Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 93, 94

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 93, 94

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống,trong quan hệ với mọi người trong việc làm,trong lời nói.

-Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.

2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội. Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật, nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ: lối sống giản dị và phong thái ung dung tự tại. Giáo dục học tập và làm theo Bác.

B/Chuẩnbị: GV: Tư liệu về Bác

 HS: Soạn bài.

C/Bài cũ: 1/ Nhà văn Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu đẹp của TV như thế nào?

 2/ Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả.

D/Tổ chức hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 93, 94", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:26
Tiết:93
Văn bản
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
NS:
NG:
A/Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống,trong quan hệ với mọi người trong việc làm,trong lời nói.
-Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội. Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật, nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: lối sống giản dị và phong thái ung dung tự tại. Giáo dục học tập và làm theo Bác.
B/Chuẩnbị: GV: Tư liệu về Bác
	HS: Soạn bài.
C/Bài cũ: 	1/ Nhà văn Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu đẹp của TV như thế nào?
	2/ Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả.
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Cả nước ta đang thực hiện cuộc vận động lớn: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Cuộc đời Bác,Con người Bác là một tấm gương lớn để mỗi chúng học tập.Một trong những đức tính xuyên suốt,quý báu của Người Là giản dị.
HĐ2:Đọc -hiểu chú thích:
@ MT: Nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm.
-Đọc chú thích
-GV: Nhấn mạnh một số nét về tác giả.
-Hướng dẫn đọc văn bản
-Đọc chú thích.
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
@ MT: Giúp HS cảm nhận được đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống,trong quan hệ với mọi người trong việc làm,trong lời nói.Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.
H: Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Luận điểm chính của bài văn là gì? Được triển khai thành những luận cứ nào?
-Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng lay trời chuyển đất và cuộc sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ.
-Luận cứ:
+Bác giản dị trong lối sống,sinh hoạt,việc làm
+Giản dị trong lời nói,bài viết.
L: Xác định bố cục của bài.
-Đọc đoạn văn: “ Con người BácLợi”
H: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của Bác trongđoạn văn trên.
Hãy nêu thêm một số dẫn chứng của Bác thể hiện đưc tính giản dị mà em biết.
-mặc bộ đồ ca ki,dép cao su
H: Những dẫn chứng trong đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
-Đọc: “ Bác Hồ sốngĐẹp nhất”
H:Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng những phép lập luận nào để tác giả hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
HS: Chỉ ra các chi tiết bình luận của tác giả.
H: Vì sao tác giả cho rằng cuộc sống giản dị của Bác thực sự là cuộc sống văn minh? ( là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần và tình cảm không màng đến vật chất)
HĐ3:Tổng kết,luyện tập: HS thảo luận
@ MT: Thấy được ý nghĩa văn bản và nghệ thuật nghị luận của tác phẩm. Liên hệ được thực tế.
H: Nêu giá trị cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Qua văn bản em học tập đựoc điều gì ở Bác? Quan niệm của em về sự giản dị trong lối sống của học sinh ngày nay biểu hiện như thế nào?
Nội dung:
I/ Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả: Phạm Văn Đồng ( 1906-2000)- một cộng sự gần gũi của Bác.-Thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm đồng thời là nhà hoạt động văn hoá nổi tiếng.
-Nhứng tác phẩm của ông thường hấp dẫn người đọc bưỏi tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
2. Tác phẩm: Trích từ diễn văn: Chủ tich Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thòi đại, đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác.
II/Đọc hiểu văn bản:
 1/Luận điểm:
 Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 2/ Bố cục: 2 phần
MB: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng lay trời chuyển đất và cuộc sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ.
TB:Chứng minh sự giản dị của Bác:
+ Trong bữa ăn,đồ dùng,cái nhà,lối sống
+ Trong lời nói,bài viết.
 3/Nội dung:
a/ Sự giản dị đời sống, trong quan hệ với mọi người. :
-Bữa ăn:chỉ có vài ba món,khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong Bác sắp đặt tươm tất. 
-Cái nhà: chỉ có vài ba phòng
-Việc làm: từ việc lớn đến việc nhỏ Bác đều tự làm nếu làm được,chỉ cần rất ít người phục vụ.
b/ Giản dị trong lời nói,bài viết:
-Nói những điều trong đại bằng những lời nói,bài viết rất ngắn gọn,dễ hiểu,gần gũi.
 c/Sự giản dị trong đời sống vật chất thể hiện sự coi trọng đời sống tinh thần của Bác..Cho thấy đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, tư tưởng,tình cảm cao đẹp của Bác.Chính điều đó làm nên tầm vóc văn hoá của Người.
à thái độ cảm phục, ca ngợi, chân thành, nồng nhiệt.
 III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật nghị luận:
-Nghệ thuật chứng minh giàu sức thuyết phục: dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
-Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi phẩm chát cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Bài học về việc học tập và rèn luyện noi theo gương Bác.
HĐ5:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở. Sưu tầm một số bài viết về đức tính giản dị của Bác.Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản. -Chuẩn bị bài: Ý nghĩa văn chương.
Tiết:94
Tiếng Việt
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
Kién thức:Khái niệm câu chủ động, câu bị động.Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
Kĩ năng:Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước.
B/Chuẩnbị:	GV: Bảng phụ
	HS: Đọc trước bài.
C/Bài cũ: 	Câu1: Kiểm tra việc làm bài tập của HS (5 HS)
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Trực tiếp
HĐ2:Tìm hiểu bài:
@ MT: Khái niệm câu chủ động, câu bị động.Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
-GV: Treo bảng phụ
-Xác định chủ ngữ trong mỗi câu trên.
 a/ Mọi người // yêu mến em.
 CN VN
 b/ Em // được mọi người yêu mến.
 CN VN
H: CN của các câu trên khác nhau như thế nào?
 a/ CN: là chủ thể của hành động yêu
 b/ CN: là đối tượng của Hoạt động yêu.
GV: Câu a chủ ngữ chỉ người,vật được hoạt động của người khác hướng vào gọi là câu bị động.Câu b chủ ngữ chỉ người vật thực hiện hành động hướng vào người khácà chủ động.
H:Thế nào là câu chủ đông? Câu bị động? Cho ví dụ.
GV: Hai kiểu câu này được hiểu trong thế đối lập nhau.Nội dung thì giống nhau,chủ đề khác nhau.
Trong câu luôn có ngoại động từ.
GV: Treo bảng phụ.
HS: Chọn câu chủ động hoặc câu bị động điền vào.
H: Vì sao chọn câu đó? 
-Em được mọi người yêu mến-Tạo ra sự liên kết
Những câu trước nói về Thuỷ nên câu này theo logic phải nói về Thuỷ.
GV: Cho VD bổ sung.
a/ Nhà máy đã sản xuất được một số mặt hàng có giá trị.Khách hàng rất ưa chuộng các sản phẩm này.
b/Nhà máy đã sản xuất được một số mặt hàng có giá trị.Sản phẩm này được khách hàng rất ưa chuộng.
H: Nên chọn cách diễn đạt nào? Vì sao?
-Cách b tốt hơn vì nó tạo ra được mối liên kết móc xích.
HĐ3:Tổng kết,luyện tập:
@MT:Nhận biết câu chủ động và câu bị động.Gải thích lí do lựa chọn câu chủ động hoặc câu bị động trong các đoạn văn cụ thể.
-HS: Đọc ghi nhớ.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Nội dung:
I/ Câu chủ động và câu bị động 
 1/Câu chủ động: Chủ ngữ chỉ người,vật có hành động hướng vào người vật khác.( Chủ thể hoạt)
VD: Nông dân // đang thu hoạch lúa mùa. 
 CN-Chủ thể 
(Ghi nhớ-SGK/)
 2/ Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào. ( chỉ đối tượng hoạt động)
VD: Từng bó lúa // được gánh về sân.
 CN-Đối tượng
II/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
-Liên kết.tạo ra tính mạch lạc.
III/Luyện tập:
BT1/ Những câu sau đây là câu bị động:
Có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm.
-Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ
HĐ4 Hướng dẫn tự học:	-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở.
-Chuẩn bị bài:Chuyển đổi (TT)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan26.doc