A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Công dụng của trạng ngữ. Cách tách thành phần trạng ngữ của câu thành câu riêng.
2. Kĩ năng: Phân tích tác dụng của các thành phần trạng ngữ trong câu.Tách thành phần trạng ngữ của câu thành câu riêng.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ.
B/Chuẩnbị: Bảng phụ
C/Bài cũ:
Nêu đặc điểm của trạng ngữ? đặt một câu có chứa thành phần trạng ngữ,gạch chân,chú thích
D/Tổ chức hoạt động:
Tuần:25 Tiết:89 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU ( tt) NS: NG: A/Mục tiêu: Kiến thức: Công dụng của trạng ngữ. Cách tách thành phần trạng ngữ của câu thành câu riêng. Kĩ năng: Phân tích tác dụng của các thành phần trạng ngữ trong câu.Tách thành phần trạng ngữ của câu thành câu riêng. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ. B/Chuẩnbị: Bảng phụ C/Bài cũ: Nêu đặc điểm của trạng ngữ? đặt một câu có chứa thành phần trạng ngữ,gạch chân,chú thích D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1:Giới thiệu: Tìm hiểu công dụng của tục ngữ trong câu. HĐ2:Tìm hiểu bài: @ MT:Công dụng của trạng ngữ. Cách tách thành phần trạng ngữ của câu thành câu riêng. -HS: Đọc đoạn trích. H: Hãy tìm trạng ngữ trong đoạn trích trên. a/ -Thường thường,vào khoảng đó -sáng dậy -trên giàn hoa lí -chỉ độ tám chín giờ sáng,trên nền trời trong trong b/ về mùa đông H: Hãy nhận xét về công dụng của tục ngữ? -Bổ sung thông tin cần thiết,làm cho câu miêu tả đầy đủ hơn,khái quát hơn H: Vì sau đoạn dưới đây ta không thể và không lượt bỏ trạng ngữ? -Nếu không có thông tin trong trạng ngữ thì thông tin trong câu sẽ thiếu chính xác.(b) -Làm cho câu văn liền mạch ( Đ1) H: Trong bài văn nghị luận em phải sắp xếp luận cứ theo một trình tự nhất định,TN có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy? -Mạch lạc à Chốt: công dụng của trạng ngữ -GV: Treo bảng phụ. Người VN ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. H:Xác định trạng ngữ trong câu trên.So sánh với câu 2 của phần ngữ liệu trong SGK. -Đều giữ vai trò thành phần phụ bổ sung thông tin về mục đích, đều có quan hệ nghĩa với C/V H: Tách trạng ngữ ra như vậy có tác dụng gì? -Nhấn mạnh. à Chốt. -HS: Đọc ghi nhớ. HĐ3:Tổng kết,luyện tập: @ MT:Công dụng của trạng ngữ trong câu, chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có trạng ngữ. Chỉ ra công dụng của việc thêm trạng ngữ. -HS: Đọc ghi nhớ. -GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập. -Bảng phụ. HS: lên bảng làm. Nhận xét, sửa vào vở. -HS: Viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ. Phân tích công dụng của việc thêm trạng ngữ. Đề: Trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. GV: Hướng dẫn HS xác lập luận điểm. Xây dựng luận cứ. -Tiếng Việt ta giàu , đẹp thật. + TV ta đẹp bởi tiếng ta có hệ thống ngữ âm khá phong phú: giàu thanh điệu, hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú. + TV ta giàu bởi ta có hệ thống từ vựng phát triển theo sự phát triển của xã hội, hệ thống ngữ pháp ngày càng uyển chuyển hơn; nó có thể chuyển tải hết được đời sống tâm hồn của người VN ta. -Thêm trạng ngữ vào câu cho thích hợp. Nội dung: I/Công dụng của trạng ngữ -Xác định hoàn cảnh,điều kiện diễn ra sự việc nói đến trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu ấy thêm đầy đủ, chính xác. -Liên kết các câu các đoạn với nhauà tăng tính mạch lạc. II/ Tách trạng ngữ thành câu riêng: -Tác dụng: Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc nhấn mạnh cảm xúc. II/Luyện tập: BT1/ a/ Ở loại thứ nhất Ở loại thứ hai b/ đã bao lần.lần đầu tiên chập chững bước đi,lần đầu tiên tập bơi,lần đầu tiên chơi bóng bàn,lúc còn học phổ thông,về môn hoá. Tác dụng -Bổ sung thông tin tình huống -Liên kết. BT2/ Trạng ngữ được tách thành câu riêng: a/ Năm 72. à nhấn mạnh thời điểm hi sinh. b/Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt bồn chồn. à Làm nổi bật thông tin. . HĐ4:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở. -Chuẩn bị bài:Kiểm tra một tiết TV. Tuần:23 Tiết:91 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH. NS: NG: A/Mục tiêu: Kiến thức: Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh. Thái độ: Bồi dưỡng lòng kiên trì. B/Chuẩnbị: -HS:Soạn bài -GV:Bảng phụ C/Bài cũ: 1/Mục đích chứng minh và phương pháp chứng minh. 2/Phương tiện cơ bản của văn chứng minh là gì? D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1:Giới thiệu: HS giới thiệu bài. HĐ2:Tìm hiểu bài: @MT: Các bước làm một bài văn nghị luận chứng minh.Tìm hiểu đề ,lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.Bố cục. B1/Tìm hiểu đề ,tìm ý: GV:Chép đề ,yêu cầu HS tìm hiểu đề. H: Đề ra yêu cầu có giống như khi ta giải thích một câu tục ngữ trên lớp không? Vậy chúng ta phải hiểu nội dung yêu cầu đề ra như thế nào? -Yêu cầu:chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. -Khẳng định vai trò của chúng trong thực tế cuộc sống H: Chúng ta phải đặt ra những câu hỏi nào để tìm ý? -Lập luận: +Lí lẽ:bất cứ việc gì dù đơn giản cũng đòi hỏi phải có ý chí nghị lực. +dẫn chứng. B2/Lập dàn bài: H: Bài văn nghị luận có bố cục mấy phần, nội dung từng phần? Bài văn nghị luận chứng minh có cần tuân thủ các yêu cầu về bố cục như vậy không? GV:Nêu nội dung ,bố cục từng phần của bài văn nghị luận chứng minh theo đề đã tìm hiểu. a/ MB:Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí,nghị lực trong cuộc sống. Đó chính là chân lí. b/TB; *xét về lí: -Chí là điều kiện cần thiết để con người vượt qua trở ngại -Không có chí thì con người không làm được gì. *Xét về thực tế: -Những người có chí đều thành công:Châu Trí,Mai Cẩm Luỹ,Lê Văn Danh... -Giúp vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. KB:Nên tu dưỡng chí. B3/Viết bài. -Để viết được bài văn nghị luận ta phải biết viết đoạn mở bài, thân bài và kết bài. * Viết đoạn mở bài. -HS: Đọc ba cách mở bài. -H: Khi viết mở bài có cần lập luận không? Ba cách mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào? Có phù hợp với yêu cầu của đề không? -Viết thẳng vào đề -Đi từ cái chung đến cái riêng -Suy từ tâm lí chung. è GV: Chốt về các cách lập luận cho phần mở bài. Mở bài phải phù hợp với yêu cầu đề ra. Viết đoạn thân bài: H: Làm thế nào để đoạn đầu tiên phần thân bài liên kết được với đoạn mở bài? Cần làm gì để các đoạn thân bài liên kết được với đoạn trước nó? -Đúng vậy, thật vậy, không thể phủ nhận được rằng. H: Viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? Nên phân tích lí lẽ nào trước? Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau hay ngược lại? H: Nên viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào? Viết đoạn kết bài: -Đọc kết bài H: Kết bài đã hô ứng với phần mở bài chưa? Kết bài đã thể hiện được luận điểm cần chứng minh chưa? B4/Đọc và sửa lại: chú ý các từ chuyển đoạn. HĐ3:Tổng kết,luyện tập: @ MT: Rèn kĩ năng xác định yêu cầu đề, hướng lập luận. H: Vậy bài văn nghị luận chứng minh phải trải qua mấy bước? Nêu bố cục bài văn nghị luận chứng minh? à GV: Chốt. Ghi bảng. -Hướng dẫn HS luyện tập bài tập 1,2 -Đọc đề. -Chỉ ra sự khác nhau về yêu cầu lập luận trong từng đề. +Giống: Đều chứng minh về vai trò của ý chí và nghị lực, lòng kiên trì của mỗi con người. + Khác: Đề 1: Nhấn mạnh chiều thuận: hễ có lòng kiên trì thì việc dù khó cúng thành công. Đề 2: Nhấn mạnh hai chiều: -lòng không bềnà không làm được việc -có chíà việc khó cũng sẽ thành công. H: Để làm đựơc bài chúng ta phải trải qua những bước nào? Nội dung: I/ Tìm hiểu bài: 1.Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: B1:Tìm hiểu đề,tìm ý B2:Lập dàn bài B3/Viết bài B4:Sửa bài. 2.Bố cục bài văn nghị luận chứng minh: MB: Nêu luận điểm cần chứng minh TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. KB: nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. -Lời văn kết bài hô ứng với mở bài. * Các đoạn văn trong bài phải liên kết với nhau qua các hình thức chuyển ý. II/Luyện tập: Đề:Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” MB:Kiên trì bền trí sẽ làm nên việc lớn ,chân lí ấy đã được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” TB: -Đây là đức tính cần thiết của con người.Muốn thành công trong công việc thì phải qua một quá trình lâu dài rèn luyện. -Dẫn chứng.Thầy nguyễn ngọc Kí,Các nhà bác học, KB:Có công mài sắt có ngày nên kim là một bài học về lòng kiên trì nhẫn nại không dành riêng cho ai. -Đây là đức tính quý báu của mỗi con người. HĐ5:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở.Sư tầm một số văn bản chứng minh.Xác lập luận điểm, luận cứ trong bài văn đó. -Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận chứng minh. Tiết:92 Tập làm văn LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH. NS: NG: A/Mục tiêu: 1.Kiến thức: Cách làm bài văn nghị luận chứng minh cho mọt nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. 2.Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh. 3. Thái độ: bồi dưỡng lòng biết ơn. B/Chuẩnbị: Dàn bài trên bảng phụ C/Bài cũ: Nêu các bước làm một bài văn nghị luận chứng minh.Dàn ý một bài văn nghị luận chứng minh. à GV: chốt. Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận chứng minh và yêu cầu từng bước. D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1:Giới thiệu: HĐ2:Tìm hiểu bài: @ MT: Cách làm bài văn nghị luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. GVChép đề:Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí : “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. HS:Trình bày các nội dung đã chuẩn bị,GV hướng dẫn HS theo các bước: B1/Tìm hiểu đề: Chứng minh đạo lí:Khi ăn quả nên nhớ người trồng cây.khi uống nước ngọt thì phải nhớ nguồn. -Nội dung : đó là đạo lí tốt đẹp về lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. -Yêu cầu lí luận đưa ra chứng cứ: +từ xưa đến nay +trong các ngày lễ . +Trong các phong trào B2/Tìm ý: -Giải thích ẩn dụ. -Đưa ra chứng cứ. B3/lập dàn ý: MB:nêu các khía cạnh chứng minh, giải thích: -Chịu ơn ,biết ơn là một đạo lí tốt đẹp. -Dân tộc ta đã sống theo đạo lí ấy. TB:*Giải thích ẩn dụ. *Chứng minh: -Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn sống theo đạo lí : +con cháu biết ơn ông bà ,cha mẹ ,tổ tiên:Thờ cúng ông bà, +lập đền miếu thờ các anh hùng có công với nước,xây dựng tượng đài ,nghĩa trang. +Một số ngày lễ tiêu biểu chứng tỏ truyền thống ấy của dân tộc ta.:20/11;27/7/27/2 -Ngày nay truyền thống ấy vẫn được Đảng và nhà nước ta giữ vững,ngày càng phát huy:Xây dựng nhà tình nghĩa,thăm mẹ VN anh hùng,Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ,các chế độ chính sách cho người có công,thương binh liệt sĩ. KB:Dân tộc VN đã thực sự sống theo truyền thống đạo lí đó.cần phát huy truyền thống ấy trong sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước. B3/HS viết đoạn -GV:gọi HS lên bảng.Mỗi em đảm nhận một đoạn. -Nhận xét ,sửa sai. Nội dung: I/Luyện tập: Đề: Chứng minh rằng:Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo truyền thống đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Dàn ý: MB: -Chịu ơn ,biết ơn là một đạo lí tốt đẹp. -Dân tộc ta đã sống theo đạo lí ấy. TB: *Giải thích ẩn dụ. *Chứng minh: -LĐ1:Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn sống theo đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” : +con cháu biết ơn ông bà ,cha mẹ ,tổ tiên:Thờ cúng ông bà, +lập đền miếu thờ các anh hùng có công với nước,xây dựng tượng đài ,nghĩa trang. +Một số ngày lễ tiêu biểu chứng tỏ truyền thống ấy của dân tộc ta.:20/11;27/7/27/2 -Ngày nay truyền thống ấy vẫn được Đảng và nhà nước ta giữ vững,ngày càng phát huy:Xây dựng nhà tình nghĩa,thăm mẹ VN anh hùng,Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ,các chế độ chính sách cho người có công,thương binh liệt sĩ. KB:Dân tộc VN đã thực sự sống theo truyền thống đạo lí đó.cần phát huy truyền thống ấy trong sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước. HĐ3: Hướng dẫn tự học:-.Làm bài tập vào vở.-Chuẩn bị bài:Chuẩn bị bài viết số 5 vb
Tài liệu đính kèm: