Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

A/Mục tiêu:

1.Kiến thức: Thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

2. Kĩ năng: Đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.

-Kể tóm tắt truyện.

-Phân tích nhân vật , tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.

3. Thái độ: Cảm thông đối với người dân lao động.

B/Chuẩnbị:

GV:Tranh

-HS:Soạn bài

C/Bài cũ:

 1/Kể tên các văn bản nghị luận đã học và tác giả của nó. Nêu luận điểm của văn bản Ý nghĩa Văn chương (Phân biệt văn nghị luận với các thể loại văn trữ tình khác. )

D/Tổ chức hoạt động:

HĐ1:Giới thiệu:Chúng ta vẫn thường được nghe câu:Sống chết mặc bay , tiền thầy bỏ túi. Đây là một câu thành ngữ rất quen thuộc , dùng để phê phán thái độ vô lương tâm của bọn quan lại lúc bấy giờ. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn của PDT để hiểu hơn về cuộc sống cực khổ của người dân miền Lũ lụt bắc Bộ và thái độ ăn chơi sa đọa của bọn quan phủ ngày xưa.

-Các em biết là hệ thống sông Hồng Bắc bộ nước ta đã từ lâu được xây đắp những con đê ngăn lũ lụt. Nhưng khi đê vỡ thì nguy hiểm lại rất lớn. Truyện Này lấy bối cảnh là tình huống đê vỡ. Với cách xây dựng bối cảnh như vậy thì bộ mặt thật, bản chất của bọn quan lại sẽ được lột tả như thế nào?

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:29
Tiết:105, 106
Văn bản
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1.Kiến thức: Thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
-Kể tóm tắt truyện.
-Phân tích nhân vật , tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.
3. Thái độ: Cảm thông đối với người dân lao động.
B/Chuẩnbị:
GV:Tranh
-HS:Soạn bài
C/Bài cũ:
 1/Kể tên các văn bản nghị luận đã học và tác giả của nó. Nêu luận điểm của văn bản Ý nghĩa Văn chương (Phân biệt văn nghị luận với các thể loại văn trữ tình khác. )
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu:Chúng ta vẫn thường được nghe câu:Sống chết mặc bay , tiền thầy bỏ túi. Đây là một câu thành ngữ rất quen thuộc , dùng để phê phán thái độ vô lương tâm của bọn quan lại lúc bấy giờ. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn của PDT để hiểu hơn về cuộc sống cực khổ của người dân miền Lũ lụt bắc Bộ và thái độ ăn chơi sa đọa của bọn quan phủ ngày xưa. 
-Các em biết là hệ thống sông Hồng Bắc bộ nước ta đã từ lâu được xây đắp những con đê ngăn lũ lụt. Nhưng khi đê vỡ thì nguy hiểm lại rất lớn. Truyện Này lấy bối cảnh là tình huống đê vỡ. Với cách xây dựng bối cảnh như vậy thì bộ mặt thật, bản chất của bọn quan lại sẽ được lột tả như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2:Tìm hiểu chung: 
@MT: -Nắm đôi nét về tác giả.Tác phẩm.Phân biệt được truyện ngắn hiện đại với truyện ngắn trung đại.
-GV:Giới thiệu về truyện ngắn hiện đại. Phần nào khác với truyện trung đại:
Truyện ngắn hiện đại
-được viết bằng văn xuôi TV hiện đaị
-thiên về tính chất hư câu
-cốt truyện phức tạp hơn
-Tập trung khắc hoạ hình tượng, bản chất con người, đời sống tâm hồn con người
Truyện trung đại:
-viết bằng chữ Hán
-không thiên về kể chuyện người thật việc thật.Gần lịch sử
-Cốt truyện đơn giản hơn
-Thiên về giáo huấn
 -TNHĐ ở VN xuất hiện vào đầu TK XX. người được coi là đặt nền móng là :nguyễn Trọng Quản ( Thầy Lazarô Phiền )
-Truyện ngắn của nguyễn Ái Quốc viết cũng vào giai đoạn này nhưng viết bằng tiếng Pháp. 
-HS: Đọc văn bản
H:Truyện có thể chia làm mấy đoạn , ý của từng đoạn? (GV:Treo bnảg phụ)
Đ1:Từ đầu=>khúc đê này hỏng mất:nguy cơ vỡ đê và sự chống cự của nhân dân
Đ2:=> điếu mày! :cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong khi hộ đê. 
Đ3:phần còn lại :Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu. 
H:Trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào? (II)
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
@MT: Nắm được hiện thực về tình cảnh của người dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại gay ra.
-HS: Quan sát tranh.
GVH: Em có nhận xét gì về hai bức tranh? Dụng ý của tác giả khi miêu tả hai cảnh tượng này như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
@ Cảnh nhân dân hộ đê:
H:Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh nhân dân đang hộ đê? (thời gian, không gian, Không khí, mực nước , cảnh tượng)
H: Em có nhận xét gì về những từ ngữ được tác giả dùng trong đoạn văn này?
GV: Bình:
-Tính từ, động từ dồn dập: Tầm tã, tầm tã,cuồn cuộn... đội, đắp, vác, cừ, bì bõm....
-Cùng với hình ảnh so sánh: ướt như chột lột giống như người đọc như được nghe thấy, được nhìn thấy được sống trong cuộc vật lộn sinh tử của người dân miền lụt.Cùng với những câu văn tả thực, nhà văn xen vào đó những câu cảm thán: xem chừng núng thế lắm, lo thay! Nguy thay! Cho thấy tình thế nguy ngập của người dân càng thê thảm, thật đáng xót thương. 
H: Cảnh chống lụt trong bài em có thấy giống với cảnh chống lụt của người dân quê em không?
-Không giống: vì người dân quê em đã quen sống chung với lụt. Và nước lụt dâng lên từ từ chứ không nguy hiểm như vỡ đê.
H:Vậy thì lúc ấy quan cha mẹ đang ở đâu?
HĐ4: Tiểu kết:
@MT: Nắm được giá trị hiện thực và thái độ của tác giả.
H: Cảnh đê vỡ đã cho ta thấy một hiện thực nào? Qua đó, thể hiện thái độ gì của tác giả trước hiện thực ấy.
GV: Chốt về giá trị nhân đạo: bày tỏ niềm cảm thương chân thành củ tác giả: tiêng than, những câu văn bộc lộ cảm xúc.
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
 1/Tác giả :Phạm Duy Tốn một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi chữ quốc ngữ hiện đại VN.
 2/ Sống chết mặc bay: là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Phạm Duy Tốn.
 3/Thể loại:Truyện ngắn hiện đại. 
 4/ Bố cục: 3 phần
II/Đọc-hiểu văn bản:
 a/Cảnh nhân dân đang vật lộn trước nguy cơ đê vỡ. 
-Thời gian :gần một giờ đêm. (thời điểm mà con người cần phải nghỉ ngơi)
-Không gian:trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà đang lên cao. 
-mưa mỗi lúc càng to, nước mỗi lúc càng lớn, đê có nguy cơ sắp vỡ
-Không khí:
 +âm thanh:tiếng tù và ,tiếng gọi nhau
+Hình ảnh: lấm láp, dầm mưa, kẻ cuốc, người thuổng, kẻ đắp, người be. . . 
=>nhốn nháo, căng thẳng. 
-Tình thế: sức người bất lực trước sức trời, thế đê không cự được trước sức nước. 
*Thiên nhiên đang từng lúc đe doạ tính mạng con người. 
àPhản ánh niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống cơ cực của nhân dân
HĐ1: Bài cũ
1/ Nêu vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn. và Thể loại Truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
2/ Cảnh nhân dân đang hộ đê được tác giả miêu tả như thế nào?
HĐ2: Đọc- hiểu văn bản:
@MT: Thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. Nghệ thuật tương phản tăng cấp.Thái độ của tác giả.
-HS: Đọc đoạn hai
-GV:Cho HS xem tranh . Chuyển ý. 
H:Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm trong đình được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? (Địa điểm, không khí, đồ dùng, cách nói ). Thử phân tích để thấy được thái độ của tên quan . 
-Vô trách nhiệm, bỏ bê phận sự
GV:Bình. tác giả miêu tả cái đình nơi quan ngồi, đầy đủ , sang trong nhơ một cái triều đình con, mà ở đó quan phụ mẫu là một ông vua con. có kẻ hầu người hạ, nhàn nhã, uy nghi, đường bệ. Không có dáng của người phải lo thúc đê, phải lo việc khẩn cấp. trái hẳn với cảnh tượng khổ cực lấm láp, dầm mưa dãi nắng của dân phu . 
H:Thái độ của quan phụ mẫu và đám nha lại khi có ngưòi xông vào báo có tin đê vỡ? So sánh thái độ của tên quan với những người còn lại. Dụng ý của tác giả khi dụng cảnh tượng này?
GV:Thể hiện giá trị hiện thực , và giả trị nhân đạo sâu sắc, tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ của tên quan phụ mẫu, bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh sống của người dân. 
H:Em có nhận xét gì về mức độ nguy cấp của con đê và thái độ của quan phụ mẫu trong bài?
-Tăng dần. 
-GV: Đây là phép tăng cấp. 
-HS:Nhắc lại khái niệm phép tăng cấp. 
L:Chỉ ra phép tăng cấp được sử dụng trong đoạn trích. 
-Mưa mỗi lúc một to, nước sông mỗi lúc một cao, âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ, sức người mỗi lúc một đuối, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một gần
-Thái độ đam mê cờ bạc của quan mỗi lúc một tăng:
+bỏ bê phận sự=>vô trách nhiệm. 
+bỏ mặc sự sống chết của nhân dân, vui trên nỗi đau của nhân dân=> Táng tận lương tâm. 
H:Tác dụng của thủ pháp tương phản và tăng cấp? (khắc hoạ rõ bản chất xấu xa của tên quan lòng lang dạ thú. )
H:Bản chất của tên quan phụ mẫu cũng chính là bản chất của ai? (Bọn quan lại lúc bấy giờ, ăn chơi, hưởng lạc trên nỗi đau khổ của nhân dân)
H:Qua văn bản em thấy được gì về hiện thực xã hội lúc bấy giờ?Thái độ của tác giả trước hiện thực ấy?
HĐ4:Tổng kết-Luyện tập:
-HS:Rút ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản. 
H:Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn. 
Thảo luận: 5 phút
CH: Nhận xét ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu. Từ đó cho biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tính cách nhân vật?
H: Tìm một số câu thành ngữ , tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ “ Sống chết mặc bay”
H: Hiện tượng lũ lụt đó hằng năm vẫn diễn ra gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Tích hợp sự quan tâm của nhà nước, tình cảm đùm bọc giữa người với người.
b/Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm trong đình. 
-Vị trí :ngồi trong đình làng vững chãi , nơi cách xa con đê xung yếu , nơi rất an toàn, dẫu đê vỡ cũng không sao. 
-Không khí , quang cảnh; tĩnh mịch , nghiêm trang, đường bệ , nguy nga. 
-Đồ dùng:sang trọng. , quý phái. 
-Dáng ngồi :chễm chện;cách nói năng:oai vệ;kẻ hầu , người hạ tấp nập. 
-Thái độ của quan:
+Đam mê tổ tôm mặc kệ tính mạng nhân dân
+Tức giận, đổ trách nhiệm cho người khác
+Thản nhiên khi nghe tin đê vỡ. 
+Niềm vui phi nhân tính khi ù ván bài.
-Nghệ thuật tương phản, tăng cấp. 
*Đó là thái độ bàng quan, vô trách nhiệm , vô lương tâm, không có tính người , tình người. 
àLên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh cuộc sống “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.
c/Tác phẩm làm hiện lên bức tranh hiện thực: phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống, sinh mạng của người dân với cuộc sống của bọn quan lại. 
III/Tổng kết: 
Ý nghĩa văn bản: 
-Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc
-Đồng thời bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với tình cảm thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
 2.Giá trị nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống:tương phản và tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ kể đối thoại ngắn gọn, rất sinh động. 
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
-Lựa chọn ngôn ngữ kể ,tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động
IV/Luyện tập:
HĐ4: Hướng dẫn tự học:
-Học bài. Kể sáng tạo câu chuyện theo ngôi kể mới.
-Soạn :Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. 
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet105,106.doc