Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

A Mục tiêu:

1. Kiến thức:Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu.

-Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , qua những chi tiết tự nhiên , bình dị.

2. Kĩ năng:

-Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự

-Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc.

BChuẩn bị: GV:Tranh minh hoạ. Tư liệu về Xuân Quỳnh

HS: Đọc bài , soạn bài.

CTổ chức hoạt động:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14
Tiết:53, 54
Văn bản
TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh)
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu.
-Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , qua những chi tiết tự nhiên , bình dị. 
2. Kĩ năng:
-Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự 
-Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc.
BChuẩn bị:	GV:Tranh minh hoạ. Tư liệu về Xuân Quỳnh
HS: Đọc bài , soạn bài. 
CTổ chức hoạt động:
HĐ1: Bài cũ:
1/Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai câu đầu bài thơ. 
2/Đọc thuộc lòng bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. Qua hai bài thơ em hiểu thêm gì về thơ Bác trong thời kì Kháng chiến chống Pháp?
HĐ2:Giới thiệu bài: Một trong những nhà thơ nữ Việt Nam đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng khó phai đó là nữ sĩ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh không hổ danh khi kế tiếp truyền thống của nữ sĩ Việt Nam. Bà là nhà thơ nữ xuât sắc của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 
Tổ chức hoạt động:
HĐ3:Bài mới:
@ MT:- KT: Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.Tác phẩm.
-KN: Đọc. Phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ.Nhận diện thể thơ 5 chữ tự do.
-HS: Đọc chú thích */150
-GV:Nêu vài nét về Xuân Quỳnh?
-HS: Nêu.Sau đó GV nhẫn mạnh và bổ sung thêm vài nét về tác giả.
Mồ côi mẹ, ba phải đi làm xa, sống với bà trong suốt thời thơ ấu
-Biết đến XQ như một nhà thơ nhẹ nhàng, đằm thắm với những kí ức tuổi thơ: Tiếng gà trưa, Chuyện cổ tích về loài người
-Biết đến XQ như một nhà thơ tình: mãnh liệt và sâu lắng: Sóng.
GV:Hướng dẫn đọc. Cần đọc đúng những điệp ngữ. 
-GV: Đọc diễn cảm. -HS: Đọc cả bài thơ. 
GV:Yêu cầu HS nhận diện về số câu, số tiếng , vần của bài thơ. Xác định thể thơ. 
H: Em đã học những bài thơ nào mà mỗi câu cũng có năm chữ như bài thơ này? –Tĩnh dạ tứ. Phò giá về kinh.
-GV:Giới thiệu về thể thơ năm tiếng của Việt Nam xuất hiện từ hai nguồn chính:
+Ngũ ngôn tứ tuyệt Trung Quốc. 
+Nguồn gốc từ hát dặm Nghệ Tĩnh. 
GV: Đọc bài thơ Minh Huệ . Phân tích cách gieo vần:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
-Đọc lại bài thơ
H:Hình ảnh nào, câu thơ nào trong bài thơ được lặp lại nhiều lần? Nó có tác dụng gì?
-Tiếng gà trưa àGợi cảm hứng. 
H:Mạch cảm xúc diễn ra như thế nào?
GV:Thuyết giảng về mạch cảm xúc hợp lí , chặt chẽ:Tiếng gà (hiện tại)àTiếng gà (Quá khứ)ànghĩ về kỉ niệm gắn với cuộc đấu tranh và hạnh phúc ngày nay. (hiện tại)
-HS: Đọc lại khổ đầu bài thơ. 
@ MT:KT:Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.-Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
KN: Đọc hiểu văn bản. Phát hiện các yếu tố tự sự trong tác phẩm trữ tình.
H:Những từ ngữ nào được lặp lại liên tiếp diễn tả sự xao động trong không gian và tâm hồn nhà thơ?
GV:Bình giảng :Tiếng gà vang lên giữa một buổi trưa yên tĩnh, làm xao động nắng trưa, làm tâm hồn thanh thản và gợi nhớ về kí ức tuổi thơ. Tiếng gà trưa không chỉ nghe bằng thính giác mà nghe bằng cả tâm hồn rất nhạy cảm của thi sĩ
HS: Đọc đoạn .
H:Tiếng gà trưa đã gợi lại những hình ảnh thân thương nào?
-Con gà mái, quả trứng hồng
-Hình ảnh người bà với những lo toan. 
-Niềm vui, mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. 
-Kỉ niệm về tuổi thơ dại khờ
H:Những con gà mái và những quả trứng hồng hiện lên qua những chi tiết nào?
-Ổ rơm hồng sắc trứng, lông óng như màu nắng. 
GV:Gợi lại vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà. 
H:Câu thơ nào cho thấy hình ảnh ổ trứng gà vẫn luôn luôn theo đuổi trong tâm hồn nhà thơ?
-Giấc ngủ hồng sắc trứng. 
H:Trong giác ngủ hồng sắc trứng ấy, cháu đã mơ những gì?
H: Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả tâm trạng của em nhỏ trong bài thơ( tuổi thơ tác giả)?
-Rất thật, rất đúng với tâm trạng trẻ thơ. à cho thấy sự trong sáng hồn nhiên của các em nhỏ và tình yêu thương đối với bà.
-Thể hiện sự nhạy cảm của tác giả.Sự thấu hiểu tâm lí trẻ. GV liên hệ Chuyện cổ tích về loài người: Trời sinh ra trước nhất/ Chỉ toàn là trẻ conà Trẻ con luôn là trung tâm
@ MT: KT: Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm về bà
KN: Phát hiện những chi tiết tự nhiên, bình dị trong cách biểu cảm của nhà thơ.
H:Qua những hồi niệm tuổi thơ, hình ảnh nào để lại ấn tương đậm nét nhất trong lòng cháu? Hình ảnh ấy luôn luôn xuất hiện và đi cùng hình nào?
-Điệp ngữ gợi nhắc. 
-Hình ảnh bà luôn xuất hiện và đi cùng hình ảnh tiếng gà trưa. 
GV:Cho HS xem hình. 
H:Hình ảnh người bà được tái hiện qua hình ảnh nào? Có những nét gì nổi bật?
-Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo. 
-Dành trọn tình yêu thương cho cháu. 
-Bảo ban nhắc nhở cháu. 
H:Qua dòng hồi ức của nhà thơ, qua những kỉ niệm về bà, cho ta hiểu gì về tình bà cháu của họ?
-Sâu đậm
GV:Nỗi lo toan và những lời mắng yêu thể hiện tình yêu thương và giản dị mà thầm lặng của bà. 
GV: Nói thêm về nhưng kiên kị của ông bà ta: quan niệm nếu rình xem gà đẻ là về bị lang, ai thổi vào mặt cũng bị lang mặt.
-HS: Nhắc lại chú thích lang mặt. Thực ra không liên quan gì đến những quan niệm trên.nhưng người VN ta nhất là những người già vẫn tin như vậy. 
H:Tuổi thơ của tác giả sống trong tình yêu thương của bà. Và những lo toan của bà được đền bù bằng niềm vui của trẻ khi được quần áo mới. Niềm vui ấy gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu?
GV:Tình cảm thiêng liêng, kí ức tuổi thơ không thể gì quên được. 
-GV: Liên hệ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh bà. Dù cháu có đi xa thì kí ức về tuổi thơ ấy vẫn sâu đậm
@MT:-KT: Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.Nghệ thuật của bài thơ.
KN: Đọc, phân tích thơ. 
HS: Đọc đoạn cuối
H:Tiếng gà trưa được lặp lại ở đoạn cuối có dụng ý gì khác với việc lặp lại ở các đoạn trên?
-Quay về hiện tại, gợi nghĩ về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay. 
-HS:Thảo luận. Nhóm 4. Thời gian 5 phút. 
 H:Từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?Nhà thơ đã từ kỉ niệm tuổi thơ nghĩ về mục đích chiến đấu như thế nào ?
GV:Tình yêu nước gắn liền với tình yêu gia đình, , tình yêu quê hương. Từ tình yêu cái nhỏ nhất mà yêu tổ quốc. 
GV: Liên hệ: “ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. ”
HĐ4;Tổng kết , luyện tập:
H:Vậy hình ảnh tiếng gà trưa cục tác cùng ổ trứng hồng tượng trưng cho cái gì?
-Là điều chân thật , thân thương quý giá. 
-Là biểu tượng của hạnh phúc ở mỗi miền quê. 
GV:Khi chiến đấu vì tổ quốc, vì xóm làng, vì tiếng gà con người sẽ mang một tình yêu rộng lớn, sâu sắc, cao cả. Và chính những tình yêu giản dị đối với bà, đối với làng quê sẽ làm sâu sắc thêm tình yêu tổ quốc, trở thành động lực để chiến đấu. Liên hệ ca dao: Anh đi anh nhớ 
H:Nêu những nét nghệ thuật của đặc sắc của bài thơ. 
-GV:Hướng dẫn làm bài tập luyện tập. 
-Đọc lại bài thơ
-Phân tích tác dụng của các điệp ngữ trong bài thơ.
-Viết đoạn văn ngắn kể lại một kỉ niệm về bà em.
Nội dung:
I/Đọc -hiểu chú thích:
 1/Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
-Là một nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại. Trưởng thành trong thời kì chống Mĩ. 
-Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thương viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, khát vọng cao đẹp. 
 2/Bài thơ: Trích trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)- tập thơ đầu tay của tác giả. 
-Thể thơ:Năm chữ tự do. 
 -Mạch cảm xúc:
+Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê. 
+Tiếng gà trưa khơi dậy những tình cảm tuổi thơ. 
+Những suy nghĩ từ hình ảnh tiếng gà trưa
II/Đọc-hiểu văn bản:
 1/Tiếng gà trưa gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của tác giả:
*điệp từ nghe diễn tả những xao động trong không gian, và tâm hồn nhà thơ, gợi nhắc về kỉ nịêm:
-Con gà mái, quả trứng hồng đẹp như tranh
-Hình ảnh người bà với những lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. 
-Niềm vui, mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu 
-Kỉ niệm về tuổi thơ dại khờ: xem gà đẻ
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ:được mặc quần áo mới từ tiền bán gà, mong ước ấy đi cả vào giấc ngủ.
2/Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm về bà:
-Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu, mua áo mới cho cháu, mắng yêu cháu, lo lắng khi trời có sương
-Hình ảnh người bà hiện lên trong trong kỉ niệm với những nét nổi bật:
+Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo
+Dành trọn niềm yêu thương, chăm lo cho cháu. 
+Bảo ban nhắc nhở cháu. 
*Tiếng gà trưa đã gợi lại những kỉ niệm về tình bà cháu thật sâu nặng , thắm thiết: bà chắt chiu lo toan cho cháu; cháu yêu thương , kính trọng bà. 
c/Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận về nghĩa vụ , trách nhiệm chiến đấu cao cả:
-Từ vì lặp lại 4 lần khẳng định niềm tin vào mục đích chiến đấu:
+ Hết sức cao cả:vì lòng yêu tổ quốc
+Và cũng hết sức bình dị :vì tiếng gà thân thuộc, vì ổ trứng hồng tuổi thơ.
àCơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ chính là những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
III/ Tổng kết:
1.Ý nghĩa văn bản: Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đã thắm thiết.Tình yêu bà, tình yêu quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhở người chiến sĩ tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước.
2.Nghệ thuật:
-Điệp từ,Điệp ngữ, điệp câu: -Tiếng gà trưaà nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm.
-Thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc kể và bộc lộ tâm sự.
-Chi tiết tự nhiên, giản dị mà gợi cảm
IV/Luyện tập:
HĐ5:Hướng dẫn tự học:
-Học thuộc lòng khoảng mười dòng thơ mà em thích. Làm bài tập trong SBT
-Soạn dàn bài:Một thứ quà của lúa non:cốm. 
Tiết:55
Tiếng Việt
ĐIỆP NGỮ
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Hiểu được thế nào là điệp ngữ, và tavs dụng của điệp ngữ. 
-Biết cách vận dụng điệp ngữ vào nói, viết.
2. Kĩ năng: Nhận biết phép điệp ngữ. Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ. Sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 
3. Thái độ: ý thức trau dồi ngôn ngữ Viết.
B Chuẩn bị: bảng phụ. 
CTổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ:
-Kiểm tra vở làm bài tập của học sinh. Nghệ thuật nổi bật nhất trong văn bản “ Tiếng gà trưa” là gì? 
HĐ2:Giới thiệu bài: Trong bài Tiếng gà trưa , một trong những thành công cuả tác giả là sử dụng nghệ thuật Điệp ngữ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghệ thuật tu từ này. 
Tổ chức hoạt động:
HĐ3/Bài mới:
@MT: - Khái niệm điệp ngữ. Các dạng điệp ngữ. Tác dụng.
-KN: Nhận biết phép điệp ngữ. Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ
 -GV:Treo bảng phụ. (Khổ cuối bài thơ Tiếng gà trưa. )
-H:Chỉ ra các từ được lặp lại. Nêu tác dụng?
-Nghe , vìànhấn mạng ý , gợi cảm xúc. 
H: Trong bài thơ Tiếng gà trưa, câu thơ nào được lặp lại? Tác dụng?
H:Thế nào là phép điệp ngữ, tác dụng của nó?
-HS: Đọc ghi nhớ. 
GV: Bảng phụ: Nhà em có trồng rất nhiều hoa.Em trồng hoa lan, em trồng hoa huệ, em trồng hoa hồng.Ngày tết đến, mẹ em hái hoa lan, hái hoa hồng, hái hoa huệ vào cắm khắp phòng.
-Hãy xác định những từ được lặp lại trong đoạn văn trên. Đó có phảo là điệp ngữ không?
-GV:Treo bảng phụ :
a/ Anh đã tìm em rất lâu , rất lâu
Những cô gái Thạnh Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
(. . . )
Chuyện kể từ nỗi nhớ rất sâu
Thương em, thương em, thương em biết mấy. 
 (Phạm Tiến Duật)
b/Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
 (Đoàn Thị Điểm)
L:So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu với dạng điệp ngữ trong hai đoạn thơ trên?Tìm đặc điểm của mỗi dạng. 
1/Điệp ngữ cách quãng
2/a điệp ngữ nối tiếp
2/b điệp ngữ chuyển tiếp. 
H:Có mấy dạng điệp ngữ?Cho ví dụ. 
-HS: Đọc ghi ngớ. 
HĐ3/Tổng kết, luyện tập:
@ MT:- Củng cố kiến thức đã hình thành.
-KN: Tìm điệp ngữ trong văn bản. Chỉ ra tác dụng của điệp ngữ.
Tìm và xác định loại điệp ngữ. Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ.
-HS : Đọc lại ghi nhớ
-GV;Hướng dẫn luyện tập. 
BT1/ GV hướng dẫn tìm hiểu hoàn cảnh câu nói
-Gọi HS lên bảng
-GV:Nhận xét , sửa sai. 
BT2/Đọc đề
-HS:làm trên bảng
BT3/Làm miệng
BT4/HS làm trên bảng
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
1.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
-Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ,từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- VD: Mai sau
 Mai sau
 Mai sau. . . 
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh. 
2.Các loại điệp ngữ :
- Điệp ngữ cách quãng
-Điệp ngữ nối tiếp
-Điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng)
III/Ghi ngớ
IV/luyện tập:
BT1/
 a/Điệp ngữ:Một dân tộc:khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc
 b/Trông:nỗi lo nhiều bề
BT2/
Xa nhau:cách quãng
một giấc mơ:chuyển tiếp. 
HĐ5: Hướng dẫn tự học:Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Nhận xét cách sử dụng điệp ngữ trong một đoạn văn đã học. Chuẩn bị bài Chơi chữ: Sưu tầm một câu chuyện cười có chơi chữ. Phân công giới thiệu bài mới.
@ RKN:
Tiết:56
Tập làm văn
LUYỆN NÓI:
BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
-Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói bieur cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng: Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về tác phẩm văn học.
-Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
3. Thái độ: Bổi dưỡng tình yêu đối với văn chương. Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương.
 BChuẩn bị:	GV:Dàn bài,bài nói
-HS:Thảo luận trước theo nhóm,soạn dàn bài nói trên bảng phụ.
CTổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ:
 1/Nêu cách phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 2/Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của các tổ.
HĐ2:Giới thiệu bài:GV:nêu mục đích của tiết dạy:rèn kĩ năng nói,giúp HS có những cảm thụ về các tác phẩm văn học.
Tổ chức hoạt động:
@ MT: KT: Đặc điểm của văn biểu cảm. Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn BCVTPVH. Các cahs biểu cảm. các bnước làm bài văn biểu cảm.
-Nhắc lại vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? Có mấy cách biểu cảm? Các bước làm bài văn biểu cảm? Bố cục bài văn biểu cảm?
-HS: Trình bày.
-GV: chốt.
@ MT: -Rèn kĩ năng giao tiếp
-Rèn kĩ năng biểu cảm
-Rèn kĩ năg cảm thụ
-Rèn kĩ năng trình bày trôi chảy một vấn đề.
B1/Chép đề: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ của Hồ Chí Minh(Cảnh khuya , Rằm tháng giêng)
B2/Trình bày dàn ý :
-Đại diện các tổ lên trình bày dàn ý đã chuẩn bị
-HS nhận xét.
-GV:Sửa chữa 
GV:Treo bảng phụ phần dàn bài
 chi tiết
-Giáo viên nhắc lại yêu cầu khi nói và khi nhận xét bạn.
-HS: Chuẩn bị theo nhóm 5 phút.
B3/Trình bày trước lớp
-HS:Lên trình bày trên bảng
-nhận xét
-GV:Trình bày mẫu
Nội dung:
I/ Củng cố kiến thức:
-Vai trò của yếu tố biều cảm trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: rất quan trọng.
-Có hai cách biểu cảm:
+ Trực tiếp: trực tiếp nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình về nội dung và nghệ thuật.
+ Gián tiếp: Thông qua liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
-Các bước làm bài văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài; sửa bài.
- Bố cục: 3 phần.
II/ Luyện nói:
Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Cảnh khuya”
MB:-Bài thơ : “Cảnh khuya” là một bài thơ hay , được bác viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.
-Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn phong phú của Bác, một tâm hồn thi sĩ, một tư chất chiến sĩ...
TB:
1/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh núi rừng trong đêm khuya thanh vắng:
+với âm thanh trong trẻo của tiếng suối xa vọng lại. à làm cho cảnh đêm rừng vốn tĩnh lặng càng trở nên vắng lặng.
+hình ảnh : “Trăng lồng cổ thụ bón lồng hoa” .Phải thật sự yêu thiên nhiên và nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên mới có thể vẻ ra được một bức tranh dẹp đến như thế.Trăng,hoa,cổ thụ đan cài tạo nên một bức tranh vừ mờ ảo,vừa lung linh .bức tranh chỉ có hai gam màu mà sao trở nên sống động đến vậy?
Cảnh khuya như vẽ ,người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
-Cảng đẹp đã khiến con người nhạy cảm ấy không ngủ được chăng?
-câu cuối khép lại bài thơ mà vẽ ra một khía cạnh khác,một chiều sâu khác trong tâm hồn của Bác. “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”-rất “Hồ Chí Minh.”àthật xúc động trước một tâm hồn,một trái tim vĩ đại như Bác.
-Từ không ngủ lặp lại hai lần như một cái bản lề khép mở hai tâm trạng:chưa ngủ vì cảnh đẹp,chưa ngủ vì lo cho dân cho nước.
KB:Bài thơ cho ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ là một nghệ sĩ nhạy cảm trước thiên nhiên,mà còn là một nhà chính trị toàn diện về mọi mặt.Tâm hồn ấy nhân cáh ấy đáng để mọi người chúng ta ngưỡng vọng.
HĐ5:Hướng dẫn tự học:
-Làm bài tập trong SBT
-Soạn dàn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình
-Tuần sau chuyển tiết Ôn tập tác phẩm trữ tình lên học trước.
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc