Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 13

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đãhọc về văn và Tiếng Việt.

2. Kỹ năng:

- Đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có nhiều kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn những bài sau.

II. Chuẩn bị :

1. Thầy: - Bài kiểm tra, giáo án, sgk.

2. Trò: - Học bài, chuẩn bị bài.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2011, sĩ số... vắng.... 
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2011, sĩ số ... vắng....
Tiết 49 : Tập làm văn. 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đãhọc về văn và Tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
- Đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có nhiều kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn những bài sau.
II. Chuẩn bị : 
1. Thầy: - Bài kiểm tra, giáo án, sgk.
2. Trò: - Học bài, chuẩn bị bài.
III. Các hoạt động dạy và học.
1.Kiểm tra bài cũ. - Không kiểm tra
2. Dạy bài mới. 
Giới thiệu bài mới (1 phút)
Tíêt trước các em đã viêt viết xong bài Tập làm văn. Tiết này chúng ta đi sửa chữa những lỗi bài viết, nhận xét ưu nhược điểm của bài viết. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của HS 
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
(5 phút)
I. Đề bài. 
- Xác định mục đích yêu cầu bài kiểm tra: Phó từ, câu trần thuật đơn và lớp 7 Đại từ, quan hệ từ, từ HV, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm.
HS xác định rõ yêu cầu.
- Xem lại đề bài.
Hoạt động 2:
(15 phút)
II. Nội dung trả bài.
- Hầu hết cả lớp nắm được những kiến thức đã học. Một số bạn trình bày rất sạch đẹp: (Nêu tên hs)
- Một số chữ viết cẩu thả, 
HS nghe, quan sát bài làm của mình
1. ưu điểm 
bẩn: (Nêu tên hs)
- Phần nêu cảm nghĩ còn hời hợt và sa vào trả lời
HS nghe, quan sát sửa bài làm của mình
2. Nhược điểm 
 Hoạt động 3
(10phút)
III. Tổng kết
- GV đọc một số bài viết khá giỏi và yếu kém.
- GV đọc điểm cho hs nghe
HS nghe, sửa lỗi
3. Củng cố: (4 phút)
- Hệ thống kiến đã học về văn, Tiếng việt và cách làm bài.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà chuẩn bài “ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2011, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2011, sĩ số ... vắng.... 
Tiết 50: Tập làm văn. 
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
 I. Mục đích: 
 1. Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 
2. Kỹ năng:
- Cảm thụ tác phẩm văn học . 
- Viết được những đoạn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị.
1- Thầy soạn bài và có một số tình huống có vấn đề.
2- Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGK 
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 	Sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạy bài mới. Giới thiệu bài mới (1 phút)
Van biểu cảm thường là dùng diễn tả những kỷ niệm, tình cảm, những ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi con người
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm
(20 phút)
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền bài ca dao đó ?
- GV treo bảng phụ lên bảng 
Đọc bài văn
HS quan sát - Đọc
1. Đọc 
2. Nhận xét.
* Nguyên văn các bài ca dao:
a) Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
 Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ ...ai?
 Buồn trông chênh chếch... mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ ...
b) Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu...năm tròn...
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khe nước chảy ... trơ trơ...
? Bài văn có nội dung gì?
Nhà văn hồi tưởng lại chính xác hoàn cảnh của mình khi đọc bài ca dao 
Nhà văn hồi tưởng lại chính xác hoàn cảnh của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao tạo nên. 
? Theo em bài văn này có mấy đoạn ? 
- 4 Đoạn: mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát trong bài.
2 tác giả cảm nhận thế nào về 2 câu đầu?
- Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê.
->Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếc nuối của người trông ngóng. 
? Đoạn thứ 2, tác giả cảm nghĩ bằng cách nào? 
- Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
Đoạn văn thứ 3, tác giả trình bày những chính xác của mình bằng cách nào? 
- Suy ngẫm về hình ảnh "Dải ngân hà" con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. 
- Suy ngẫm về hình ảnh "Dải ngân hà" con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. 
Cảm nghĩ về 2 câu cuối được bộc lộ như thế nào?
- Suy ngẫm về hình ảnh con sông Tào Khê
? Em hiểu thế nào về phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học
là trình bày những chính xác tương đương, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung, của toàn cảnh tác phẩm.
* Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những chính xác tương đương, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung, của toàn cảnh tác phẩm.
GV: Hãy trình bày về bố cục của một bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
3. Phần:
- Mở bài.
- Thân bài
- Kết bài
* Bố cục 3 phần 
- Mở bài.
+ Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh với tác phẩm.
- Thân bài
+ Những chính xác, suy nghĩ do tác phẩm gợi ra.
- Kết bài
+Ấn tượng chung
Hoạt động 2
(15 ph út)
II. Luyện tập 
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bước đầu tập phát biểu cảm nghĩ theo bố cục 3 phần: Mở, thân, kết.
Bài tập 1.
- Mở bài: 
Trong chương trình văn học lớp 7, em thích nhất là bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chủ Tịch. Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng đẹp ở Việt Bắc và nói lên cái tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà thơ.
- Thân bài: 
+ Âm thanh tiếng suối trong rừng đêm.
 VD: Nghe như tiếng hát từ xa vọng lại làm ấm lòng người. 
+ Hình ảnh lung linh của núi rừng VD: Dưới ánh trăng (tưởng tượng và miêu tả bằng lời của mình)
+ Cảm nhận được rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ 
® Tâm hồn yêu thiên nhiên, say mê, thưởng ngoạn ánh trăng là vì còn lo việc nước.
- Kết bài: 
"Cảnh khuya là 1 bài thơ hay giàu sức biểu cảm 
3. Củng cố: (4 phút)
- Hệ thống kiến thức đã học về cách làm bài văn biểu cảm tác phẩm văn học.
4. Về nhà: (1 phút)
- Làm bài bài tập 2.
- Chuẩn bị cho bài luyện nói: Rằm tháng giêng và Viết bài Tập làm văn số 2.
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2011, sĩ số... vắng.... 
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2011, sĩ số ... vắng....
Tiết 51, 52: Tập làm văn. 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Qua hai tiết trên lớp, học sinh viết được một bài văn biểu cảm về một người thân. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức viết bài.
- Học sinh cần biểu cảm một cách chân thành và sâu sắc.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi đề bài.
2. HS: lựa chọn một người thân để biểu cảm.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
2. Dạy bài mới.
A. ĐỀ BÀI
Cảm nghĩ về người thân của em.
B. YÊU CẦU
1. Mở bài: (1đ)
- Dẫn dắt về đối tượng biểu cảm một cách hợp lí. 
- Nói rõ mối quan hệ với người thân và tình cảm bao trùm.
2. Thân bài:( Mỗi ý 2đ)
- Hoàn cảnh sống của người thân:
 + Người thân sống ở đâu ? Sống như thế nào ? (Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; Có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân).
+ Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đói với em như thế nào?
+ Liên tưởng đến thời gian, không gian mà người thân có những lời nói, việc làm gây ấn tượng cho em.
+ Những suy nghĩ của em về lời nói, việc làm của người thân.
3. Kết bài:(1đ)
Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khặng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân.
C. Tổng kết
Hoạt động 1: Giáo viên chép đề lên bảng và nêu qui chế trong giờ làm bài.
Hoạt động 2: Giáo viên ngồi coi lớp và nhắc nhở học sinh làm bài. 
Hoạt động 3: Giáo viên nhắc nhở thời gian làm bài và yêu cầu học sinh xem bài.
Hoạt động 4: Giáo viên thu bài, kiểm tra bài thu và nhận giờ làm bài của lớp.
3. Củng cố:
	- Hệ thống và nhắc lại những yêu cầu của bài tập làm văn.
4. Dặn dò: 
 - Soạn bài : Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 v7.doc