Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 117, 118: Hướng dẫn đọc thêm Quan âm thị kính (chèo)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 117, 118: Hướng dẫn đọc thêm Quan âm thị kính (chèo)

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: -Sơ giản về chèo cổ. Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.

-Nội dung, ý nghĩa và vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích đoạn Nỗi oan hại chồng.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.

– Phân tích mâu thuẩn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một đoạn trích chèo.

3. Thái độ: - Căm ghét cái xấu.

B/Chuẩnbị: GV: Chuẩn bị đĩa.

-HS:Tìm băng hình đoạn trích Nỗi oan hại chồng.

C/Bài cũ:

 1/Cảnh ca Huế trên sông Hương có gì đặc biệt?Cho biết nguồn gốc của ca Huế.

 2/Nêu nội dung và nghệ thuật của bút kí ca Huế trên sông Hương.

D/Tổ chức hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 117, 118: Hướng dẫn đọc thêm Quan âm thị kính (chèo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:30
Tiết:117,118
Hướng dẫn đọc thêm
QUAN ÂM THỊ KÍNH
(Chèo)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
Kiến thức: -Sơ giản về chèo cổ. Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
-Nội dung, ý nghĩa và vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích đoạn Nỗi oan hại chồng.
Kĩ năng: Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
– Phân tích mâu thuẩn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một đoạn trích chèo.
Thái độ: - Căm ghét cái xấu.
B/Chuẩnbị:	GV: Chuẩn bị đĩa.
-HS:Tìm băng hình đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
C/Bài cũ:
 1/Cảnh ca Huế trên sông Hương có gì đặc biệt?Cho biết nguồn gốc của ca Huế.
 2/Nêu nội dung và nghệ thuật của bút kí ca Huế trên sông Hương.
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Chúng ta tìm hiểu một loại hình nghệ thuật rất quen thuộc của người dấn xứ Bắc:chèo.
HĐ2:Tìm hiểu chung :
@MT: Sơ giản về chèo cổ. Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
-GV:Gọi HS đọc khái niệm chèo.
-GV:Nêu các đặc trưng của loại hình nghệ thuật này.
-Đọc các chú thích khác.
-GV:Tóm tắt vở chèo.
H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
-Giới thiệu vị trí đoạn trích Nỗi oan hại chồng. (Nằm ở phần đầu, sau cảnh vu quy).
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
@MT: Đặc điểm nhân vật Thị Kính.
-Gọi 6 HS đọc phân vai đoạn trích.
-HS:Tóm tắt đoạn trích.
-H: Đoạn trích có mấy nhân vật?Nhân vật nào là nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?
-Đoạn trích có năm nhân vật.
-Hai nhân vât chính thể hiện xung đột kịch đó là :Thị Kính :vai nữ chính :hiện thân của người lao đọng;nhân vật Sùng Bà :vai mụ ác:hiện thân của giai cấp phong kiến địa chủ.
*HS: Đọc đoạn đầu .
-H:Em có nhận xét gì về khung cảnh gia đình Thị Kính trong đoạn đầu? (hạnh phúc , đầm ấm)
H:Qua cử chỉ ,lời nói của TK với chồng ,em có nhận xét gì về nhân vật này?
-Cử chỉ:dọn kỉ cho chồng,băn khoăn vì chiếc râu mọc ngược.
-Lời nói sử.
à GV: Chốt. Ghi bảng.
HĐ4: Tiểu kết:
@MT: Nắm, hệ thống bài học.
-GV: Nhắc lại các kiến thức đã học.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
-Học phần tóm tắt.Nắm khái niệm chèo.
-Soạn tiếp phần sau
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
 -Chèo- chèo sân đình.
-Quan Âm Thị Kính là vở chèo nổi tiếng.Đoạn trích nỗi oan hại chồng Nằm phần thứ nhất của vở chèo này.
-Các chú thích khác : (SGK)
-Tóm tắt: (SGK)
II/Đọc-hiểu văn bản:
 1/ Nhân vật Thị Kính: Nhân vật nữ chính.
-Cử chỉ hết sức ân cần ,dịu dàng. -Cùng với lời nói sử, 
à cho thấy TK là một người vợ hiền, đảm đang, rất mực thương chồng.
Tiết 118
HĐ1: bài cũ:
H: Nêu khái niệm chèo.
H: Tóm tắt vở chèo. Nêu vị trí đoạn trích.
HĐ2: Đọc- hiểu văn bản:
@MT: Đặc điểm nhân vật Sùng Bà. Nỗi oan của TK và những mâu thuẩn. xoay quanh mối quan hệ này.
*L:Liệt kê những hành động,ngôn ngữ của nhân vật Sùng bà.
H:Qua ngôn ngữ,hành động áy em hiểu gì về con người Sùng Bà ?
Mỗi lần bà mở miệng là Tk thêm một tội.Trong ngôn ngư tập trung :Giống nhà bà>Phân biệt đẳng cấp,kiêu kì,khinh thị người nghèo khó.Mâu thuẩn giai cấp đã bám rễ sâu trong vấn đề hôn nhân phong kiến sâu sắc.Mụ là tiêu biểu cho vai mụ ác,hợm của ,khoe dòng giống,cả vú lấp miệng em.Lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà,tạo ra luật lệ gia đình.
H: Mâu thuẩn giữa TK và Sùng bà là mâu thuẩn gì?
*HS:Chú ý đoạn TK kêu oan.
-H:Thị Kính đã kêu oan như thế nào?Mấy lần kêu oan?Kêu với ai?Khi nào lời kêu oan của nàg nhậ được sự cảm thông?
-Kêu với mẹ chồng:lời 1,2,4
-Kêu với chồng:lời 3
-Kêu với cha: lời 5
=>khi gặp cha nàng mới nhận được sự cảm thông.
H:Mâu thuẩn và nỗi oan TK được đẩy đến đỉnh điểm khi nào?
-Lúc Mãng Ông sang ăn cử cháu.
GV:Bình cảnh Sùng Bà đổ vạ chỉ diễn ra trong chóng vánh, còn cảnh hai cha con ôm nhau khóc kéo dài mang đầy ý nghĩa càng khắc hoạ thêm hình ảnh những con người oan ức nhưng đành bất lực trước số phận.
L:Nêu những cử chỉ của TK trước khi bước ra khỏi nhà Thiện Sĩ.
H:Những cử chỉ ấy cùng với lời nói sử có ý nghĩa gì?
Khắc hoạ hình ảnh con người đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời. đang bị giằng xé: về đâu? Khắc hoạ thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.
*HS: Đọc đoạn cuối.
H:Việc TK giả trai đi tu có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ dưới chế độ xã hội cũ không?
-GV:Phân tích hai mặt :
+Tích cực :Sống để tỏ rõ nỗi oan
+Tiêu cực :Thụ động , không giám đấu tranh cho nỗi oan của mình như Tấm Cám,Thị Phương trong vở chèo :Trương Viên.Tin vào số kiếp.Phó mặc cho số phận ,chấp nhậ số phận .Chỉ mong nhật nguyệt sáng soi. Đi tu chỉ có tác dụng Tố cáo chứ không giải thoát được nỗi oan tình.
* GV: Bình về thân phận người phụ nữ. Liên hệ Bánh trôi nước, Ngưòi con gái Nma Xương..
HĐ3:Tổng kết-Luyện tập:
-HS: Đọc ghi nhớ.
GV:Hướng dẫn làm bài tập.
2 /Nhân vật Sùng bà: Nhân vật Mụ ác.
-Hành động :Dúi đầu TK,bắt TK ngửa mặt lên:tàn nhẫn ,thô bạo.
-Ngôn ngữ:mắng mỏ.nhiếc móc,mạt sát gia đình TK, áp đặt nguyên nhân,phân biệt giai cấp, giàu nghèo.
à Tàn nhẫn, thô bạo: độc ác , đanh đá,lắm lời,chịu ảnh huởng của lễ giáo phong kiến khắc khe.Bà là hiện thân của giai cấp địa chủ phong kiến.
* Mâu thuẩn chủ yếu giữa Sùng bà ( mẹ chồng) và Thị Kính ( nàng dâu) thực chất là mâu thuẩn giữa ngưòi trên - kẻ dưới; nguời giàu- kẻ nghèo; mâu thuẩn gia cấp xã hội trong mâu thuẩn gia đình.
 c/ Oan Thị Kính:
*Thị Kính kêu oan: nhiều lần (5 lần) 
-Kêu với chồng :chỉ nhận được sự thờ ơ,bỏ mặc của người chồng đớn hèn.
-kêu với mẹ chồng: như đổ thêm dầu vào lửa.Càng làm cho Sùng Bà thêm tức giận,oan tình càng thêm nặng.
-Nàng cô độc,không biết bám víu vào đâu.
-Đến khi kêu với cha đẻ thì mới nhận được sự cảm thông.Nhưng đó là sự cảm thông bất lực .người cha ấy cũng không làm được gì giúp cho con.
-Kết cục của nỗi oan nàng bị đuổi ra khỏi nhà.
*Thị Kính bị đẩy đến cực điểm của nỗi đau:oan ức,tình chồng vợ tan vỡ,cha già bị làm nhục.
*Con đường giải thoát:
-Nàng giả trai đi tu với mong muốn sống ở đoài để tỏ rõ là con người đoan chính.Thế nhưng đó là cách giải quyết thụ động,nàng đã không giám đứng lên để chống lại những oan trái bất công,còn tin vào số phận,chấp nhận số phận.
III/Tổng kết: 
Nghệ thuật: Xây dựng tình huống kịch tự nhiên. Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
 ý nghĩa: Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẩn giai cấp, thân phận nguời phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
IV/Luyện tập:
Viết cảm nhận về nhân vật mà em thích.
 HĐ4: Hướng dẫn tự học: -Học thuộn bài.
_soạn: Ôn tập phần văn. Chú ý Kẻ bảng hệ thống.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet117,118.doc