Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 45 đến tiết 48

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 45 đến tiết 48

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

-Sơ giảng về tác giả Hồ Chí Minh.

-Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng.

-Nghệ thuật tả cảnh, tả tình.Ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trogn bài thơ.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại được viết theo thể thơ TNTTĐL.

3. Thái độ: Tình yêu thiên nhiên.Lòng kính yêu Bác.

B/Chuẩnbị: GV:Tư liệu về Hồ Chí Minh. Bảng phụ chép bài thơ.( Giáo án điện tử)

-HS:Soạn bài

 C/Tổ chức hoạt động:

 HĐ1 Bài cũ:

H: Đọc thuộc lòng 3 khổ đầu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Nêu giá trị hiện thực của bài thơ.

H: Đọc thuộc lòng khổ cuối bài thơ. Nêu giá trị nhân đạo biểu hiện qua bài thơ.Bài thơ dạy cho ta dược điều gì về cách sống, và tình cảm giữa người với người?

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 45 đến tiết 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết:45
Văn bản
CẢNH KHUYA.RẰM THÁNG GIÊNG
(Hồ Chí Minh)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
-Sơ giảng về tác giả Hồ Chí Minh.
-Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng.
-Nghệ thuật tả cảnh, tả tình.Ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trogn bài thơ.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại được viết theo thể thơ TNTTĐL.
3. Thái độ: Tình yêu thiên nhiên.Lòng kính yêu Bác.
B/Chuẩnbị:	GV:Tư liệu về Hồ Chí Minh. Bảng phụ chép bài thơ.( Giáo án điện tử)
-HS:Soạn bài
 C/Tổ chức hoạt động:
 HĐ1 Bài cũ: 
H: Đọc thuộc lòng 3 khổ đầu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Nêu giá trị hiện thực của bài thơ.
H: Đọc thuộc lòng khổ cuối bài thơ. Nêu giá trị nhân đạo biểu hiện qua bài thơ.Bài thơ dạy cho ta dược điều gì về cách sống, và tình cảm giữa người với người?
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2:Giới thiệu:
@MT:-KT: Đôi nét về Hồ Chí Minh.Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ.
Bài thơ được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
HĐ3:Bài mới:
-Hướng dẫn đọc chú thích.
GV:nhấn mạnh đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh.
@ MT: KT:Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước.
-Nghệ thuật tả cảnh,ngôn ngữ thơ.Nhận diện thể thơ.
-KN: Đọc và phát hiện các tín hiệu nghệ thuật trong thơ.
-TĐ: Hình thành tình yêu kính đối với vị lãnh tụ kính yêu của dan tộc.
-GV:Hướng dẫn đọc.
-HS: Đọc hai văn bản thơ.
H:Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nhận diện.Cho biết cách ngắt nhịp của bài thơ?
GV:Giải thích mô hình khai thừa,chuyển hợp.Cái khác biệt của bài thơ so với các bài thơ khác là không ngắt nhịp 4/3 mà ngắt nhịp 3/4
H: Phân tích hai câu đầu bài thơ . hai câu đầu bài thơ miêu tả cảnh gì? Cảnh hiện lên qua những chi tiết nào? Chú ý nghêị thuật tả cảnh đặc sắc của tác giả
-So sánh: chính xác,đặc sắc.Tiếng suối trở nên gần gũi, thân quen,đầy sức sống.
-Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.Cảnh rừng khuya rất thanh tĩnh,im ắng.
-Điệp từ “lồng”: mở ra một bức tranh nhiều đường nét,màu sắc,hình khối đa dạng.Bức tranh chỉ có hai màu đen và trắng mà tạo nên vẻ đẹp nên thơ, lung linh, chập chờn, mà lại ấm áp hoà hợp bởi âm hưởng của hai từ “lồng”
GV:Có hình dáng vươn cao,toả rộng của cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng in vào khóm hoa,in trên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt.
H:Hai câu cuối, hình ảnh con người hiện lên như thế nào?Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại? Từ ấy có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
-Điệp từ :chưa ngủà mở ra chiều sâu trong tâm hồn tác giả.
+Sự rung động,niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng.
+Thao thức,không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của nhân dân,đất nước.
GV:Giảng về cấu trúc :khai ,thừa,chuyển ,hợp. Câu thứ 3 trong bài thơ tứ tuyệt thường giữ vị trí then chốt:khái quát ý của hai câu đầu và chuyển ý để câu sau kết lại.
Câu 3:chất nghệ sĩ trong tâm hồn tác giả,
Câu 4:bất ngờ mở ra vẻ đẹp chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ:thao thức không ngủ vì lo cho dân cho nước và vì thao thức mà bắt gặp cảnh trăng rừng đẹp.Sự hoà hợp thống nhất .=>sự hoà hợp thống nhất.
H: Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
-HS: Ghi bài
H: Bài thơ cho ta hiểu thêm được gì về đặc điểm thơ Bác trong giai đoạn này? à HS ghi phần ý nghĩa.
@ MT: KT: Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế, vừa ung dung, lạc quan.
KN: Đọc, phân tích các hình ảnh thơ. Phát hiện được những điểm mới mẻ trong những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Bác.
-Thấy được sự khác biệt giữa nguyên tác và bản dịch.
*HS: Đọc văn bản Nguyên Tiêu.Nhận diện thể thơ nguyên tác, bản dịch.
-Nhận xét về cách ngắt nhịp của bài thơ?
-Nguyên tác: TNTTĐL
-Bản dịch: Lục bát
-Bài Nguyên tiêu dịch chưa sát: thêm tính từ lồng lộng,bát ngát. Đánh mất một từ xuân.
-Nhịp: 2/5
H: Hãy nhận xét hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong hai câu đầu bài thơ? Câu hai có đặc biệt gì về việc sử dụng từ ngữ và gợi vẻ đẹp của không gian đêm rằm?
-Đọc hai câu cuối
-Đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ.
H: Hai câu cuối mở ra một không gian như thế nào?
H: Hai bài thơ được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Qua hai bài thơ, em hiểu thêm gì về hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp?
H: Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ?
H: Qua bài thơ ta hiểu thêm gì về phong thái ung dung lạc quan của bác Hồ?
-Sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan:
+ Sự rung động tinh tế trước vẻ đẹp của cảnh trăng rừng.
+Hình ảnh con thuyền sau khi bàn việc quân về lướt phơi phới chở đầy ánh trăng trong khung cảnh trời nước bao la.
GV: Tích hợp giáo dục lòng yêu kính Bác.Yêu thiên nhiên, lo cho vận mệnh của đất nước là hai phẩm chất luôn luôn xuất hiện trong thơ bác giai đoạn này. “ Không ngủ được” “ Báo tiệp” “ Cảnh rừng Việt Bắc”
à Chốt. Ghi bảng phần ý nghĩa.
HĐ4:Tổng kết-Luyện tập:
-Nghe ngâm thơ.
H: Hình ảnh trăng trong hai bài thơ có gì khác nhau?
-Bức tranh nhiều đường nét,màu sắc.
-Không gian bao la, bát ngát, tràn đầy sức xuân.
-Đọc 5 từ Hán Việt được sử dụng trong bài Nguyên tiêu.
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Hồ Chí Minh: (1890-1969) là vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
-Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của Người
-Ở những sáng tác này Hồ Chí Minh hiên lên với tâm hồn nghệ sĩ- chiến sĩ cao đẹp.
2. Bài thơ: ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TD Pháp.
 II/Đọc-hiểu văn bản:
Cảnh Khuya.
a. Nội dung:
*Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:
Âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát, ánh trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoaà cảnh vật sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng- tối.
 *Con người: Tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng.
b. Nghệ thuật:
-Viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ĐL.
+ Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
+ Sử dụng so sánh, điệp từ
+ Sáng tạo về nhịp thơ?
c. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
2. Rằm tháng giêng
a. Nội dung:
-Cảnh bầu trời, dòng sông hiện lên lồng lộng, sáng tỏ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng.Không gian rộng, bát ngát, và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật với con sông, mặt nước, tiếp giáp với bầu trời.
- Hiện thực về cuộc kháng chiến chống TD Pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng đang bàn việc quân tại chiến khu Việt Bắc.
b. Nghệ thuật:
-Viết bằng chữ Hán, theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ĐL. Bản dịch thơ nhà thơ Xuân Thủy dịch theo thể Lục bát.
-Sử dụng điệp từ :xuân có hiệu quả
-Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
c. Ý nghĩa bài thơ:
-Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp thiên nhiên VB ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống TDP còn nhiều gian khổ.
HĐ5:Hướng dẫn tự học: 	-Học thuộc hai bài thơ.Phân tích.Nắm được sự khác nhau cơ bản giữa nguyên tác với bản dịch thơ. Nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.
-Soạn bài: Tiếng gà trưa.
@ RKN:
Tiết:46
Tiếng Việt
KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
Kiến thức: Phân loại từ ghép, từ láy, đại từ , từ hán Việt, quan hệ từ,từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Kĩ năng: Nhận diện các từ loại trên , trên một văn cảnh cụ thể.Đặt câu, viết đoạn.
Thái độ: Tự giác, tích cực.
B/Chuẩnbị:
-GV; Đề
-HS: Ôn tập kiến thức.
C/Tổ chức hoạt động:
	Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Phát đề GV: Nêu yêu cầu khi làm bài.
HĐ2: HS làm bài
HĐ3: thu bài
Nội dung:
(Đề và đáp án kèm theo)
HĐ4:Hướng dẫn tự học: Chuẩn bị bài Thành ngữ.
@ RKN:
Tiết: 47
Tập làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Về kiểu bài văn biểu cảm có kết hợp miêu tả, tự sự. Các cách làm bài văn biểu cảm.Bố cục bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: Làm bài văn biểu cảm. Phát hiện lỗi.
3. Thái độ: Tự nhận ra lỗi của mình. Có ý thức tự sửa lỗi.
BChuẩn bị:	Chấm bài,phân tích câu sai.Thống kê chât lượng.
CTổ chức hoạt động:
Tổ chức hoạt động:
HĐ1:HS nhắc lại đề,xác định yêu cầu đề:
@MT: KT: Nắm đặc điểm kiểu bài văn biểu cảm.
-KN:Xác định được yêu cầu đề ra.
-Nhắc lại đặc điểm của bài văn biểu cảm. Bố cục bài văn biểu cảm, các cách biểu cảm.
-
Xác định yêu cầu đề ra.
HĐ2:Trả bài,HS đọc lại bài ,xác định xem đã đạt những yêu cầu chưa? 
@ MT: Nội dung, phương thức, bố cục, từ ngữ gợi cảm
-KN: Lập ý. Lập dàn ý.
HĐ3:GV:nhận xét
@MT: Giúp HS nhận ra những lỗi sai về cách dùng từ, chính tả.
-KN: Viết chính tả.
Ưu điểm:Phần lớn các em nắm phương pháp.biết chọn những đặc điểm gợi cảm của loài cây.Nắm bố cục của bài văn biểu cảm.
 Nhược điểm:
-Vẫn còn những chi tiết học sinh chưa nắm mà vẫn biểu cảm.
-Phần lớn các em chưa biết dùng từ ngữ để biểu cảm,chưa biết dùng các biện pháp tu từ để biểu cảm.
-Chưa nắm đặc diểm của loài cây, thiếu quan sát.
-Văn viết còn sa vào miêu tả, thuyết minh.
HĐ4: Học sinh tự chữa lỗi vào vở.
HĐ5:Tổng kết,rút kinh nghiệm:
@ MT: Học được cái hay trong bài viết của bạn. KN: Học hỏi bạn bè.
-GV: Đọc bài văn hay
-HS:Chỉ ra cái hay,cái mới trong bài văn của bạn.
Nội dung:
Đề1: Loài cây em yêu.
I/Yêu cầu chung:
-Phương thức :biểu cảm
-Nội dung:
+ Tình cảm của em đối với loài cây.
+Hình thức biểu cảm;Có kết hợp tự sự ,miêu tả
+Có sử dụng các nghệ thuật tu từ:So sánh,nhân hoá
+Cần sử dụng các cách lập ý:Liên tưởng,hồi tưởng.
- và thấy được mối liên hệ giữa các loài cây ấy với đời sống con người.
II/Dàn bài:
 MB:-Giới thiệu em yêu cây gì?
 -Lí do em yêu loài cây ấy.
 TB:
 1/Các đặc điểm gợi cảm của cây
-Thân,lá, hoa,quả
 2/Cây cây trong cuộc sống của mọi người
 3/ Loài cây trong cuộc sống của riêng em:
-Kỉ niệm của em gắn liền với loài cây.
KB:Cảm nghĩ chung về cây.
III/Sửa sai:
 1/Lỗi chính tả:
Lỗi
Sửa lỗi
...những chồm cau xanh rì; chiếm dữ; 
 táng lá bàng xum xê; 
cây bàn;
trong xuất 10 năm nay
-Đặt sắt
-xay xay
Nồng nàng
Quyến rủ
Chòm
Giữ
Tán, sum xuê
Bàng
Suốt
Đặc sắc
Xoay xoay
Nàn
rũ
 2/Dùng từ: Loài cây rất quen thuộc đến người dân xứ Quảng
à Đối với
3/Diễn đạt:( Bài kèm theo)
IV/Khắc phục:
TS
Kém
yếu
TB
Khá
Giỏi
TTB
Lớp
Sl
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7/1
7/2
Tiết:48
Tiếng Việt
THÀNH NGỮ
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hiểu thế nào là thành ngữ? Nhận biết thành ngữ trong văn bản.
-Tăng thêm vốn thành ngữ ,và có ý thức sử dụng thành ngữ.
2. Kĩ năng: Nhận biết thành ngữ.Giải thích nghĩa một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ: ý thức trau dồi khả năng diễn đạt. Bảo về môi trường.
BChuẩn bị:-	GV:Bảng phụ. Giáo án điện tử
	HS: Bảng con. Sưu tầm thành ngữ, lời dẫn vào bài.
CTổ chức hoạt động:
CHĐ1 Bài cũ:
 1/ Tìm từ đồng âm với từ in đậm trong câu thơ sau của Đỗ Phủ “ Tranh bay sang sông rải khắp bờ”. Cho biết thế nào là từ đồng âm? 
HĐ2:Giới thiệu bài: HS: Kể chuyện Thả mồi bắt bóng. Giới thiệu vào bài.
Tổ chức hoạt động:
-HĐ3: bài mới:
@ MT: -KT: Khía niệm thành ngữ.
-KN: Tìm thành ngữ dựa trên cặp từ trái nghĩa.
GV:Cho HS quan sát thành ngữ (bảng phụ)
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
H:Có thể thay vài từ trong cụm từ:Lên thác xuống ghềnh bằng những từ khác được không?Có thể chêm ,xen được không?Có thể thay đổi trật tự các từ được không?
H:Rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ ấy?
-Không thể thay đổi,chêm xen àCấu tạo cố định
H:Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Nhận xét gì về ý nghĩa diễn đạt của thành ngữ Lên thác xuống ghềnh?
-Diễn đạt ý nghĩa hoàn chỉnh
H: Vậy thành ngữ là gì?
à HS rút ra ghi nhớ.
-HS: Tìm những biến thể của thành ngữ.
-Đứng núi này trông núi nọ- Đứng núi này trông núi khác
-Nước đổ lá khoai- nước đổ lá môn- nước đổ đầu vịt
-Lòng lang dạ thú- Lòng lang dạ sói.
à KL: Đôi khi cũng có những biến thể.
HS: Quan sát hình, đoán từ trái nghĩa, và thành ngữ.
-Mắt nhắm, mắt mở
- Nhanh như sóc- Chậm như rùa
- Kẻ khóc, người cười
@ MT: KT: Nghĩa của thành ngữ
KN: Phát hiện , nhận biết, giải thích cơ chế hình thành nghĩa
 H: Tại sao lại nói Lên thác xuống ghềnh? Nghĩa của thành ngữ này được dựa trên cơ sở nào?
-Ẩn dụà hàm ẩn, trừu tượng.
Cụm từ:Mưa to gió lớn có nghĩa là gì? Nghĩa của thành ngữ Mưa to gió lớn được hiểu dựa trên cơ sở nào?
-Nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên nó.
 H: Vậy nghĩa của thành ngữ được tạo thành dựa trên những cơ sở nào?
à Rút ra kết luận 2
-HS: Làm bài tập củng cố:
-GV: Bảng phụ.
-Điền các thành ngữ vào bảng , theo yêu cầu:
Hiểu theo nghĩa của các yếu tố tạo nên nó.
Hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng.
1.Tham sống sợ chết 5. Lên thác xuống ghềnh
2. Ếch ngồi đáy giếng 6. Năm châu bốn biển
3. Lòng lang dạ thú 7. Mẹ góa, con côi
4. Ruột để ngoài da 8. Bùn lầy nước đọng
-GV:Bổ sung kiến thức:
-Trong vốn thành ngữ tiếng Việt có một khối lượng đồ sộ thành ngữ Hán Việt.Muốn hiểu nghĩa của các thành ngữ Hán Việt này cần hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt.
 -Ngoài ra muốn hiểu nghĩa của một số thành ngữ cần hiểu được một số câu chuyện có liên quan đến thành ngữ.VD: Ếch ngồi đáy giếng,Thầy bói xem voi;kinh cung phi điểu,Tái Ông thất mã
-GV:Kể cho HS nghe câu chuyện Tái Ông thất mã.
-Hiểu nghĩa thành ngữ quan trong là hiểu nghĩa hàm ẩn của các câu câu thành ngữ ấy.
@ MT: KT: Chức năng của thành ngữ
-KN: Phân tích cấu trúc câu.
-GV:Treo bảng phụ
- Thân em/ vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non 
 VN
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
 CN
-Anh/ đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh /đào giúp em một cái ngách sang nhà anh,phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa 
 PN
nào đến bắt nạt thì em chạy sang ... 
L:Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu trên.
H: Vậy thành ngữ có thể đảm nhiệm những chứng năng nào trong câu?
@MT: KT: -Đặc điểm, tác dụng của thành ngữ
-KN: Đặt câu có sử dụng thành ngữ
-HS: So sánh sự khác nhau giữa cách diễn đạt có thành ngữ và không có thành ngữ? HS Thảo luận nhóm
Sử dụng thành ngữ
Không sử dụng thành ngữ
Thân em vừatròn
Bảy nổi ba chìm
-THân em
Lênh đênh, lận đận, trôi nổi với nước non
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Thân cò gian nan ,vất vả, gặp nhiều nguy hiểm bấy nay.
H: Chỉ ra sự khác biết trong cách diễn đạt và tác dụng của cách nói có sử dụng thành ngữ? 
-Ngắn gọn, hàm súcà Tiết kiệm lời
-Có tính hình tượng,tính biểu cảm caoà sinh động.
GV:Chốt:Thành ngữ có giá trị biểu cảm như vậy nên trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta nên sử dụng thành ngữ để lời ăn tiếng nói thêm trau chuốt.
-Luyện tập xem hình đoán thành ngữ và đặt câu.
-GV: Chốt. Chuyển ý.
HĐ3:Tổng kết,luyện tập:
-HS: Đọc ghi nhớ
-GV:Hướng dẫn luyện tập.
-BT1: HS làm miệng
-BT3: Điền từ.
-BT2: HS: Kể chuyện Ếch ngồi đáy giếng
-Tìm nhanh thành ngữ.
Nội dung:
I/ Tìm hiểu nội dung:
1/ Thế nào là thành ngữ?
-Thành ngữ là một loại cum từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
-VD:kinh cung phi điểu
-Con Rồng cháu Tiên
2/ Nghĩa của thành ngữ:
-Có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên nó.
-Nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, nghĩa trừu tượng.
3/Vai trò cú pháp của thành ngữ: Như thực từ thành ngữ có thể làm chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ .
VD:Người Việt Nam/ luôn tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên
4// Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ:
-Ngắn gọn, hàm súc
-Có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
II/ Luyện tập:
1/
a/các thành ngữ:
-Sơn hào hải vị
-Nem công chả phượng 
b/ Khoẻ như voi
-Tứ cố vô thân.
c/Da mồi tóc sương
2/Kể chuyện :HS làm bài miệng.
3/Điền từ:
-Lời ăn tiếng nói
-Một nắng hai sương
-Ngày lành tháng tốt
-No cơm ấm áo
-Bách chiến bách thắng
-Sinh cơ lập nghiệp.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-Sưu tầm 10 thành ngữ và giải thích. Học bài trong vở ghi.
-Làm bài tập trong SBT,Làm bài tập 4/145-Chuẩn bị bài mới: Điệp ngữ.Chuẩn bị bài:Điệp ngữ.
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12-11.doc