Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1, 2, 3: Ôn tập văn bản biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1, 2, 3: Ôn tập văn bản biểu cảm

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp h/sinh:

- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn bản biểu cảm.

- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.

- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.

B/ CHUẨN BỊ:

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

*1. Ổn định lớp: 1

* 2.Kiểm tra bài cũ: 5

- Kiểm tra bài về nhà

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1, 2, 3: Ôn tập văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 1 : Văn biểu cảm (12 tiết )
Tiết 1+2+3
Soạn: 
Dạy: ôn tập văn bản biểu cảm
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn bản biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
B/ Chuẩn bị: 
c/ tiến trình bài dạy:
*1. ổn định lớp: 1’
* 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra bài về nhà 
* 3.Bài mới: 35’
H: Thế nào là văn biểu cảm, đánh giá ?
H: Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình trước hết cần phải có các yếu tố gì ? Tại sao ?
=> Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
H: Nhắc lại những yêu cầu của văn bản miêu tả, tự sự ?
H: Vậy trong văn bản biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả, tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp 
H: Trong văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả đóng vai trò gì ?
* Cho bài ca dao:
 " Sông kia bên lở bên bồi
 ...........................................
 Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào"
H: Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ?
H: Các hình ảnh trong bài ca dao có ý nghĩa gì ?
H: Tâm trạng của người viết như thế nào ?
H: Phương thức biểu đạt của bài ca dao là gì ?
H: Qua đó em có nhận xét gì về đặc trưng của văn biểu cảm ?
*Câu 1: Khái niệm văn biểu cảm ?
Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
* Câu 2:
- Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết là tự sự và miêu tả.
* Câu 3: Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản miêu tả, văn bản tự sự ?
- Văn tự sự là yêu cầu kể lại một sự việc, một câu chuyện có đầu, có đuôi, có ngôn ngữ, diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự việc hoặc những kỷ niệm trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu và nhớ, kể lại được.
- Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng ấy để người đọc, nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy.
- Trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, sự đánh giá.
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái nền cho cảm xúc. Do đó nó thường không tả, không kể, không thuật đầy đủ như khi nó có tư cách là một kiểu văn bản độc lập.
 * Câu 4:
Đặc trưng của văn bản biểu cảm :
- Bài ca dao có sử dụng:
 + Điệp ngữ.
 + ẩn dụ.
 + Từ trái nghĩa.
- ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm của con người.
- Tâm trạng phân vân xen hồi hộp bâng khuâng.
-> Bài ca dao trên là một văn bản biểu cảm, rất gần gũi với văn bản trữ tình.
* Câu 5: Luyện tập văn bản biểu cảm.
Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân ?
? Nêu các thao tác cần tiến hành.
I. tìm hiểu đề
- Kiểu văn bản: Phát biểu cảm nghĩ.
- Đối tượng biểu cảm: Mùa xuân.
II. tìm ý:
1. Mùa xuân của thiên nhiên:
- Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông, ... 
2. Mùa xuân của con người:
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ, ...
3. Cảm nghĩ:
- Thích hay không thích mùa xuân ? Vì sao ? Mong đợi hay không ? Vì sao ?
- Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay không thích ? Mong đợi hay không mong đợi ? 
* Giáo viên giao cho học sinh lập dàn ý theo nhóm.
- Trình bày dàn ý.
- Thống nhất dàn ý.
*4. Củng cố: 3’
- GV chốt lại những nội dung cần ghi nhớ trong tiết ôn tập
*5. hướng dẫn về nhà : 1’
- Hoàn chỉnh dàn ý.
- Viết bài, sửa bài.
********************************************************
Tiết : 4+5+6
Các yếu tố trong Văn biểu cảm
Soạn :
Dạy :
A/ Mục tiêu cần đạt :
 - HS nắm vững hơn về văn biểu cảm, các yếu tố trong văn biểu cảm
 - Có kĩ năng vận dụng trong thực hành viết bài
B/ Chuẩn bị :
C/ Tiến trình lên lớp :
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
3. Bài mới
I. Lí thuyết
1, Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
a, Văn biểu cảm: là văn bản được viết ra khi người viết có tình cảm dồn nén, chất chưa không nói ra được cần có nhu cầu đuợc bộc bạch thổ lộ nhằm khêu gợi ở người đọc sự đồng cảm.
 b, Đặc điểm của văn biểu cảm: 
+ Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
+ Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ , tượng trưng để gửi gắm tình cảm tư tưởng, hoặc cũng có thể biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp.
+ Bài văn biẻu cảm cũng có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác. Tình cảm trong bài phải trong sáng, rõ ràng, chân thực.
2, Cách lập ý của bài văn biểu cảm
*Những cách lập ý thường gặp của văn biểu cảm
 + Liên hệ hiện tại với tương lai
 + Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
 + Tưởng tuợng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
 + Quan sát, suy ngẫm.
3, Các yêu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
+ Muón phát biểu, suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
+ Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
4, Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
a, Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
b, Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.
+ Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm.
II. Thực hành :
Đề bài : Cảm nghĩ về loài cây em yêu
I- Tìm hiểu đề
Nêu yêu cầu của đề?
- Thái độ - tình cảm với loài cây
Đối tượng và tình cảm cần thể hiện?
- Đối tượng: cây
- Tình cảm: tích cực - gắn bó
Viết về cây gạo
II- Làm dàn ý
1. Mở bài
Dàn ý tham khảo các ý trong mở bài?
- Giới thiệu chung về cây
- Lý do yêu thích
2. Thân bài:
Thân bài có mấy ý?
Chú ý cảm xúc - tình cảm?
- Sự thay đổi của cây qua 4 mùa
- Tình cảm: gắn bó, thân thiết, phẩm chất tốt đẹp.
3. Kết bài
- Tình yêu đối với cây
III- Luyện tập
Học sinh viết hoàn thiện - đọc nhận xét
Nhận xét bố cục
1. Văn bản “cây sấu Hà Nội”
+ Mở: ấn tượng chung
+ Thân: hương vị
- Màu sắc
Tình cảm: gợi nhớ
- Kỷ niệm: + Thơ cấu
+ Đi xa
* Kết: nỗi nhớ
Đọc một số đoạn văn biểu cảm
(tham khảo)
 D - Củng cố,dặn dò
Tiết : 7+8+9
Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật , con người 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A - Mục đích yêu cầu
B - Chuẩn bị.
C. Tiến trình lên lớp
I- ổn định tổ chức:
II - Kiểm tra bài cũ:
III - Bài mới
+ Văn biểu cảm về sự vật con người đòi hỏi phải chú ý tới sự vật và con người một cách đầy đủ. Phải có sự vật, có con người làm nền cho những tình cảm, cảm xúc suy nghĩ. Khi làm phải chú ý tới yếu tố tự sự và miêu tả trong bài viết của mình
- Sử dụng các cách lập ý: Hồi tưởng, liên tưởng, hứa hẹn, mong ước, suy ngẫm .... để làm bài
 Thực hành trên lớp
Đề bài: Cảm nghĩ về tình bạn
+ Mở bài: Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình
+ Thân bài: (Sử dụng phương thức tự sự và miêu tả vận dụng các cách lập ý đã học)
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình
+ Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp
* Lưu ý: Bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, chú ý các lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp
- Phải nêu bật được cảm xúc đối với tình bạn và người bạn của mình
* Học sinh chia tổ nhóm để phát biểu theo dàn bài và bài viết đã làm
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm những bài làm tốt
D - Củng cố,dặn dò
 Tiết : 10+11+12
 Soạn :
Dạy :
Luyện nói Phát biểu cảm nghĩ
về tác phẩm văn học
A.Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp học sinh: củng cố kiến thức về cách làm bài vănghĩ về tác phẩm văn học.
	- Luyện phát biểu miệng trước tập thể.
B. Chuẩn bị:
	Dàn bài chi tiết bài: Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh )
C. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ phát biểu cảm 
	- Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
	- Khi làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học cần chú ý gì?
Bước 3: Bài mới
Yêu cầu một học sinh đọc đề bài sgk và yêu cầu của đề bài
? Đề bài yêu cầu gì? thể loại?
? Đối tượng của biểu cảm là gì?
1 học sinh đọc bài thơ
? Đọc bài thơ em hình dung cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc như thế nào?
? Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào?
? Qua đó em biết Bác là người như thế nào?
? Trong văn bản đó em thích nhất chi tiết, hình ảnh thơ nào?
1 học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ( lên bảng ) giáo viên cùng học sinh khác bổ sung.
Các tổ cử đại diện trình bày các bạn khác nhậ xét dưới phương diện sau:
- Phong cách trình bày
- Nội dung
? Câu 1 và 2 có gì độc đáo về nghệ thuật?
? Câu 3 và 4 hay ở chỗ nào?
? Ân tượng và tình cảm chung nhất của em về bài thơ?
? Để có một bài văn luyện nói tốt cần những điều kiện gì?
- GV bổ sung, nếu thiếu ý và cho điểm.
I. Chuẩn bị:
Đề bài: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Thể loại: văn biểu cảm ( cảm nghĩ về một tác phẩm văn học )
- Đối tượng biểu cảm: bài thơ Cảnh khuya
- Cảnh thiên nhiên đẹp, huyền ảo, êm đềm.
- Tác giả say mê trước cảnh thiên nhiên đẹp đồng thời không quên trách nhiệm lo dân, lo nước
2. Lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Bài thơ Cảnh khuya
+ Tác giả: Hồ Chí Minh
+ Sáng tác năm 1947
+ Cảm xúc chung: thích bài thơ
- Thân bài: 
+ Cảm nhận chung: Về nội dung
+ Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng huyền ảo ở núi rừng Việt Bắc
+ Bài thơ hé mở nét tâm hồn tuyệt đẹp của vị lãnh tụ tối cao chất thi sĩ + chiến sĩ
+ Cảm nhận riêng về các câu thơ: về nghệ thuật
+ Câu 1, 2: Cảnh đẹp được cảm nhận qua cách so sánh độc đáo ( tiếng hát xa ) qua hình ảnh tinh tế, sống động.
( trăng lồng cổ thụ )
+ Câu 3,4: Khép mở hai nét tâm hồn: hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. Tinh thần lạc quan cách mạng.
- Kết bài:
+ Đọc bài thơ ta thêm yêu mến kính phục Bác Hồ – một con người vừa bình thường giản dị, vừa vĩ đại, thiêng liêng
Là người nghệ sĩ sáng tạo cáI đẹp cho đời
II. Luyện nói:
1. Luyện nói trong nhóm tổ
- Các nhóm tổ cử thư kí ghi biên bản. Cử 1 đại diện của tổ trình bày trước lớp.
2. Luyện nói trước lớp:
- Phong cách: 
+ Bình tĩnh, tự tin
+ Trình bày lưu loát
+ Sử dụng văn nói
- Nội dung:
+ Hiểu yêu cầu đề bài
+ Hiểu nội dung
+ Trình bày cụ thể cảm xúc
Bước 4: Củng cố
	- Phân biệt: Phát biểu cảm nghĩ về con người, sự vật và phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài
	- Làm bài tập trình bày miệng vào vở.
 *****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon VAN 7CdVAN BIEU CAM.doc