Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 41 đến tiết 44

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 41 đến tiết 44

A Mục tiêu:

1. Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

-Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ.

2. Kiến thức: Đọc- hiểu văn bản nước ngoài qua bản dịch TV.

-Rèn kĩ năng đọc- hiểu, phân tích bài thơ qua bản TV.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.

BChuẩn bị: GV: Bảng phụ chép bài thơ.

 HS: Soạn bài

CTổ chức hoạt động:

HĐ1- Bài cũ:

1/Đọc thuộc lòng bản phiên âm bài thơ Hồi hương ngẫu thư.

Tình cảm của tác giả đối với quê hương thể hiện như thế nào trong bài thơ?

2/Đọc thuộc lòng một bản dịch thơ mà em thích.Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép đối trong bài thơ.

HĐ2:Giới thiệu bài: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực,có tinh thần nhân đạo sâu sắc.Thơ ông,bút pháp hiện thực của ông, đã ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc sau này.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 41 đến tiết 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11
Tiết:41
Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm:
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Mao ốc vị thu phong sở phá ca-Đỗ Phủ
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
-Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ.
2. Kiến thức: Đọc- hiểu văn bản nước ngoài qua bản dịch TV.
-Rèn kĩ năng đọc- hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch TV.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.
BChuẩn bị:	GV: Bảng phụ chép bài thơ.
	HS: Soạn bài
CTổ chức hoạt động:
HĐ1- Bài cũ:
1/Đọc thuộc lòng bản phiên âm bài thơ Hồi hương ngẫu thư.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thể hiện như thế nào trong bài thơ?
2/Đọc thuộc lòng một bản dịch thơ mà em thích.Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép đối trong bài thơ.
HĐ2:Giới thiệu bài: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực,có tinh thần nhân đạo sâu sắc.Thơ ông,bút pháp hiện thực của ông, đã ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc sau này.
Tổ chức hoạt động:
HĐ3:Bài mới:
@ MT: Nắm được đôi nét về tác giả.
-Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-Căn cứ vào chú thích *.Hãy nêu vài nét về tác giả đỗ Phủ.
-Đọc chú thích Sự biến An Lộc Sơn.
-GV:Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:Năm 755 tướng An Lộc sơn nổi loạn. Để tránh hiểm hoạ ,vả lại cũng không được triều đình tín nhiệm,năm 759 ông từ quan đưa gia đình về Tây Nam ,một thời gian sống ở thành đô ,thủ phủ Tứ Xuyên.Năm 760 được bạn bè và người thân giúp đỡ,dựng một căn nhà cỏ cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.Chỉ được mấy tháng thì căn nhà của ông bị gió thu phá nát.
Đó là hoàn cảnh ra đời bài thơ này.
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
@ MT: -Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống con người.
-Giá trị nhân đạo: Thể hiện hoài bão sâu sắc của tác giả.
Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong tác phẩm thơ trữ tình. Đặc điểm của bút pháp hiện thực trong bài thơ.
-KN: -Rèn kĩ năng đọc- hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch TV.
-Đây là bài thơ làm theo thể thơ cổ thể,cách ngắt nhịp, ngắt dòng không theo các quy tắt chặt chẽ như trong thơ Đường.Các em chú ý đọc cho đúng. Đoạn 1:cần đọc chậm rãi. Đoạn hai: đọc với nhịp văn nhanh hơn. Đoạn ba:lại quay về với nhịp ban đầu.
-GV: Đọc diễn cảm.
-HS: Đọc diễn cảm.
H:Bài thơ gồm mấy phần?Nội dung từng phần?Vì sao em lại chia như vậy?
HS:Có thể nói chia 4 phần;cũng có thể nói chia 2 phần.quan trong là cách lí giải của các em cho cách chia phần của mình.
Bố cục :4 phần
-Phần 1:gió thu cuốn mất nhà.
-Phần 2:Trẻ con cướp tranh.
-Phần 3:Nỗi khổ đêm mưa.
-Phần 4: ước mơ của tác giả.
L:Thử thống kê số câu của các phần .Và lí giải vì sao có phần dài ,phần ngắn?
HS:Ba đoạn đầu mỗi đoạn gồm 5 câu (ít thấy);hầu hết các câu trong đoạn cuối đều gồm bảy chữ. (hiếm)
GV:Chúng ta hãy chú ý nội dung và hình thức của đoạn cuối.Từ những sự đau khổ tột cùng àdẫn đến những ước mơ cao cả nên đoạn văn mở rộng phần cuối.Nhà thơ không bị câu chữ gò bó.Tất cả đều do nhu cầu diễn đạt ý.
H:Những nỗi khổ nào được nhắc đến trong bài thơ? Tác giả đã miếu tả nỗi khổ đó qua những chi tiết nào? Cách miêu tả như tế làm cho nỗi khổ hiện lên như thế nào?
HS:-Mất mát của cải.-Bị trẻ con khinh-Nhà dột nát ,lạnh, ướt
-Loạn lạc ,không ngủ đượcàSinh động
GV:Những nỗi khổ của nhà thơ thể hiện trong bài thơ , đặc biệt là phần hai và phần ba.
-Phần hai: Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau nhan tình thế thái(cuộc sống đã làm thay đổi tính cách của trẻ thơ)
-Phần ba: Đằng sau nỗi khổ vật chất là nỗi đau thời thế(loạn lạc ít ngủ nghê)
H:Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà thơ?
HS:Vừa khái quát vừa cụ thể:
-Thời gian cụ thể:Gió nổi từ chiều, đêm mưa đến, kéo dài cả đêm.
-Miêu tả cảnh nhà dột :chỉ vài nét đã phác hoạ cảnh mưa thu không giống mưa hè.Nếu là mưa hè thì tác giả đã không khổ nhue thế.
GV:Bao nhiêu nổi khổ dồn dập tập kích nhà thơ: ướt lạnh,con quậy phá,lo lắng vì loạn lạc.Nỗi khổ nào cũng được miêu tả một cách sinh động.Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê là nét điểm xuyết làm cho nỗi khổ của Đỗ Phủ tăng lên gấp bội.
H: Việc miêu tả những nỗi khổ ấy giúp người đọc hình dung ra điều gì? Qua đó tạo nên giá trị gì cho tác phẩm?
*HS: Đọc đoạn cuối.
Giả thử không có năm dòng cuối thì ý nghĩa ,giá trị biểu cảm của nhà thơ có giảm đi không?Phân tích tình cảm của nhà thơ thể hiện trong năm dòng cuối.
-Không có năm dòng cuối thì trước mắt chúng ta cũng là một bài thơ có giá trị biểu cảm cao.
-Có năm dòng cuối giá trị của bài thơ được nâng lên.Từ nỗi khổ của một người nghĩ đến nỗi khổ của muôn người. Đặt nỗi khổ của muôn người lên trên hết,tình cảm đó không chỉ làm xúc động người đọc mà còn có tác dụng nâng cao tầm tư tưởng,bồi dưỡng phẩm chất của con người.
GV: Ước mơ mang màu sắc ảo tưởng nhưng lại bắt nguồn từ cuộc sống.Cụm từ riêng lều ta nát không chỉ thể hiện thái độ xả thân mà còn quay trở lại chủ đề nhà cửa làm cho bố cục chặt chẽ.
Chốt: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Ông đã phanh phui những tật xấu của xã hội đương thời , đồng thời qua những bài thơ hiện thực nổi tiếng ông cũng đã trình bài những ước mơ cao cầm ngày nay nhân loại và nhân dân ông đã biến nó thành hiện thực.Chính bởi vậy mà ông không chỉ là nhà thơ của thời đại mà còn là một nhà tiên tri.
HĐ4:Tổng kết,luyện tập:
@MT: Khái quát được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật. của bài thơ.
H: Qua bài thơ em hiểu ra được điều gì trong cuộc sống? Qua đó ta hiểu được gì về tác giả?
H: Bài văn này có gì khác bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch về bút pháp?
GV:Treo bảng phụ .Yêu cầu HS Thảo luận nhóm 4.Chỉ ra phương thức của từng phần.GV:Nêu yêu cầu. Đại diện nhóm trình bày.GV: Điền vào bảng.
 Ptbđ
Phần
Miêu tả
Tự sư
Biểu
cảm trực tiếp
MT+TS
MT+BC
TS+BC
Kết 
hợp cả 
ba PT
Đoạn1
X
Đoạn 2
X
Đoạn 3
X
Đoạn4
X
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
 1/Tác giả : Đỗ Phủ(712-770) là nhà thơ Đường có tinh thần nhân đạo cao cả. Thơ ông được viết theo bút pháp hiện thực.
 2/ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Dựa trên cuộc sống thực của nhà thơ.
II/ Đọc -hiểu văn bản:
1/ Giá trị hiện thực:
-Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập đến trong bài thơ:nghèo, mưa tháng tám, gió thu thổi bay nhà, trẻ con cướp tranh, nhà dột, không ngủ được.
 +Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái(cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách của trẻ con)
 +Không chỉ có nỗi khổ về vật chất mà còn nỗi đau về thời thế.
- Khái quát về cuộc sống của người nghèo khổ.
2/Giá trị nhân đạo:
- Sự thấm thía sâu sắc trước nỗi khổ của người nghèo.
-Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc muôn ngàn để che cho người nghèo.
- Niềm vui của bản thân trước niềm hân hoan của người nghèo khổ.
III/ Tổng kết:
Ý nghĩa văn bản: Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người vẫn sôngs trong hoàn cảnh cùng cực.
2. Nghệ thuật: 
-Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, những sự việc nối tiếp. khắc họa bức tranh về cảnh ngộ của người nghèo khổ.
-Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm
HĐ5:Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ. Trình bày cảm nghĩ của em về tấm lòng của nhà thơ đối với cuộc sống của người nghèo khổ.
-Làm bài tập trong SBT
-Soạn Cảnh khuya.Rằm tháng Giêng.
@ RKN:
Tiết:42
Văn bản
KIỂM TRA VĂN BẢN
NS:
NG:
A Mục tiêu:	1. Kiến thức:hs nắm kiến thức về các văn bản đã học.Thuộc các văn bản,nắm nội dung,nghệ thuật.
2. Kĩ năng: -Làm bài. Phân tích các hình ảnh thơ. Viết đoạn.Đọc hiểu văn bản.
3. Thái độ: 
BChuẩn bị: Ý thức tự đánh giá quá trình học tập của mình.
GV: Đề
HS:Học bài
C Tổ chức hoạt động:
Tổ chức hoạt động:
HĐ1: Ổn định
HĐ2:Phát đề: Giáo viên nêu yêu cầu khi làm bài và nhắc nhở việc làm bài nghiêm túc.
HĐ3:HSlàm bài
HĐ4:Thu bài
Nội dung:
HĐ5: Dặn dò:
- Soạn dàn bài:Cảnh khuya,Rằm tháng giêng
Tiết:43
Tiếmg Việt
TỪ ĐỒNG ÂM
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1.Kiến thức:- Giúp HS hiểu được thế nào là từ đồng âm. Có ý thức chọn từ đồng âm khi nói.
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.Đặt câu với từ đồng âm.Nhận biết hiện tượng chơi chữ trong từ đồng âm.
3. Thái độ: Ý thức trong việc trau dồi ngôn ngữ khi nói và viết.
BChuẩn bị:	GV:Bảng phụ
CTổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ:.
1/Cho một cặp từ trái nghĩa.Thế nào là từ trái nghĩa ? Một từ nhiều nghĩa thì có thể có bao nhiêu cặp từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
2/ Chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong bản dịch thơ “ Hồi hương ngẫu thư”.Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? 
HĐ2:Giới thiệu bài:GV:Kể mẩu chuyện vui : Đem cá về kho.=>Vào bài.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2: Bài mới:
@ MT: KT: Khái niệm từ đồng âm. Việc sử dụng từ đồng âm.
-KN: Nhận diện từ đồng âm. Chon lựa từ đồng âm khi nói, viết.
_GV :Treo bảng phụ.
L:Giải nghĩa từ Lồng trong các câu trên.
Lồng 1:Chuồm lên (Động từ)
Lồng 2:là một vật dụng thường làm bằng tre,sắt, để nhốt chim,gia cầm (Danh từ)
H:Nghĩa của hai từ lồng trên có quan hệ gì với nhau không?
-Nghĩa của chúng không có quan hệ gì với nhau.
GV:Hiện tượng như vậy là hiện tượng đồng âm ngẫu nhiên của từ ngữ.
H:Thế nào là từ đồng âm?
-HS: Đọc ghi nhớ.
BT: Xác định cặp từ sau đây có phải là từ đồng âm không?
-Mùa xuân là tết trồng cây/ làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
* GV: Chốt cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
H:Nhờ vào đâu mà phân biệt được nghĩa của hai từ lồng trong hai câu trên?
-Dựa vào ngữ cảnh.
GV:Trong tiếng Hán để phân biệt từ đồng âm thì chỉ cần dựa vào kí tự ,còn Tiếng Việt chúng ta là loại tiếng ghi âm nên muốn phân biệt phải dựa vào ngữ cảnh của lời nói.
H:Câu: Đem cá về kho. nếu tách khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu theo mấy nghĩa?Em hãy thêm vào câu này vài từ để câu đơn nghĩa.
-Đem cá nhập vào kho.
-Đem cá về kho mặn (ngọt)
H: Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây nên cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
-Cần chú ý tạo ngữ cảnh.
HĐ4:Tổng kết-Luyện tập:
@MT: KN:Xác định từ đồng âm với một số từ xác định trong một đoạn văn.
-Tìm từ khác nhau của một số từ cụ thể, cho biết mối liên hệ. Đặt câu.Nhận xét tác dụng.
-HS: Đọc ghi nhớ
-GV:Hướng dẫn luyện tập.
-BT1/ HS làm miệng tại chỗ.
BT2/ HS lên bảng trình bày
Nhận xét
-GV: Chốt lại : cần phân biệt giữa hai hiện tượng có vỏ ngữ âm giống nhau.
BT3/ Luyện đặt câu.
Nội dung:
I/Tìm hiểu nội dung:
1.Thế nào là từ đồng âm?
-Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
-VD:Bé hôn má má một cái nào!(má:một bộ phận trên gương mặt;má:mẹ)
2./Sử dụng từ đồng âm:
-Hiện tượng đồng âm có thể hểu sai hoặc hiểu theo kiểu nước đôi.Do đó trong giao tiếp cần chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của của từ và dùng từ đồng âm cho đúng.
II/Luyện tập:
BT1/
Nam:phương nam,bạn nam
Sang:Sang sông;giàu sang
Sức:trang sức,sức lực
Môi: Đôi môi,môi xới cơm
Nhè:nhè vào nó(nhằm);khóc nhè.
Tuốt:Mãi tận,tuốt lúa.
BT2/
a/Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ
-Là bộ phận của cơ thể ,nối đầu và chân
-Bộ phận của áo ,yếm ,giày bao quanh cổ và chân
-Chỗ eo lại của một số đồ vật
-Chỗ eo lại của một số bộ phận của cơ thể.
b/Từ đồng sám với từ cổ.
Cổ xưa (đồ cổ,cổ hủ,cổ tục..)
GV:Nhấn mạnh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
BT3/
-Cả bàn đang bàn tán về nó.
-Con sâu bị rơi xuống cái hố sâu.
-Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.
4/Anh này lợi dụng hiện tương đồng âm
Nên hỏi:Vạc anh mượn là vạc bằng đồng cơ mà.
C Hướng dẫn luyện tập:Tìm một bài ca cao, một câu đối hoặc một bài thơ có sử dụng từ đồng âm. Phân tích tác dụng.
-Làm bài tập trong SBT
-Chuẩn bị bài mới.Thành ngữ. Chú ý tìm những câu thành ngữ có sử dụng những cặp từ trái nghĩa.Chuẩn bị tiết thao giảng. Chuẩn bị bảng phụ nhóm.
@RKN:
Tiết:44
Tập làm văn
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1.Kiến thức:-Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm,và ý thức vận dụng dụng những kiến đã học về văn bản biểu cảm vào đọc hiểu và tạo lập văn bản.
2. Kiến thức: Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.
-Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3. Thái độ: Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
BChuẩn bị:	GV: Bảng phụ
	HS: Soạn bài.
CTổ chức hoạt động:
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra vở soạn, vở bài tập của học sinh đội tuyển văn.
HĐ2:Giới thiệu bài:
Tổ chức hoạt động:
HĐ3:Bài làm:
@MT: KT: Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm. Sự kết hợp của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
KN: Nhận diện các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài biểu cảm. Biết kết hợp các yếu tố ấy trong bài văn biểu cảm.
-GV:Treo bảng phụ
-HS: Đọc bài thơ:Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
L:Chỉ ra yếu tố tự sự,miêu tả trong bài thơ!Nêu ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện ý nghĩa của bài thơ.
Đ1:Câu 1,2 tự sự;Câu3.4.5 miêu tả :tạo bối cảnh
Đ2:Tự sự kết hợp với miêu tả ,biểu cảm:uất ức vì gì yếu.
Đ3:Tự sự,miêu tả và hai câu cuối biểu cảm:cam phận.
Đ4:Thuần tuý biểu cảm:tình cảm cao thượng ,vị tha.
-HS:Trả lời,Gv ghi sang bên phải bảng phụ,chốt:Miêu tả nhằm khơi gợi sự tưởng tượng,tự sự nhằm gợi suy nghĩ ,gợi cảm.
*HS: Đọc đoạn văn của Duy Khán.
L:Chỉ ra các yếu tố miêu tả,tự sự,biểu cảm của đoạn văn.Nếu không có yếu tố tự sự,miêu tả thì cảm xúc có bộc lộ được không?
-HS:Thảo luận nhóm,ghi trên bảng phụ.Thời gian5’
-Miêu tả chân bố
Kể :Bố ngâm chân,bố đi sớm về khuya
ècảm xúc thương bố
GV:Miêu tả,tự sự trong hồi tưởng góp phần bộc lộ cảm xúc.
HĐ3:Tổng kết-luyện tập:-HS: Đọc ghi nhớ-GV:Hướng dẫn luyện tập
Nội dung:
I/Tìm hiểu nội dung:
1/Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau.
2/ Vai trò của tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm: tự sự và miêu tả để khêu gợi về đối tượng biểu cảm và gởi gắm cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể người, tả việc.
III/Luyện tập:
BT1/ HS viết lại.
-Yếu tố miêu tả: cảnh nhà tranh bị gió thu phá,đêm lạnh,con đạp.
-Tự sự: Gió thu phá nhà,trẻ con cướp tranh.
-Biểu cảm: ấm ức,trăn trở trong đêm không ngủ,ước mơ cao cả.
BT2/
TS: chuyện đổi tóc lấy kẹo mầm
MT: Cảnh chải tóc của mẹ ngày xưa,hình ảnh mẹ.
BC: Lòng nhớ mẹ khôn xiết
EDặn dò:-Làm bài tập trong SBT -Xem lại lí thuyết ,chuẩn bị trả bài
.@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan11.doc