/ Tổng kết: 1.Nội dung: bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn. quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống con người hôm nay. 2. Nghệ thuật: -Sáng tạo nên tình huống khó xử để rồi cuối cùng vỡ òa niềm vui đồng cảm. -lập ý bất ngờ. -Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. IV/Luyện tập: HĐ5:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc lòng bài thơ, Phân tích nội dung và nghệ thuật -Làm bài tập trong SBT -Soạn bài:Chuẩn bị bài đọc thêm:Xa ngắm thác núi Lư.Phong kiều dạ bạc.Học bài kiểm tra 15 phút TV Trong tiết Chữa lỗi về quan hệ từ. Học hết các nội dung Phần TV từ đầu Học kì I Tiết:31, 32 Tập làm văn BÀI VIẾT VĂN BIỂU CẢM (Bài viết số 2) NS: NG: A Mục tiêu: 1. Kiến thức -HS:Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên cây cối. 2. Kĩ năng: Viết bài văn biểu cảm về loài cây. 3. Thái độ: Thể hiện tình cảm yêu cây cối của dân tộc ta.. BChuẩn bị: I/đề: Loài cây em yêu. II/Yêu cầu: 1/Yêu cầu chung: -HS:nắm được thể loại văn biểu cảm.-Nắm cách làm bài văn biểu cảm, bố cục bài văn biểu cảm.-Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.-Có tình yêu tha thiết đối với một loài cây -Gợi được sự đồng cảm đối với người đọc. 2/Yêu cầu cụ thể: MB: Em yêu cây gì?Giới thiệu được vì sao em yêu cây đó TB: 1/ Những đặc điểm gợi cảm của cây : lá, hoa 2/ Loài cây trong cuộc sống của con người. 3/Loài cây đối với riêng em: KB: Tình cảm gắn bó với loài cây, với ngôi trường ( với quê hương, đất nước) III/Biểu điểm:- Điểm 9, 10: Văn hay, mạch lạc, sáng tạo, biểu cảm. -Điểm 7, 8:Văn mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc song chưa sáng tạo, chưa mới.Còn sai lỗi diễn đạt. -Điểm 5, 6:Nắm phương pháp, hiểu đề, diễn đạt còn mắc (5-6) lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả -Điểm 3, 4:Chưa nắm phương pháp, sa vào kể hoặc tả, diễn đạt yếu -Điểm 1, 2:Lạc đề, rối rắm, chữ đọc không ra. C Tổ chức hoạt động: HĐ1:Giới thiệu bài: HĐ2:Chép đề.Xác định yêu cầu đề. HĐ3:Viết bài HĐ4:Thu bài HĐ5: Hướng dẫn tự học:-Soạn bài cách lập ý @ RKN:
Tài liệu đính kèm: