A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Các bước làm bài văn nghị luận giải thích.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Thái độ: Tích cực học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
B/ Chuẩnbị: -GV:Bảng phụ
-HS:Soạn bài.
Tuần:29 Tiết:107 Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. NS: NG: A/ Mục tiêu: Kiến thức: Các bước làm bài văn nghị luận giải thích. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. Thái độ: Tích cực học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. B/ Chuẩnbị: -GV:Bảng phụ -HS:Soạn bài. C/ Bài cũ: - Giải thích trong văn nghị luận là gì? Nêu các phương pháp làm bài văn giải thích?Yêu cầu giải thích? D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1:Giới thiệu: HĐ2:Tìm hiểu bài: @MT:-Các bước làm bài văn nghị luận giải thích.Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. B1/Tìm hiểu đề: -HS: Đọc đề,GV:Chép lên bảng. L:Tìm hiểu yêu cầu đề.Người làm bài có cần giải thích vì sao “Đi một ngày đang học một sàng khôn” không?Tại sao? -Cần giải thích vì có như vậy ,mới làm rõ nghĩa của câu tục ngữ. H:Làm thế nào mới tìm hiểu đúng nghĩa của câu tục ngữ? -Hỏi , đọc,tra GV:Gợi dẫn các câu ca dao lên hệ: -Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải , Đồng Nai cũng Từng. -Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. B2/Lập dàn bài: GV:Thảo luận các câu hỏi. H:Bài văn giải thích có gồm ba phần như văn chứng minh không?Phần mở bài phải đạt yêu cầu gì?Phần thân bài,kết bài làm nhiệm vụ gì? MB:Mang định hướng giải thích,gợi yêu cầu được hiểu. TB:Triển khai việc giải thích. KB:Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ. B3/Viết đoạn: *Viết đoạn mở bài: -GV:Treo bảng phụ HS: Đọc. H:Các đoạn mở bài này có đáp ứng được yêu cầu giải thích không?Vậy đối với mỗi bài văn có phải chỉ có một cáh mở bài không? *Viết đoạn thân bài: -Treo bảng -H:Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với đoạn mở bài? (dùng từ liên kết) H:Cần làm gì đề các đoạn liên kết được với nhau?Ngoài cách nói thật vậy còn cách nào khác không? -Trước hết ,như chúng ta biết... H:Nên viết đoạn văn giải thích nghĩa đen như thế nào? (Giải thích nghĩa đen từng từ,từng ý ,rồi cả câu,toàn nhận định) H:Tưiơng tự như thế viết phần giải thích nghĩa bóng,nghĩa sâu như thế nào? Giải thích nghĩa bóng,liên hệ,chứng minh. H:Nếu viết đoạn mở bài theo cáh hai hoặc cách ba thì có thể viết đoạn thân bài theo cách trên không? (Không thể) *Viết phần kết bài: -Đọc đoạn văn H:Kết bài cho ta thấy vấn đề đã được giải thích xong chưa? Đối với mỗi đề văn có phải chỉ có một cách kết bài duy nhấy không? -Khẳng định giá trị của câu tục ngữ xưa và nay,khẳng đinh xưa đã cần ,nay càng cần.Vì tương lai đất nước. B4/Rèn viết đoạn. -HS:Viết đoạn theo cách hai -Nhận xét,sửa sai. @ MT: Rèn kĩ năng viết đoạn kết bài. -HS: Đọc ghi nhớ. -GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập. Nội dung: I/Cách làm bài văn giải thích: 1. Tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận giải thích: B1/Tìm hiểu đề,tìm ý: -Giải thích nghĩa đen ,nghĩa bóng: Đi đây đi đó đề mở rộng tầm hiểu biết. -Là lời khuyên,là khát vọng. B2/Lập dàn bài: MB:Câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là: đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng tầm hiểu biết. TB: -Nghĩa đen -Nghĩa bóng -Nghĩa sâu KB:Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ. B3/Viết đoạn: B4/ Đọc và sửa chữa. 2/ Các bước làm bài văn nghị luận giải thích: B1. Tìm hiểu đề, tìm ý: tìm hiểu vấn đề cần giải thích ( tìm luận điểm tổng quát) trên cở sở đó để xác định các luận điểm và sắp xếp ý thành dàn bài. B2. Lập dàn bài. B3. Viết bài nghị luận giải thích B4. Đọc và sửa chữa bài 3/ Bố cục bài văn nghị luận giải thích: MB: Nêu luận điểm cần đựơc giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. TB: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích. KB: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích trong bài dối với mọi người. à Các đoạn cần phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển ý. II/Luyện tập: Viết đoạn kết bài theo cách hai. HĐ3:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở. -Chuẩn bị bài: Tiết sau học tiết luyện tập. @ RKN: Tiết: 108 Tập làm văn LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. NS: NG: A/Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. Thái độ: Ham đọc sách. B/Chuẩnbị: Bảng phụ C/Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài. D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1: Giới thiệu: HĐ2: Tìm hiểu bài: @MT: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích. -Rèn kĩ năng:tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. *Tìm hiểu đề: GV: Nêu đề bài. H: Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?(Vai trò của sách đối với trí tuệ của con người, sách, ngọn đèn bất diệt, trí tuệ giải thích) H: Chỉ ra các ý quan trọng cần giải thích? -Hình ảnh ngọn đèn bất diệt -Vì sao sách là ngọn đèn bất diệt? (Giúp con người tìm đến chân lí, tìm đến ánh sáng. ) H: Vì sao nói đến sách người ta lại nghĩ đến trí tuệ con người? Trí tuệ là gì? (Sách là túi khôn nhân loại, sách cung cấp cho chúng ta muôn vàn kiến thức. ) H: Hãy tìm ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt? -Tri thức khoa học -Tri thức lịch sử -Tri thức văn học H: Câu nói trên có phải là lời ca ngợi , tôn vinh sách hay không?Thử tìm thêm những câu nói về sách? *Lập dàn bài: H: Cần sắp xếp các ý trên như thế nào cho hợp lí? *Viết đoạn văn: -HS: Nhắc lại yêu cầu từng đoạn -Gọi ba học sinh lên viết đoạn. -Sửa trước lớp. è Làm bài văn nghị luận giải thích cần tuân thủ những bước nào? Bố cục bài văn giải thích? Yêu cầu đối với bài văn nghị luận giải thích? è Phải mạch lạc, lớp lang, dễ hiểu. ( Không nên dùng những điều mình không hiểu để giải thích những điều mà người khác chưa hiểu.) HĐ3: Tổng kết, luyện tập: @ MT: HS phải nắm vững yêu cầu làm bài, ý thức đựoc luyện viết ở nhà, tránh sao chép văn mẫu. -Chép đề làm bài viết ở nhà: (Kèm theo) Nội dung: I/Tìm hiểu đề, tìm ý: II/Lập dàn ý: MB: - “Sách mở ra trước mắt ta chân trời mới” , lời nhận định ấy không sai. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện -Để nói về vai trò của sách. . . TB: 1/Giải nghĩa câu nói: -Sách chứa đựng trí tuệ con người, trí tuệ là tinh hoa, tinh túy của sự hiểu biết. Sách là ngọn đèn sáng soi đường cho con người khỏi tối tăm. Bất diệt-không bao giờ tắt. -Sách là ngọn đàn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người. 2/Giải thích cơ sở của chân lí. Không thể nói mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của con người nhưng những cuốn sách hay , sách tốt thì đúng. -Những cuốn sách quý ghi lại quá trình hiểu biết của con ngưòi qua quá trình sản xuất, và chiến đấu và mối quan hệ xã hội. -Sách Khoa học, lịch sử, văn học. . . -Sách là ngọn đèn của trí tuệ -Những hiểu biết mà sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà cho mọi thời đại. Nhờ sách mà tri thức nhân loại được truyền cho đời sau: truyện Kiều, Đại Việt sử kí. . . Ngọn đèn bất diệt 3/Vận dụng chân lí: -Cần chăm đọc sách -Chọn sách tốt -Tiếp nhận ánh sáng trong sách, cố hiểu và làm theo sách. III/Viết đoạn HĐ4:Hướng dẫn tự học: -Làm bài viết cho tốt. Thứ sáu nộp đủ bài. GV: Hướng dẫn cách làm bài. -Chuẩn bị dàn ý cho bài luyện nói Thảo luận nhóm, soạn trên lịch. Chuẩn bị làm bài 15’TLV
Tài liệu đính kèm: