Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 64: Hướng dẫn đọc thêm: sài gòn tôi yêu (Minh Hương)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 64: Hướng dẫn đọc thêm: sài gòn tôi yêu (Minh Hương)

A Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.

-Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

-Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.

3. Thái độ: Tình yêu quê hương.

BChuẩn bị:

-GV: Soạn bài, đôi nét về tác giả Minh Hương

-HS: Soạn bài.

C Tổ chức hoạt động:

HĐ1: Giới thiệu bài: Minh Hương. Bút kí : Nhớ Sài Gòn. (Tập I-1994). Văn bản trích phần đầu của tác phẩm.

-Tác phẩm : Sài Gòn dậy sớm. Ăn sáng, Mùa trái cây.

HĐ2: Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 64: Hướng dẫn đọc thêm: sài gòn tôi yêu (Minh Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17
Tiết: 64
Văn bản
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: SÀI GÒN TÔI YÊU
(MINH HƯƠNG)
NS: 
NG: 
A Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn. 
-Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
-Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương.
BChuẩn bị: 
-GV: Soạn bài, đôi nét về tác giả Minh Hương
-HS: Soạn bài. 
C Tổ chức hoạt động: 
HĐ1: Giới thiệu bài: Minh Hương. Bút kí : Nhớ Sài Gòn. (Tập I-1994). Văn bản trích phần đầu của tác phẩm. 
-Tác phẩm : Sài Gòn dậy sớm. Ăn sáng, Mùa trái cây. 
HĐ2: Bài mới:
Tổ chức hoạt động: 
@ MT: Hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm. Bố cục. Kĩ năng đọc và phát hiện bố cục và đại ý của văn bản.
-HS: Đọc văn bản. 
-Giải thích các từ địa phương. 
-Giới thiệu về bút kí
-Giới thiệu về Sài Gòn.
H: Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn trên những phương diện nào? Thể hiện tình cảm gì của tác giả? 
L: Chỉ ra bố cục của tác phẩm
 @ MT: Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn. 
-Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. KN: Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
-Đọc đoạn I
H: Tác giả đã cảm nhận như thế nào về thiên nhiên, cảnh sắc, khí hậu Sài Gòn? 
-nắng sớm
-chiều lộng gió
-cây mưa nhiệt đới bất ngờ. 
-Thời tiết trái chứng đang ui ui bỗng trong vắt như thuỷ tinh. 
-Đọc đoạn hai. 
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của tác giả? 
-H: Tác giả tập trung nói về những nét nào trong phong cách của con nguời Sài Gòn. Tác giả bình luận về những nét phong cách ấy như thế nào? Thái độ của tác giả? 
HĐ3: Tổng kết, luyện tập: 
@MT: Khái quát nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.
H: Em cảm nhận được gì qua đoạn tuỳ bút này? 
: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật.
H: Qua văn bản này em có suy nghĩ gì về mảnh đất quê hương? Em có biết văn bản nào viết về đất Quảng Nam không?
Nội dung: 
I/Tìm hiểu chung: 
1/ Tác giả: Minh Hương
2/ Bút kí : nhớ sài Gòn.
-Sài Gòn là thành phố có lịch sử 300 năm. Tháng 4-1975 mang tên TP Hồ Chí Minh . Là thành TTKT của nước ta.
3/Đại ý: 
Bài tuỳ bút thể hiện những tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát về thành phố sài Gòn trên các phương diện: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết , cuộc sống con người, phong cách người Sài Gòn. 
 4/Bố cục: ba đoạn
-Từ đầuàtôn ti họ hàng: ấn tượng chung về sài Gòn và tình cảm của tác giả . 
àLeo lên hơn trăm triệu: cảm nhận, bình luận về phẩm chất người Sài Gòn. 
-Còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy. 
II/Đọc -hiểu văn bản: 
 1./Cảm tưởng chung về Sài Gòn:
-Thời tiết, không khí đặc biệt: nắng sớm, gió lộng chiều, mưa nhiệt đới. . . thay đổi đột ngột, nhanh chóng. 
-Nhịp điệu cuộc sống đa dạng: (sáng, khuya)
*Cảm nhận tinh tế, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết. 
2./Đặc điểm con người Sài Gòn: 
-Dân cư: bốn phương hội tụ
-Phong cách: chân thành, bộc trực, tuân thủ các nghi lễ ứng xử nhưng không màu mè, không mặc cảm tự ti, kiên cường bất khuất trong những thưòi điểm thử thách của lịch sử.
- Các cô gái tự nhiên, gần gũi , ý nhị
-Tình yêu bền chặt đối với Sài Gòn.
àĐất lành, chim đậu. 
III/Tổng kết:
Nghệ thuật: 
-Bố cục văn bản theo mạch cảm xúc.
-Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ
-Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung.
Ý nghĩa văn bản: Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn. 
HĐ4: Hướng dẫn tự học:	-Làm bài tập trong SBT
-Soạn bài: Chương trình địa phương. Pho to tài liệu để soạn bài. Sưu tầm các bài ca dao QN về tình bạn.
@ RKN:
Tiết: 65
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ. 
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
-Kiến thức ngữ âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
-Chuẩn mực sử dụng từ.
-Một số lỗi dùng từ thường gặp
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp
-Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
-Nhận biết và sửa chữa về những lỗi dùng từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn.
BChuẩn bị: 
-GV: chuẩn bị một số lỗi của HS 
-HS: Thống kê các lỗi trong các bài kiểm tra. 
CTổ chức hoạt động: 
HĐ1 Bài cũ: . 
 1/Chúng ta khi sử dụng từ phải đúng chuẩn như thế nào?
HĐ2: Giới thiệu bài: Trực tiếp từ việc KT bài cũ. GV nêu mục đích của tiết dạy. Vào bài.
HĐ3: Bài mới:
Tổ chức hoạt động: 
@MT: Học sinh đọc lại các bài văn. Thống kê các lỗi thường gặp vào khung.
-Tự phát hiện lỗi và chữ lỗi.
Từ dùng sai âm, chính tả
Sửa lại 
@MT: Kiểm tra chéo: 
- Động não. Nhận xét lỗi bài của bạn. Phân tích lỗi.Rút ra kinh nghiệm.
-HS đổi vở kiểm tra chéo các lỗi
-GV: kẻ bảng lên bảng.
-HS: Phát hiện lỗi. Ghi lên bảng. 
-GV: Phân tích lỗi.==> HS rút kinh nghiệm.
Nội dung: 
Lỗi sai
sửa lại
HĐ4: Hướng dẫn tự học
-Chuẩn bị bài Ngữ văn địa phương.Các Tổ hệ thống lại các bài ca dao Quảng Nam đã sưu tầm. Chọn một bài hay, phát biểu cảm nghĩ.
@ RKN:
Tiết:66,67
Văn bản
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
NS:
NG
A Mục tiêu:
1.Kiến thức: -Hệ thống hoá những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học HKI, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung và nghệ thuật giữa chúng.
-Bước đầu nắm đước khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.Và một số đặc điểm của thơ trữ tình.
-Một số thể thơ đã học,Giá trị nội dung nghệ thuật của một số tác phẩm trứ tình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, ghi nhớ, tống hợp, phân tích, chứng minh. Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ: Tự học.
BChuẩn bị: 	GV: bảng phụ
	HS:Bảng tổng hợp
CTổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ:
-Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
HĐ2:Giới thiệu bài: Nêu mục đích của tiết học.
HĐ3 Bài mới:
@MT: Nắm đước khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.Và một số đặc điểm của thơ trữ tình.
-Một số thể thơ đã học,Giá trị nội dung nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình.Rèn kĩ năng hệ thống hoá, ghi nhớ, tống hợp
GV: Kiểm tra việc tổng hợp kiến thức của HS qua bảng thống kê.
-HS: Trình bày. Bổ sung.
H: HKI Vừa qua chúng ta đã học những tác phẩm trữ tình nào?
-Cadao- dân gian
-Thơ Trung đại Việt Nam
-Thơ Đường
-Thơ Hiện đại Việt Nam
-H: Kể tên các văn bản và tác giả tương ứng.
-GV:Treo bảng phụ.
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng,tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên
Qua Đèo Ngang
Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu nặng ,thái độ lạc quan ,ung dung.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Tình cảm yêu quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Sông núi nước Nam
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
Tiếng gà trưa
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đồi hoang sơ.
Bài ca Côn Sơn
Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm tiêu diệt địch.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Cảnh khuya
Tình cảm gia đình,quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
-HS:Nối hai cột cho phù hợp.Ghi vào khung kẻ sẵn.
-GV:Treo bảng phụ:
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia li
Lục bát
Bài ca Côn Sơn
Song thất lục bát
Qua Đèo Ngang
Tuyệt cú Đường luật
Tiếng gà trưa
Bát cú Đường luật
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Các thể thơ khác ngoài các loại trên
Sông núi nước Nam
L:Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với thể thơ.
H:Hãy tìm ý kiến em cho là không chính xác?
a/Đã là thơ thì nhất thiết chỉ dùng phương thức biểu cảm.
b/Thơ trữ tình là kiểu văn bản biểu cảm.
c/Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
d/Tuỳ bút cũng là kiểu văn bản biểu cảm.
e/Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm cảm xúc.
g/Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện,miêu tả và lập luận....
h/Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng ,giàu hình ảnh và gợi cảm.
i/Thơ trữ tình phải có cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
k/Thơ trữ tình phải có hệ thống lập luận chặt chẽ.
Đáp án:a, e, i, k
a/Khác với tác phẩm của các cá nhân,ca dao trữ tình là những bài thơ,câu thơ có tính chất...... (Tập thể) và .......(truyền miệng)
b/Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là:......(lục bát).
c/ Một thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình...............(So sánh, ẩn dụ,dùng các mô tiếp quen thuộc...)
-HS: Điền từ.
-Nhận xét,hoàn thiện ,ghi vào vở.
-GV:Hướng dẫn làm bài tập 4.5/181
-Nguyễn Trãi có hai câu thơ sau:
Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.
-Bui một tất lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
H:Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó.
-Nội dung:câu thơ thấm đượm nỗi buồn sâu lắng,nỗi lo âu thường trực(suốt ngày,đêm đêm ) lo cho nước ,cho dân là nỗi lo lắng thường trực,duy nhất của nhà thơ.
-Hình thức:
Câu 1:biểu cảm trực tiếp thông qua kể ,tả
Câu 2:biểu cảm gián tiếp thông qua ẩn dụ.
BT2/192
So sánh
Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
1/Tình huống thể hiện tình cảm
Lúc xa quê
mới về quê sau chuyến đi dài ngày
2/cách thể hiện tình cảm
-trực tiếp
-nhẹ nhàng sâu lắng
-gián tiếp
-hóm hỉnh,ngậm ngùi
BT3/So sánh Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với Rằm tháng giêng:
Giống:cảnh đêm khuya,trăng.thuyền,dòng sông.
Khác:
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
Rằm tháng giêng
Màu sắc
Tĩnh,chìm trong u tối
sống động,trong sáng
Chủ thể trữ tình
Lữ khách không ngủ vì nhớ quê hương.
Chiến sĩ hoàn thành công việc trọng đại
-H:Hãy lựa chọn những câu em cho là đúng:
a/Tuỳ bút có nhân vật và cốt truyện .
b/Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật .
c/Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức(tự sự,miêu tả ,biểu cảm,thuyết minh,lập luận )
d/Tuỳ bút thuộc loại tự sự.
e/Tuỳ bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
Đáp án:b,c,e
HĐ4: Tổng kết:
H: Thế nào là tác phẩm trữ tình? Nêu khái niệm ca dao trữ tình?
H: Tình cảm biểu hiện trong những bài ca dao khác gì so với tình cảm biểu hiện trong những bài thơ trữ tình?
H: Tình cảm trong thơ trữ tình thường được biểu hiện dưới những hình thức nào?
-Trực tiếp
-Gián tiếp
H: Vậy để thưởng thức các tác phẩm trữ tình ta phải làm gì?
-Thông qua ngôn ngữ , hình ảnh thơ
-Suy ngẫm để hiểu hết cái hay của bài thơ.
Nội dung:
I/Hệ thống hoá kiến thức:
II/Luyện tập:
III Tổng kết:
1.Tác phẩm trữ tình: Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu cảm.
-Thơ thì có thơ trữ tình+ thơ tự sự
-Văn xuôi cũng có văn xuôi trữ tình: tuỳ bút.
2.Ca dao trữ tình: 
-Khái niệm
-là loại thơ biểu hiện tình cảm, nguyện vọng chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian.
-Thơ của thi nhân là những tình cảm mang tính chất cá nhân , song những bài thơ có giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng mang tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
3. Biểu cảm về tác phẩm trữ tình: Không thoát li văn bản.
-Phải bám sát ngôn ngữ, hình ảnh, câu từ để hiểu được thông điệp tác giả gởi gắm.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
Học thuộc thơ.
Nắm nội dung, nghệ thuật
Học thuộc bảng tổng hợp. Chuẩn bị thi học kì.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Ý nghĩa
Nghệ thuật
1.
Cổng trường mở ra
Lí Lan
Văn bản nhật dụng
Thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
-Lựa chọn hình thức tự bạch như những lời của người mẹ nói với con.
-Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2.
Mẹ tôi
Ét-môn-đô-đơ.A. Mi-xi
Văn bản nhật dụng
-Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình
- Tình yêu thương kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
-Sáng tạo nên hoàn cảnh
-Lồng trong câu chuyện một bức thư
-Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp
3.
Cuộc chia tay của những con búp bê
Khánh Hoài
Văn bản nhật dụng
Là câu chuyện của những đứa con, nhưng lại gợi cho cha mẹ phải suy nghĩ.
-Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình.
-Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
-Xây dựng tình huống tâm lí
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể
-Khắc hoạ nhân vật trẻ nhỏ đề gợi suy nghĩ cho người lớn.
-Lời kể tự nhiên, theo trình tự sự việc.
4.Sông núi nước Nam
-không rõ tác giả
-Thất ngôn tứ tuyệt
-Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta
-Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
-thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích
-dồn nén cảm xúc vào bên trong hình thức thiên về nghị luận
-0lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ hùng hồn, đanh thép.
5. Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
-Ngũ ngôn tứ tuyệt
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của đân tộc ta thời đại nhà Trần
-nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện những chién thắng dồn dập
-Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc bên trong ý tưởng.
-Giọng thơ sảng khoái, hân hoan, tự hoà.
6.
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Lục bát
Đoạn thơ cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên, bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn rất mực thi sĩ của Nguyễn Trãi.
-Sử dụng từ xưng hô “ Ta”
-Đan xen chi tiết tả cảnh, tả người.
-bản dịch theo thể thơ lục bát lời thơ trong sáng, sinh động, sử dụng so sánh, điệp ngữ hiệu quả
-Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái.. 
7.
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt 
-là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam dưới thời phong kiến.
-Ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ.
-thể hiện lòng cảm thương chân thành sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
-Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường luật.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lới ăn, tiếng nói hằng ngày, thành ngữ, mô típ dân gian.
-Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa..
8.
Qua Đèo 
Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú Đường luật..
-Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
-Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật một cách điêu luyện.
-Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
-Nghệ thuật đối hiệu quả.
9.
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú ĐL
Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn:Tình bạn đậm đà,thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện.
-Quan niệm đó vẫn còn giá trị lớn đối với cuộc sống ngày nay.
-Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà.
-Lập ý bất ngờ
-Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
10
Tĩnh dạ tứ
Lí Bạch 
Ngũ ngôn tứ tuyệt-cổ thể.
-Tình yêu quê của một người xa nhà sống trong đêm thanh tĩnh.
-Qua đó thể hiện nỗi lòng với quê hương da diết sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm của người xa quê.
-Xây dựng hình ảnh gần gũi.Ngôn ngữ tự nhiên bình dị.
-Sử dụng đối hiệu quả
11
Hồi hương ngẫu thư
Hạ Tri Chương
Thất ngôn tứ tuyệt ĐL
-Tình yêu quê hương thắm thiết của một người xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới đặt chân về quê
-Tình quê hương là một tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
-Sử dụng yếu tố tự sự
-Cấu tứ độc đáo.
-Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
-Có giọng điệu bi hài thể hiện ở 2 câu cuối.
12
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Đỗ Phủ
Cổ thể
-Nỗi khổ bản thân-Khát vọng cao cả.
-Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong cảnh nghèo khổ, cùng cực
-Viết theo bút pháp hiện thực.
-Sử dụng kết hợp nhiều yéu tố tự sự, miêu tả, biẻu cảm..
13.
Cảnh khuya.
Hồ Chí Minh
-Thất ngôn tứ tuyệt
-Bài thơ thể hiện một đặc điểm thơ nổi bật của Hồ Chí Minh là sự gắn bó, hoà quyện giữa thiên nhiên và con người.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
-Sử dụng so sánh, điệp từ hiệu quả.
-Sáng tạo trong nhịp điệu ở câu 1, 4
14.
Rằm tháng giêng
-Nguyên tác:Thất ngôn tứ tuyệt
-Dịch thơ:lục bát
-bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ- người chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
-Viết bằng chữ Hán-thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.
-Bản dịch theo thể lục bát.
-Sử dụng điệp từ hiệu quả
-Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh biểu cảm
15.
Tiếng gà trưa
Xuân quỳnh
Năm tiếng tự do
-Gợi về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu.
-Những kỉ niệm về bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
-Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc. gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
-Viết theo thể thơ năm tiếng phù hợp với việc vừa kể vừa bộc lộ tâm tình.
16.Cốm
Thạch Lam
Tuỳ bút
-Thể hiện lòng trân trọng một nét văn hoá dân tộc trong một thứ sản vật giản dị của quê hương.
-Bài văn là sự thể hiện thành công những lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch lam về văn hoá, lối sống của người Hà Nội.
-Lời văn trang trọng, tinh tế,đầy cảm xúc,giàu chất thơ.
-Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
-Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
Dặn dò:-Học thuộc bảng tổng kết này.
-Học thuộc các bài thơ, và bản dịch các bài thơ chữ Hán.Các bài ca dao.-Nắm nội dung, và các hình ảnh thơ.-Phát biểu cảm nghĩ về các bài thơ ngắn, bài ca dao đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuàn 17.doc