Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 5 đến tiết 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 5 đến tiết 8

I/Mục tiêu:

-hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.

-Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.

1. Kiến thức: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật.Kể và tóm tắt truyện.

3. Thái độ: Sự cảm thông với những mảnh đời bất hạnh. Tích hợp giáo dục môỉ trường gia đình.

II/Chuẩn bị: -GV tranh minh hoạ, thơ

 -Học sinh soạn bài

III/Bài cũ: CH1/ Tâm trạng người mẹ đêm trước ngày khai trường cuả con diễn ra như thế naò? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?

CH2/ Nêu ý nghĩa văn bản Cổng trườmg mở ra

CH3/ Qua văn bản Mẹ tôí Ét-môn-đô-đơ. A-mi-xi muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì?

IV/Tổ chức hoạt động:

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết:5,6
Văn bản
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Khánh Hoài)
NS:
NG:
I/Mục tiêu:
-hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
-Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
1. Kiến thức: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật.Kể và tóm tắt truyện.
3. Thái độ: Sự cảm thông với những mảnh đời bất hạnh. Tích hợp giáo dục môỉ trường gia đình.
II/Chuẩn bị:	-GV tranh minh hoạ, thơ
	 	-Học sinh soạn bài
III/Bài cũ:	CH1/ Tâm trạng người mẹ đêm trước ngày khai trường cuả con diễn ra như thế naò? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con? 
CH2/ Nêu ý nghĩa văn bản Cổng trườmg mở ra
CH3/ Qua văn bản Mẹ tôí Ét-môn-đô-đơ. A-mi-xi muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì?
IV/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:giới thiệu bài:GV nhắc đến các quyền trẻ em,một trong các quyền đó là quyền được chăm sóc và yêu thươngà vào bài
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
@ MT: Đôi nét về tác giả. Đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật.Kể và tóm tắt truyện.
 -Hướng dẫn đọc,gọi 2 học sinh đọc: Chú ý đọc diễn cảm nhuũng lưòi thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật 
 -GV:uốn nắn
 -Cho học sinh tìm từ khó,giải nghĩa
-Học sinh kể tóm tắt chuyện:chuyện kể về cuộc chia ly đau đớn của hai anh em Thành,Thuỷ khi cha mẹ chia tay nhau mặc dù hai anh em rất yêu thương quyến luyến nhau song cũng phải chia tay. Cô giáo và bạn bè rất thương cảm với nỗi đau đó. 
III/Tìm hiểu văn bản:
@MT: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
H: Vậy hoàn cảnh xảy ra sự việc trong truyện là gì?
à GV: Chốt đây là một tình huống trớ trêu nghịch lí trong cuộc sống. Rất đáng thương cho những em bé bị rơi vào hoàn cảnh như thế này.
H: Truyện viết về ai? Về việc gì?Ai là nhân vật chính trong truyện?(Cuộc chia tay của hai anh em Thành Thuỷ;nhân vật chính là Thành, Thuỷ)
H:Truyện viết về cuộc chia tay của hai anh em nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” đặt tên truyện như vậy có ý nghĩa gì? “Búp bê” có ý nghĩa như thế nào với hai anh em ?chúng có lỗi gì mà phải chia tay?kết quả búp bê có chia tay không?(học sinh thảo luận)
GV Chốt:búp bê gợi lên thế giới trẻ thơ trong sáng ngây thơ, vô tội cũng như hai anh em Thành Thuỷ. Tên truyện gợi lên tình huống buộc người đọc theo dõi góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng. 
-Qua cuộc chia tay này ta thấy nỗi đau của hai anh em và tình cảm của hai anh em dành cho nhau. 
-H:Hình ảnh thành va Thuỷ lên như thế nào khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?Thể hiện tâm trạng gì?
*Thuỷ:run lên bần bật,cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi sưng mọng lên. 
*Thành:cắn chặt môi, nước mắt cứ tuôn ra
H:Hãy tìm những chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em rất mực yêu thương gần, gũi nhau?
-vá áo cho anh
-Đón em khi tan trường
-dành hết đồ chơi cho em
-Thành đặt con Vệ Sĩ cạnh con Em NhỏàThuỷ vui vẻ. 
 ----------------- ( Hết tiết 1)------------------
H:Cuộc chia tay của những con búp bê diễn ra như thế nào?
-Thành chia tay hai con búp bêàThuỷ giận dữ
H:Lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẩn?Có cách nào giải quyết được mâu thuẩn đó không?Kết thúc truyện Thuỷ đã chọn cách giải quyết như thế nào?Chi tiết ấy gợi lên tình cảm gì? Qua đó em thấy Thủy là một cô bé như thế nào? 
-Giận dữ ><thương anhàbối rối
-Chỉ khi bố mẹ không chia tay
Thuỷ không chia búp bê àthể hiện tình cảm chân thành vị tha, vừa thương anh vừa thương những con búp bê. 
à Tác giả không lên án hai vợ chồng, chỉ đi vào miêu tả sự khó xử, đi vào sự mâu thuẩn trong tâm lí mỏng manh của những đứa trẻ khiến mỗi chúng ta tự cảm nhận về hành động của mình.
H:Chi tiết nào trong lớp học khiến cô giáo bàng hoàng?Và chi tiết nào làm em cảm động nhất, vì sao?
GV:Yêu cầu HS thảo luận(nhóm4)(Thời gian 4 phút)
Hs:trình bày miệng trước lớp. 
CHTL:Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”?
GV:Cuộc đời vẫn bình thường mà trong lòng 2 anh em đang có bão. Đây là một diễn biến tâm lí hoàng toàn chính xácàtăng thêm nỗi đau sâu thẳm, và trạng thái thất vọng, bơ vơ của 2 đứa trẻ. 
HĐ4:Tổng kết -luyện tập:
@MT: Nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. 
H: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?Lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì?(ngôi thứ nhất àchân thực
H:Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả?(kể+tả. đặc biệt là miêu tả tâm lí. Lời kể chân thành, giản dị
H:Qua câu chuyện này tác giả muốn gởi gắm đến mọi người điều gì?
-Đặt nhân vật Thuỷ vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt truỵên
-Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của hai anh em.
Nội dung
I Tìm hiểu chung:
-Tác giả Khánh Hoài
-Cuộc chia tay của những con búp bê là Văn bản nhật dụng viết theo kiểu tự sự.
- Tóm tắt 
II Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh xảy ra sự việc trong truyện: Bố mẹ Thành –Thuỷ li hôn
2/Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ
-Những giọt nước mắt xót xa, ngậm ngùi của hai anh em trong đêm.
- Kỉ niệm về người em trong trí nhớ của người anh
-Hai anh em nhường nhau đồ chơi và những chú búp bê:
+ Thuỷ giận dữ khi nhìn thấy anh chia rẻ hai con búp bê.
+ Thương anh không có conv ệ sĩ gác đêm.
+Thuỷ lên xe theo mẹ và nhường anh cả 2 con búp bê. 
àTình cảm anh em bền chặt không gì chia rẽ:biết chăm sóc và yêu thương lẫn nhau.
-Cuộc chia tay với lớp học
+Người đọc càng xót xa hơn khi biết Thuỷ còn phải chịu thêm nỗi đau thất học. 
+Tình cảm xót thương của thầy cô,bạn bè dành cho Thuỷ cho thấy sự quan tâm đồng cảm của mọi người dành cho những số phận bất hạnh. 
*Sự đối lập giữa tâm cảnh và ngoại cảnh càng khắc hoạ nỗi đau sâu thẳm, trạng thái thất vọng,lạc lỏng, bơ vơ của 2 đứa trẻ. 
III. Tổng kết: 
1.Nghệ thuật: 
-Xây dựng tình huống tâm lí
-Lựa chọn ngôi kể thứ nhất
-Khắc hoạ nhân vật trẻ nhỏ gợi suy nghĩ về cách ứng xử của người lớn.
-Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
2.Ý nghĩa văn bản:Là câu chuyện của những đứa con nhưng gợi cho những người làm cha, làm mẹ phải suy nghĩ. Trẻ con cần đựơc sống trong mái ấm gia đình. Mỗi nguời cần biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
IVLuyện tập:
E/Hướng dẫn tự học: -Học bài cũ.Đọc thêm phần đọc thêm.
-Học bài cũ bài liên kết văn bản.Soạn bài: Bố cục văn bản.Mạch lạc trong văn bản.
@ RKN
Tiết:7
TLV
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
 -Hiểu rõ tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục văn bản,trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
-Bước đầu xây dựng bố cục rành mạch hợp lí cho các bài làm.
1. Kiến thức: Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng: 
-Nhận biết, phân tích bố cục văn bản.
-Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói,viết cụ thể.
B/Chuẩn bị:	GV:chuẩn bị bảng phụ phần bố cục văn bản.
-hs:xem lại bài đơn từ,Lợn cưới áo mới, Ếch ngồi đáy giếng.
C/Bài cũ: CH1/Vai trò của liên kết trong văn bản. Để văn bản có tính liên kết phải đảm bảo điều kiện gì?
-Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
D/Tổ chức hoạt động:
HD1 Giới thiệu bài:Các em có bao giờ quan sát cảnh đàn chim bay trên bầu trời không? Bao giờ cũng có một con chim đầu đàn và sau đó là đội hình chim dàn theo hình chữ V ngược. Vì sao vậy? Trong bóng đá, các cầu thủ sắp xếp theo đội hình như thế nào? Để làm gì? à Vào bài:Tất cả phải được sắp xếp theo một bố cục nhất định. Trong văn bản cũng vậy.
HĐ2:Tìm hiểu nội dung.
@MT:Tác dụng của xây dựng bố cục -Nhận biết, phân tích bố cục văn bản.-Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói,viết cụ thể.
H: Để viết một lá đơn xin gia nhập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em sẽ viết những nội dung gì?Những nội dung ấy có cần phải được sắp xếp theo trình tự hay không?Vì sao?
(HS:phải được sắp xếp theo trình tự)
GV:Treo bảng phụ phần bố cục một lá đơn.
giảng giải:chúng ta không thể thay đổi trật tự các phần trong lá đơn này.
H:Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục?
HS:Rút ra phần ghi nhớ mục 1.
L: Đọc phần văn bản II/1
H:Truyện trên đã có bố cục chưa?Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?Theo em nên sắp xếp bố cục câu chuyện như thế nào cho hợp lí?
(các câu trong truyện không được sắp xếp theo một chủ đề thống nhất: ý giữa các đoạn chưa phân biệt)
HS: sắp xếp lại như sgk NV6.
H:Muốn người đọc dễ tiếp nhận văn bản phải đảm bảo điều kiện gì?(rành mạch ,rõ ràng,từng phần ,từng đoạn.)
H:Rành mạch có phải là yêu cầu duy nhất đối với một bố cục không?
HS:Đọc VD2
H:Văn bản được nêu trên có bố cục gồm mấy đoạn văn?Nội dung của mỗi đoạn văn có tương đối thống nhất không?Ý của các đoạn có có phân biệt với nhau không?Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?
-Không nêu bật được yếu tố phê phán,không gây cười vì mất đi yếu tố bất ngờ.
-HS:Đọc ghi nhớ mục II
H:Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần:MB,TB,KB của bài văn tự sự,miêu tả?Có cần phân biệt rõ nội dung từng phần không?Vì sao?
H:Có phải mở bài là sự tóm tắt ,rút gọn của phần thân bài,kết bài là sự lặp lại phần mở bài không?
H:Có phải cứ chia bố cục làm 3 phần là bố cục sẽ rành mạch,mạch lạc?
GV:Để đạt được các yêu cầu của nội dung từng phần thì yêu cầu người viết phải rèn luyện
HĐ3:Tổng kết-Luyện tập:
@ MT: Phân tích,nhận xét, và tự xây dựng một bố cục cho một bài văn cụ thể.
-GV:Hướng dẫn luyện tập
Nội dung:
I/Tìm hiểu nội dung
1.Bố cục của văn bản
-Văn bản đựơc viết có bố cục rõ ràng.
-Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí.
2.Điều kiện khi sắp xếp bố cục văn bản:
-Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng cần phải có sự phân biệt rạch ròi.
-Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết dễ đàng đạt được mục đích giao tiếp.
3.Các phần của bố cục:
 -Văn bản thường có bố cục ba phần: MB,TB,KB.
II/Luyện tập:
BT1
BT2:-Bố cục đxa thật sự rnàh mạch và hợp lí
-Tuy nhiên vẫn có thể thay dổi bố cục theo ý đồ của người viết.
BT3.
-Bố cục của văn bản chưa thực sự hợp lí
-Mục 1,2, 3 mới chỉ kẻ về việic học tốt chứ chưa kể về nghiệm học tốt
- Mục 4 không nói về học tập
-Muốn có bố cục hợp lí thì sau phần chào mừng hội nghị và giới thiệu về mình nguời viết phải lần lượt nêu lên từng kinh nghiệm cuối cùng cần nêu lên nguyện vọng đuợc trao đổi, góp ý.
E/Hướng dẫn tự học:
-Học bài.Làm bài tập vào vở BT
-Soạn bài mạch lạc trong văn bản
@ RKN:
Tiết:8
TLV
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
-Có hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc.
-Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản viết, nói.
1. Kiến thức: - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
-Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
B/Chuẩn bị:	-HS:Soạn bài
 	-GV:Bảng phụ
C/Bài cũ:
	1/Bố cục là gì? Để văn bản có bố cục phải đảm bảo những yêu cầu gì?
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Một trong những yêu cầu nữa của văn bản là tính mạch lạc
HĐ2:Tìm hiểu bài:
@ MT: - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.-Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
-GV:Thuyết minh về từ mạch lạc trong đông y
H:Vậy mạch lạc trong văn bản có những tính chất nào trong các tính chất sau: (GV:Treo bảng phụ)
-Trôi chảy thành dòng thành mạch
-Tuần tự đi khắp cac phần ,các đoạn trong văn bản
-Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn
-HS:Chọn tất cả các ý trên
GV: Có người cho rằng:Trong văn bản ,mạch lạc là sự kết nối của các câu,các ý theo trình tự hợp lí.Em có tán thành ý kiến đó không?Vì sao?
Khái niệm mạch lạc có dùng theo nghĩa đen không?Có xa lạ với nghĩa đen không?
GV:Liệt kê tất cả các sự kiện trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
H:Toàn bộ các sự kiện xoay quanh sự việc chính nào? Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện?
-Bám sát đề tài cuộc chia tay,xoay quanh nhân vật chính
H:Các từ:chia tay,chia xa,đồ chơi lặp đi lặp lại trong truyện theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc trên thành một thể thống nhất không?
-Xoay quanh chủ đề.Đó chính là mạch lạc trong văn bản.
H:Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có đoạn kể về hiện tại,có đoạn kể về quá khứ;có đoạn kể ở nhà,có đoạn kể ở trường.Hãy cho bết các đoạn ấy nối với nhau bằng mối quan hệ nào trong các quan hệ sau:
-Liên hệ thời gian
-Liên hệ không gian
-Liên hệ tâm lí
-Liên hệ ý nghĩa (tương đồng,tương phản)
H:Liên hệ giữa các đoạn có tự nhiên ,hợp lí không?
GV:Ngoài hai mối liên hệ trên thì còn rất nhiều những mối liên hệ khác.Không nhất thiết chỉ sử dụng các mối liên hệ trên.
H: Vậy để văn bản có tính mạch lạc phải đảm bảo điều kiện gì?
HĐ3:Tổng kết, luyện tập:
@MT: KN: Tìm chủ đề xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, chỉ ra tính hợp lí, trình tự nối tiếp giữa các phần, các đoạn.Viết đoạn văn có tính mạch lạc.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Nội dung:
I/ Mạch lạc trong văn bản,các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
 1/ Văn bản cần phải mạch lạc.
 2/Các điều kiện để văn bản có tính, mạch lạc:
-Nội dung các phần, các câu, các đoạn trong văn bản phải nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt.
-Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản phải phải đựơc nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
II/Luyện tập:
 BT1/Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản :Mẹ tôi
-Chủ đề:tấm lòng,sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con
-Trình tự sắp xếp các chi tiết trong truyện đều tập trung xoay quanh chủ đề trên
-Mở đầu văn bản là lí do vì sao bố viết thư cho En-ri-cô
-Sau đó là nội dung lá thư được cậu bé En-ri-cô nhớ lại:
+thư của bố nói về việc En –ri-cô có lỗi với mẹ.
+Nhắc lại những lo âu của mẹ dành cho En-ri-cô
+Bố giả định một ngày En-ri cô không còn mẹ-thì sự hối hận đã muộn màng
+Yêu cầu của bố đối với En-ri-cô
*Tất cả được liên kết với nhau bằng những dòng cảm xúc,tâm trạng của bố dành cho En-ri-cô nên đoạn văn rất trôi chảy ,rành mạch
E/Hướng dẫn tự học:	-Học thuộc bài.Làm bài tập 1/b;2 vào vở.
-Chuẩn bị bài:Ca dao dân ca. Soạn Những câu hát về tình cảm gia đình bài 1,4.Những câu hát về tình yêu quê hương 1,4
 @ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan2.doc