Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 70: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 70: Đặc điểm của văn bản nghị luận

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận.

2. Kĩ năng: -Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản nghị luận.

- Bước đầu xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho bài văn cụ thể.

3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc học từ đó có động cơ học tích cực.

 B/Chuẩn bị: Bảng phụ (câu hỏi kiểm tra miệng)

C/Tổ chức hoạt động:

HĐ1 Bài cũ:

 1/Thế nào là văn bản nghị luận? Tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải đảm bảo điều kiện gì? Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức biểu đạt gì?

 2/Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

 a/Kể diễn biến sự việc. b/Đề xuất ý kến. c/Đưa ra một nhận xét.

 d/Bàn bạc thuyết phục người đọc người nghe một vấn đề.

HĐ2: Giới thiệu: Từ việc kiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài.

 HĐ3: Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 70: Đặc điểm của văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 79
Tập làm văn
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
NS: 
NG: 
A/Mục tiêu:
Kiến thức: Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận.
Kĩ năng: -Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho bài văn cụ thể.
Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc học từ đó có động cơ học tích cực.
 B/Chuẩn bị: Bảng phụ (câu hỏi kiểm tra miệng)
C/Tổ chức hoạt động: 
HĐ1 Bài cũ: 
 1/Thế nào là văn bản nghị luận? Tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải đảm bảo điều kiện gì? Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức biểu đạt gì? 
 2/Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào? 
 a/Kể diễn biến sự việc. b/Đề xuất ý kến. c/Đưa ra một nhận xét. 
 d/Bàn bạc thuyết phục người đọc người nghe một vấn đề. 
HĐ2: Giới thiệu: Từ việc kiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài.
 HĐ3: Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò: 
@MT:Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận.Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản nghị luận. 
-GV: Nêu khái niệm luận điểm:là ‎ kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong bài văn nghị luận.
-HS: Đọc lại văn bản “Chống nạn thất học”
H: Luận điểm chính trong bài viết là gì? Luận điểm đó dược nêu dưới dạng nào? Luận điểm đó được biểu đạt cụ thể thành câu văn nào? 
-Chống nạn thất học: Khẳng định, khẩu hiệu. Đề ra nhiệm vụ chung. (LĐC)
-Luận điểm được trình bày cụ thể ở câu: “Mọi người VN. . . Quốc ngữ”
-Cụ thể hoá thành việc làm : ( LĐP) 
+Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ. 
+Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ. 
+Phụ nữ càng phải học cho biết chữ. 
H: Luận điểm đóng vai trò gì trong văn bản nghị luận? Trong bài văn có những luận điểm gì? Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải đạt yêu cầu gì? 
àMục hai ghi nhớ. 
GV: Luận cữ là những lí lẽ,dẫn chứng,làm cơ sở cho luận điểm.Lí lẽ là những đạo lí, những lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình.Dẫn chứng là những sự việc, số liệu,bằng chứng xác nhận cho luận điểm.Dẫn chứng phải đáng tin cậy. Luận cứ thường trả lời cho câu hỏi sau:Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
H: Nêu các luận cứ trong văn bản trên? 
-LL1Do chính sách ngu dân. . . mù chữ. 
-LL2Nay độc lập ..cần phải học.
-LL3Chống nạn thất học phải làm như thế nào? ( những người....bảo)
GV: Hai lí lẽ trên được tạo thành bởi hai lập luận:1: lập luận nhân quả; 2điều kiện kết quả.Vậy ở đây chúng ta thấy có sự trùng lặp tên gọi.Bởi vì những luận điểm khi đã được chứng minh bằng thực tiễn, và được mọi người công nhận thì nó trở thành lí lẽ.Vậy luận điểm là quan điểm của người viết còn lí lẽ là quan điểm được nhiều người công nhận là đúng.
-H: Luận cứ đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đảm bảo yêu cầu gì? 
àGhi nhớ mục 3. 
GV: Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở cho luận điểm.
L: Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản. Lập luận như vậy theo thứ tự nào? Có ưu điểm gì? 
-Nêu lí do chống nạn thất học
-Chống nạn thất học để làm gì? 
-Nêu quan điểm chống nạn thất học. 
-Chống nạn thất học bằng cách nào? 
*lập luận hợp lí , chặt chẽ. 
H: Vâyk muốn bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục thì luận điểm,. luận cứ, lập luận phải đảm bải yêu cầu gì?
-HS: Đọc ghi nhớ mục 4. 
HĐ3: Tổng kết -Luyện tập:-GV: Hướng dẫn luyện tập. 
@MT:Chỉ ra hệ thống luận điểm.Bước đầu xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho bài văn cụ thể.
-Đọc thêm: Học thầy, học bạn
BT1/13(SBT)
-Bảng phụ.
HS: Xác định luận điểm:
-Chống nạn thất học.
-Thiếu người giỏi thì không thể xây dựng được đất nước giàu mạnh được.
-Phụ nữ lại càng cần phải học.
-Bảo về môi trường là bảo vệ mạng sống của mỗi người.
-Không có gì quy‎ hơn độc lập, tự do.
-Học,học nữa, học mãi.
BT2/ Luận điểm phải thể hiện tư tưởng, quan điểm.Là câu văn có hình thức câu khẳng định hay câu phủ định.
BT3/ 
Lí lẽ: 
+lấy dân làm gốc.
+ Có thực mới vực được đạo.
+ Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước.
+ Nhiều người có thói quen xấu hay vứt rác bừa bãi nơi công cộng.
Dẫn chứng:
+Trước CMT8,95 % dân ta mù chữ.
BT4/ Lí lẽ là quan điểm,tư tưởng đã được thừa nhận và trở thành chân lí phổ biến.
BT6/ Các đoạn văn có tính lập luận:
-Phụ nữ càng cần phải học.(ĐK-KQ)
-Nay chúng ta giành...( Đk-KQ)
-Do dân trí thấp nên ( Nhân-quả)
Nội dung: 
I/Tìm hiểu chung:
1. Mỗi bài văn nghị luận đều có
Luận điểm , luận cứ, lập luận. 
a/Luận điểm: Luận điểm là ‎tư tưởng, quan điểm của bài văn.
+Luận điểm có thể được nêu ra dưới dạng một câu khẳng định (hoặc câu phủ định), được diễn đạt sáng tỏ,dễ hiểu, nhất quán.
-Luận điểm là linh hồn của bài viết kết nối các đoạn văn thành một khối.
+ Trong bài văn có thể có luận điểm chính, luận điểm phụ.
b/Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
c/ lập luận( Luận chứng): là cách lựa chọn,sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm.
-Phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức thuyết phục.
2. Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, lập luận: luận điểm phải dúng đắn, chân thức, đáp ứng nhu cầu thực tế; luận cứ phải chân thực đúng đắn tiêu biểu, lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới thuyết phục.
II/Luyện tâp: 
BT1/
-Luận điểm: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.( Mội người, mỗi gia đình cần xem lại mình để tạo ra được nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.) 
-Luận cứ: 
+ Có thói quen tốt:(DC)
+Có thói quen xấu: dẫn chứng. 
+Có người biết phân biệt nhưng đã thành thói quen, khó sửa.(DC)
+Dễ tiêm nhiễm thói quen xấu. 
+Khó tạo thói quen tốt. 
=>Mỗi người mỗi gia đình cần từ bỏ thói quen xấu, để tạo nếp sống văn minh cho xã hội. 
-Lập luận chặt chẽ, hợp lí , có sức thuyết phục. 
HĐ5:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc ghi nhớ,làm bài tập còn lại. -Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. 
@ RKN:
Tiết: 80
Tập làm văn
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
NS: 
NG: 
A/Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Đặc điểm cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn nghị luận. 
2. Kĩ năng: Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
-So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề nghị luận với đề tự sự, miêu tả., biểu cảm.
3. Thái độ: Tích cực.
B/Chuẩn bị: 
-GV: Chép các đề trên bảng phụ. 
-HS: Soạn bài. 
C/Tổ chức hoạt động: 
CHĐ1.Bài cũ: 
-H:Thế nào là luận điểm,luận cứ, lập luận? Yêu cầu về luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận?
HĐ2: Giới thiệu: Nhắc lại các bước làm bài văn? GV: vào bài. 
HĐ2: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò: 
@MT: Nắm nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. 
-GV: Treo bảng phụ các đề văn nghị luận. 
HS: Đọc các đề. 
-H: Các đề văn nêu trên có thể xem là đầu đề, đề bài được không? Nếu dùng làm đầu đề cho bài văn sắp viết có được không? 
(Cung cấp đề tài cho bài vănàcó thể làm đề bài, đầu đề cho bài viết. Thông thường đề bài của bài văn thể hiện chủ đề của nó)
H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? 
(Mỗi đề đều nêu một số khái niệm, một số vấn đề lí luận. VD: Đề : Lối sống giản dị. TV giàu đẹp thực chất là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. Thuốc đắng dã tật là những tư tưởng. hãy biết giữ thời gian là một lời kêu gọi mang một tư tưởng. Chỉ có giải thích mới có thể giải quyết được các vấn đề trên. 
H: Tính chất của đề văn nghị luận có ý nghĩa gì đối với việc làm văn nghị luận? 
(Có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho thái độ , giọng điệu)
-HS: Đọc ghi nhớ SGK/23
* So sánh sự khác nhau giữa đề văn tự sự, miêu tả với đề văn nghị luận.
-HS: Thảo luận nhóm 4. Thời gian 5 phút.
-Cho 3 đề thuộc 3 kiểu bài trên.
-So sánh để rút ra đặc điểm của đề nghị luận.
@MT: Đặc điểm cấu tạo của đề văn nghị luận
-GV: Chép đề : Chớ nên tự phụ. 
H: Đề nêu vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? Khuynh hướng tư tưởng của đề là phủ định hay khẳng định? Đề đòi hỏi người viết phải làm gì? 
-VĐ: chớ nên tự phụ
-ĐT,phạm vi:tính tự phụ của con người. 
-Khuynh hướng:Phủ định
-Phân tích , khuyên nhủ, giải thích , nêu biểu hiện, tác hại
H: Tự việc phân tích trên hãy cho biết trước một đề nghị luận đề làm tốt cần phải ;làm gì? 
HS: Đọc ghi nhớ mục II/23
@MT: Biết cách Lập ý cho bài văn nghị luận: 
H: Đề bài trên nêu ra một ý kiến , thể hiện một tư tưởng, một thái độ với tính tự phụ. Em có tán đồng ý kiến đói không? Nếu tán đồng thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với đề bài để mở rộng suy nghĩ cụ thể hoá các luận điểm chính bằng các luận điểm phụ. 
-Tự phụ sẽ dẫn đến tự mãn, tự hài lòng với những gì mình có dễ dẫn đến thất bại. 
-Tự phụ dễ dẫn đến khinh thị dễ bị người khác xa lánh. 
H: Tự phụ là gì? 
-Tự phụ là tự coi mình là có tài, có thành tích lớn hơn người khác nên dễ coi thường người khác. 
H: Vì sao chớ nên tự phụ? 
H: Tự phụ có hại như thế nào? Cho ai? 
-Cho mình đúngàsinh chủ quanàsai lầm
-Coi khinh người khác, tự đắc, ân hận về sau. 
-Bảo thủ không chịu tiếp thu àdốt. 
H: Nên bắt đầu lời khuyên chớ nên tự phụ bằng cách nào? Hãy xây dựng một trật tự lập luận để giải quyết vấn đề. 
-Thế nào là tự phụ? 
-Tại sao chớ nên tự phụ? 
-Tự phụ có hại như thế nào? 
H : Lập ý cho bài văn nghị luận là làm gì ? các bước lập ý ? Căn cứ lập ý ?
HĐ3: Tổng kết, luyện tập: 
@MT Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
-HS: Đọc ghi nhớ. 
-GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
Nội dung: 
I/Tìm hiểu chung : 
1.Tìm hiểu đề văn nghị luận: 
 a/Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: 
đề văn nghị luận bao giờ cũng đưa ra vấn đề để bàn bạc và dòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
b/Tìm hiểu đề văn nghị luận
-Tìm hiểu đề là tìm hiểu nội dung vấn đề,phạm vi,tính chất của đề.
-Tính chất của đề đòi hỏi phải sử dụng phương pháp phù hợp.
 c.Lập ý cho bài văn nghị luận: 
 lập ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm đạt đựơc mục đích nghị luận.
B1/xác lập luận điểm
B2/Tìm luận cứ
B3/Xây dựng lập luận 
-Căn cứ lập ý: Dựa vào chỉ dẫn của đề, dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích luỹ được. Có thể đặt câu hỏi để tìm ý.
2.Ghi nhớ (SGK/)
II/Luyện tập: 
-YC: Viết về lợi ích của việc đọc sách. 
-Đối tượng và phạm vi nghị luận : việc đọc sách và lợi ích của việc đọc sách (những cuốn sách tốt)
-Khuynh hướng : khẳng định lợi ích của việc đọc sách. 
*lập ý: 
-LĐ: sách là người bạn lớn của con người , cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập , rèn luyện hàng ngày
-LC: 
+sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta (hiểu biết về thế giới xung quanh, về những biến cố lịch sử xa xưa, về thế giới tâm hồn của con người...)
+Sách cho ta thưởng thức được những vẻ đẹp của thế giới và con người (cảnh trí thiên nhiên, hình thể , tâm hồn, ngôn từ...)
+sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú , giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái , vị tha , có ích. 
+Giúp ta hiểu rõ về bản thân mình. 
+Phải biết chọn sách mà đọc, biết trân trọng và nâng niu sách. 
LL: Kể về lợi ích, tác động của sáchàbản thân mìnhàđi vào phân tích từng luận điểm. 
HĐ5:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc nghi nhớ. Làm bài tập vào vở. Xác định luận điểm trong văn bản Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta.
-Chuẩn bị bài: Bố cục
@ RKN:
Tiết: 81
Văn bản
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
NS: 
NG: 
A/Mục tiêu: 
1.Kiến thức:-Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. 
-Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua bài văn. 
2. Kĩ năng: -Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chững minh.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
B/Chuẩnbị: Bảng phụ
C/Tổ chức hoạt động: 
HĐ1.Bài cũ: 
1/Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ Tôn vinh giá trị của con người.. phân tích nội dung.
2. Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ nêu lên những bài học , những lời khuyên về cách ứng xử giữa người với người trong quan hệ xã hội. Nêu nội dung của từng câu.
3. Nêu những nghệ thuật đặc sắc của những câu tục ngữ trên.
HĐ2: Giới thiệu: Đây là một bài văn nghị luận mẫu mựcTrích trong báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh Tại đại hội lần hai tháng hai năm 1951. 
HĐ3: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò: 
@MT:Vị trí của văn nghị luận trong sự nghiệp thơ văn của Bác.Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
-Đọc phần chú thích
-GV: Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Bác:
-Những áng văn chính luận: Bản án chế độ TDP, Tuyên ngôn độc lập. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
-Tự sự: Con rồng tre. Lời than vãn của Bà Trưng Trắc. Những trò lố...
-Thơ: Tập NKTT, Những bài thơ của Bác Viết trong những năm ở núi rừng VB... à Văn chính luận giữ vị trí rất quan trọng.
@MT: Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua bài văn. Giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
 HS: Đọc văn bản
GV: Giải thích từ khó
H: Bài văn này nghị luận về vấn đề gì?câu nào thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận?câu tiếp theo câu vừa khẳng định sức mạnh của tinh thần yêu nước, vừa giới hạn phạm vi nghị luận. Lòng yêu nước biểu hiện rất đa dạng(tác giả chỉ dẫn chứng trong phạm vi chống giạc ngoại xâm. 
L: Tìm bố cục của bài văn và trình tự lập luận trong bài?
GV: Bố cục chính là trình tự lập luận của tác giả, trình tự lập luận chứng minh. 
H: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta . . . nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. ”tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?Xếp theo trình tự như thế nào?
Trọng tâm của lòng yêu nước là biểu hiện trong cuộc kháng chiến lúc đó. 
H: Trong bài văn tác giả sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Tác dụng?
-như làn sóng: -như một thứ của quý
GV: như một thứ của quý giúp hính dung rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước. 
H: Những động từ:kết thành, lướt qua, nhấn chìm góp phần thể hiện điều gì?
*Đọc đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay. . . . lòng nồng nàn yêu nước”
H: Xác định câu mở đoạn , câu kết đoạn? Các dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào? Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ. . . đến” có mqh với nhau như thế nào?
-Hình ảnh những câu mở đầuàhình dung cụ thể sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước. các động từ trong câu được chọn lọc thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước với những sắc thái khác nhau. (kết thành , lướt qua, nhấn chìm)
* Đọc đoạn cuối.
H: Cuối cùng tác giả đã nêu lên nhiệm vụ gì của Đảng? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả?
-GV: Chốt. Lập luận gần gũi mà sắc sảo. mang tính thuyết phục cao.
HĐ4: Tổng kết-Luyện tập: 
H: Theo em nghệ thuật nghị luận trong bài có gì đặc biệt?
H: Em có suy nghĩ gì về việc phát huy truyền thống yêu nước trong thời điểm ngày nay?
-Kể tên một số văn bản nghị luận mà em biết.
-Phân tích tác dụng của từ ngữ hay câu văn hay giàu hình ảnh trong bài văn.
+ HS: chỉ ra câu văn giàu hình ảnh.
+ Phân tích tác dụng
Tình thần yêu nước như một thức của quý...
Nó kết thành một làn sóng...
Từ... đến...
Nội dung: 
I/Tìm hiểu chung: 
-Văn chính luận chiếm một vị trí quan trong trong thơ văn của Bác
-Yêu nước là truyền thống hết sức quan trong , đáng được tự hào của dân tộc ta. Phát huy truyền thống đó là rất đáng quý trong hoàn cảnh kháng chiến.
-VB trích từ văn kiện báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh trình bày tại ĐH lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2-1951.
II/Đọc-hiểu văn bản: 
 1/Đề tài nghị luận (vấn đề nghị luận ): 
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là . . . ta. (câu chốt đầu đoạn 1)
2/Bố cục: 
MB: Từ dân ta. . . . lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đó là sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
TB: Tiếp theoàlòng nồng nàn yêu nước: chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. 
KB: Nhiệm vụ của Đảng ta
3. Nội dung:
a. Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng lịch sử
-Dẫn chứng tiêu biểu.
b.Chứng minh đồng bào ta cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta theo hiện thực cuộc kháng chiến
d.Nêu nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy truyền thống yêu nước của toàn dân:
+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
+ Tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến.
-Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp cho thấy sự phong phú đa dạng của tinh thần yêu nước. 
III/Tổng kết: 
1.Nghệ thuật:
–Xây dựng luận điểm ngắn gọn,súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiệp,vùng miền...
-Sử dụng từ ngữ có hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả (có dùng quan hệ từ “Từ ...đến...”)
-Sử dụng biện pháp liệt kê, nêu biểu hiện.
2.Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
IV/Luyện tập: 
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Học ghi nhớ. nắm luận điểm, nghệ thuật nghị luận. Chuẩn bị kiểm tra 15’. Soạn : Sự giàu đẹp của TV.
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan22.doc