Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 2

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 2

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Thấy được tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nănt, sâu nặng vadf nỗi đau khổ của những đúa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. Kể và tóm tắt truyện.

 II. Những nội dung tích hợp trong bài.

 1. Tích hợp môi trường:

 - Môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em.

 2. Kỹ năng sống được giáo dục trong bài.

 - Động não suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.

 - Tự nhận thức và xá định được giá trị lòng nhân ái tình thương và trách nhiệm của mỗi cá nhân với hạnh phúc gia đình.

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A, tiết (Tkb): ngày: ..... tháng ...... năm 2011, sĩ số.... vắng.... 
 Lớp 7B, tiết (Tkb): ngày: ...... tháng ..... năm 2011, sĩ số.....vắng.... 
Tiết 5: Văn bản
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Thấy được tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nănt, sâu nặng vadf nỗi đau khổ của những đúa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. Kể và tóm tắt truyện.
	II. Những nội dung tích hợp trong bài.
	1. Tích hợp môi trường:
	- Môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em.
	2. Kỹ năng sống được giáo dục trong bài.
	- Động não suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
	- Tự nhận thức và xá định được giá trị lòng nhân ái tình thương và trách nhiệm của mỗi cá nhân với hạnh phúc gia đình.
	- Thảo luận nhóm. trình bày suy nghĩ của mình về các giá trị nội dung trong văn bản. 
III. Chuẩn bị : 
1. Thầy : G/án, SGK, Sách GV, Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Trò : chuẩn bị bài trước 
IV. Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra: 
 	- Thế nào là liên kết trong VB?
	- Cho biết những phương tiện liên kết trong VB?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy
Hoạt động1: 
Hướng dẫn HS đọc, tóm tắt VB.
Dựa vào chú giải trong sách giáo khoa, em hãy những hiểu biết của em về xuất xứ của văn bản ?
? VB có thể chia ra mấy phần?
? Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
- Nhận xét cách mở đầu truyện có giống với bố cục 3 phần thường thấy ở thể loại truyện đã học ở lớp 6 không?
Hoạt động2 : Tìm hiểu VB.
? Tìm những chi tiết trong truyện diễn tả tâm trạng đau khổ của 2 anh em Thành - Thuỷ.
? Hai anh em đã có hành động gì?
? Cảnh Thuỷ chào từ biệt cô và các bạn khiến em có cảm nhận ntn?
? Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và khiến em cảm động nhất? Vì sao?
? Giây phút chia tay của 2 anh em đã diễn ra ntn?
--> nỗi đau khổ của Thuỷ và Thành trước bi kịch gia đình đã được Khánh Hoài thể hiện qua nhiều chi tiết xúc động, chứa chan tình nhân đạo
? Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy 2 anh em Thành Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm đến nhau
? Thành đã nghĩ về câu chuyện em vá áo cho mình từ hồi lớp 5 với tình cảm ntn?
? Khi mẹ bảo chia đồ chơi, hai anh em đã làm gì?
? Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia hai con búp bê có gì mâu thuẫn?
Theo em có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy không?
? Kết thúc truyện, Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết ntn?
Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì?
Hoạt động của trò
HS trả lời
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS tìm
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
Thuỷ khóc nấc lên, trèo lên xe lại tụt xuống, thành mếu máo
HS tìm
HS ttrả lời
Nhường đồ chơi cho nhau
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời 
Nội dung cần đạt
I. Đọc, chú thích
1. Xuất xứ:
Là truyện ngắn được giải nhì trích trong “Tuyển tập thơ văn được giải thưởng” cuộc thi về Quyền trẻ em 1992
2, Bố cục : 4 phần:
p1: Từ đầu ... giấc mơ thôi”: Thành nghĩ về những điều đã qua
p2: Tiếp ... như vậy: việc chia đồ chơi
p3: Tiếp ... tôi đi: cảnh chia tay của 2 anh em với cô giáo
p4: Còn lại: cảnh 2 anh em chia tay
- Cuộc chia tay của 2 anh em Thành và Thuỷ( Thành Thuỷ là nhân vật chính).
 - Ngôi 1 - Tôi là người chứng kiến sự việc xảy ra và là người cũng chịu nỗi đau
 --> Thể hiện sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng n/vật tăng tính chân thực, thuyết phục
- Cách vào truyện đột ngột bằng lệnh chia đồ chơi của mẹ --> người đọc ngạc nhiên, hồi hộp theo dõi câu chuyện
II. Phân tích.
1. Nỗi đau khổ của những đứa con thơ.
- Suốt đêm 2 anh em đều khóc, nước mắt “tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo”
- Thuỷ lặng lẽ đặt tay lên vai anh
- Thành khẽ vuốt mái tóc em
- Rất xúc động
- Đứng nép vào gốc cây. Cắn chặt môi im lặng mắt đăm đăm nhìn ...
- Hai anh em vô cùng đau khổ và cảm thấy cô đơn
- Thuỷ sẽ không đi học nữa, do nhà bà ngoại xa trường quá, mẹ bảo sẽ sắm cho em thúng hoa quả ra chợ bán
-> Thuỷ đã bị tước đi quyền được đi học, được vui chơi
- Thuỷ khóc nấc lên, trèo lên xe lại tụt xuống
 - Thành “mếu máo” và “đứng như chôn chân xuống đất”
--> Tuy hai anh em Thành Thuỷ là trẻ con song đã cảm nhận được rõ nỗi đau, sự đổ vỡ quá lớn khi gia đình tan vỡ. Hai anh em không còn quyền được sống hạnh phúc cùng cha mẹ dưới một mái ấm gia đình
- Thuỷ vá áo cho anh
- Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em, vừa đi vừa trò chuyện
- Thành nhường hết đồ chơi cho em, Thuỷ để lại con “vệ sỹ”
- Rất đỗi thương yêu
- Anh nhường tất cả cho em
- Em để lại hết cho anh
-> Một mặt Thuỷ giận dữ không muốn chia rẽ 2 con búp bê, nhưng mặt khác lại rất thương anh sợ đêm không có con vệ sỹ canh cho anh ngủ 
--> muốn giải quyết mâu thuẫn chỉ có một cách duy nhất là gia đình Thuỷ đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay 
- Thuỷ để lại con em nhỏ để chúng không bao giờ phải xa nhau
--> gợi trong lòng người đọc lòng thương cảm cho cảnh ngộ của hai anh em, thương cho sự bất hạnh quá lớn của Thành và Thuỷ.
--> Chi tiết này khiến người đọc thấy sự chia tay của 2 em nhỏ là không nên có --> thức tỉnh các bậc làm cha làm mẹ
- Thủy như người mất hồn, loạng choạng, buồn bã.
- Thành đau đớn, lặng lẽ, bơ vơ
3. Củng cố:
	 - Em có nhận xét gì về lời nói của Thuỷ nói với cô giáo là “Em sẽ không đươc đi học nữa ? 
4. Dặn dò: 
- Học thuộc nội dung bài. Chuẩn bị cho tiết tiếp theo. 
Lớp 7A, tiết (Tkb): ngày: ..... tháng ...... năm 2011, sĩ số.... vắng.... 
 Lớp 7B, tiết (Tkb): ngày: ...... tháng ..... năm 2011, sĩ số.....vắng.... 
Tiết 6: Văn bản. 
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Thấy được tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nănt, sâu nặng vadf nỗi đau khổ của những đúa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. Kể và tóm tắt truyện.
	II. Những nội dung tích hợp trong bài.
	1. Tích hợp môi trường:
	- Môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em.
	2. Kỹ năng sống được giáo dục trong bài.
	- Động não suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
	- Tự nhận thức và xá định được giá trị lòng nhân ái tình thương và trách nhiệm của mỗi cá nhân với hạnh phúc gia đình.
	- Thảo luận nhóm. trình bày suy nghĩ của mình về các giá trị nội dung trong văn bản. 
III. Chuẩn bị : 
1. Thầy : G/án, SGK, Sách GV, Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Trò : chuẩn bị bài trước 
IV.Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra: 
 	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiền thức cần đạt
Hoạt động 1
? Cử chỉ Thuỷ để lại con búp bê em nhỏ cho anh và những lời dặn búp bê có làm em xúc động không? tại sao?
- Nói lên tình anh em của Thành và Thuỷ hết sức sâu sắc và dù trong hoàn cảnh chia ly nào tình cảm ấy vẫn tồn tại mãi mãi như hình ảnh 2 con búp bê ở bên nhau
? Em hãy giải thích tại sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”
? Theo em, đặt đầu đề truyện là “cuộc chia tay của những con búp bê” có ý nghĩa gì?
? Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
? Nhận xét cách kể chuyện của tác giả? Cách kể này có t/dụng gì trong việc làm nổi rõ nội dung, tt của truyện?
GV - Hãy chấm dứt những cuộc chia tay đau đớn như cuộc chia tay của hai anh em Thành - Thuỷ trong truyện để bảo vệ và gìn giữ những tình cảm tự nhiên, trong sáng của gia đình, để làm tròn trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái.
 Gọi HS đọc ghi nhớ
Theo dõi đoạn kết
HS trả lời
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời 
Kể chuyện bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nvật
HS nghe 
đọc ghi nhớ 
2. Tình cảm hai anh em
- Thành kinh ngạc vì thấy mọi việc đề diễn ra bình thường, cảnh vật vẫn rất đẹp, cuộc đời vẫn bình yên .. thế mà sao hai anh em lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn
--> Đây là 1 diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả rất chính xác làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ của nvật trong truyện
- Thể hiện được chủ đề câu chuyện. Anh em Thành Thuỷ cũng như 2 con búp bê: trong sáng, ngây thơ, vô tội thế mà phải chia tay nhau --> xót xa, thương cảm
- Gia đình đổ vỡ, bố mẹ ly hôn, con cái chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. Con cái không chỉ chịu nỗi khổ về cuộc sống vật chất mà còn chịu nỗi đau tinh thần. Mất cha mẹ là một nỗi đau đã đành. Cha mẹ còn sống mà con cái bị chia lìa xa cách là sự mất mát quá lớn
- Người đọc thấm thía rằng: tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bắt cứ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
- Kể chuyện bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nvật, tả cảnh vật xung quanh
- Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp với tâm trạng nvật.
- Thành và Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm đến nhau
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: Luyện tập
 Câu chuyện đã để lại cho em ý nghĩ gì về hạnh phúc gia đình, về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. 
Tự bộc lộ.
- HS có thể trao đổi với nhau để trả lời.
III. Luyện tập
3. Củng cố: 
- Thông qua bài Cuộc chia tay của những con búp bê, em có cảm nhận gì về cuộc sống gia đình khi bị đổ vỡ ?
4. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, ghi nhớ và chuẩn bị bài Bố cục trong văn bản.
Lớp 7A, tiết (Tkb): ngày: ..... tháng ...... năm 2011, sĩ số.... vắng.... 
 Lớp 7B, tiết (Tkb): ngày: ...... tháng ..... năm 2011, sĩ số.....vắng.... 
Tiết 7: Tập làm văn BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
 I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 - Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và biết cách phân tích bố cục trong văn bản.
	- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói viết cụ thể. 
II.Chuẩn bị : 
1. Thầy : G/án,SGK,Sách GV,Phiếu học tập,bảng phụ.
2. Trò : chuẩn bị bài trước 
 III.Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra
	Em hãy nêu ý nghĩa truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
2. Bài mới
* Giới thiệu
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Làm rõ kn bố cục VB và những yc
? Nêu nội dung chính của 1 lá đơn xin nghỉ học
? Các trình tự trên có thể đảo lộn được không? vì sao?
Gv: -Sự sắp đặt nội dung các phần trong VB theo 1 trình tự hợp lý được gọi là bố cục
? Bố cục trong VB là gì? ( ghi nhớ điểm 1-sgk)
? Vì sao khi xây dựng VB cần phải quan tâm đến bố cục? 
HS nêu
HS trả lời
Rõ ràng, hợp lí, khoa học
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục củavăn bản
* Phần chính:
- Đơn gửi ai?
- Ai gửi đơn?
- Lý do gửi đơn?
- Nguyện vọng, yêu cầu
* Không, vì lá đơn sẽ rất lộn xộn không theo một trật tự nhất định --> người đọc không hiểu --> không đạt mục đích giao tiếp
- VB sẽ rõ ràng, hợp lý, khoa học
Hoạt động 2: GV gọi HS đọc VD 1/29-sgk.
? Câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
? Bản kể trong ngữ văn 6 và bản kể VD có những câu văn về cơ bản là giống nhau, nhưng tại sao bản kể VD lại khó nắm được trong đó nói chuyện gì?
Gợi ý: ... Gồm mấy đoạn? Các câu văn có tập trung quanh 1 ý lớn không? ý đoạn này có phân biệt được với ý đoạn kia không?
--> Muốn được tiếp nhận dễ dàng thì các đoạn trong VB phải rõ ràng, bố cục phải rành mạch
 Gọi HS đọc ví dụ.
? Cách kể chuyện trên bất hợp lý ở chỗ nào?
? Hãy sắp xếp lại bố cục truyện?
? Nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý 
? Một bài văn em viết thường gồm có mấy phần?
? Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần mở bài, thân bài, kết bài trong VB miêu tả và tự sự.
? Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? vì sao?
? Có bạn cho rằng: phần MB chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại 1 lần nữa của mở bài, nói như vậy có đúng không? vì sao?
? VB thường có mấy phần?
 Gọi HS đọc ghi nhớ. 
Đọc VD(1)/29
Thảo luận:
chưa có bố cục
- các câu không được sắp xếp theo một trình tự hợp lý 
- 2 đoạn
 Bố cục không phân biệt rõ ràng
Đọc VD2/29
- Sắp xếp ngược trình tự
HS trả lời
- 3 phần: mở - thân - kết 
- Cần phân biệt rõ rang.
- Sai. Vì mỗi phần có một nhiệm vụ riêng.
Thường có 3 phần rõ rệt 
HS dọc ghi nhớ
 2. Những yêu cầu về bố cục trong VB
VD 1: 
- chưa có bố cục, ý sắp xếp lộn xộn
- Các câu không được sắp xếp theo một trình tự hợp lý
- 2 đoạn
--> bố cục không rõ ràng
VD 2: 
- Sắp xếp ngược trình tự
--> Câu chuyện không còn nêu được ý nghĩa phê phán và không còn buồn cười nữa
--> bố cục phải hợp lý để giúp cho VB đạt mức cao nhất mục đích giao tiếp mà người tạo lập đặt ra.
- 3 phần: mở - thân - kết
- Rất cần thiết vì bố cục 3 phần giúp văn bản trở nên rành mạch và hợp lý
- MB: đưa người đọc đến với đề tài mình viết một cách hứng thú
- KB: chốt lại vấn đề, nêu cảm tưởng phải để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc
* Ghi nhớ 2 
Hoạt động 4: 
 Ghi lại bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
? Bố cục của bản báo cáo đã rành mạch và hợp lý chưa? vì sao?
Bổ sung thêm:
- Để bố cục được rành mạch nên nêu lần lượt từmg kinh nghiệm học tập
--> kết quả học tập --> nguyện vọng muốn nghe ý kiến trao đổi
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk 
HS trả lời
HS trả lời
Đọc ghi nhớ: SGK
3. Các phần của bố cục của Văn bản Cuộc chia tay .... 
4 phần:
- Thành nghĩ về ngày xưa
- Hai anh em chia đồ chơi
- hai anh em chia tay cô giáo
- cảnh chia tay của hai anh em
- Bố cục chưa rành mạch và hợp lý. Các điểm 1, 2, 3 ở phần thân bài mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa trình bày kinh nghiệm học tốt. (4) lại không nói về vấn đề học tập
* Ghi nhớ
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập và củng cố.
 - Thử sắp xếp bố cục cho 1 VB miêu tả chủ đề tự chọn.
HS đọc 
làm bài tập 
II. Luyện tập
BT2.
BT3
3. Củng cố:
 	- Hệ thống nội dung kiến thức đã học. 
4: Dặn dò: 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau 
Lớp 7A, tiết (Tkb): ngày: ..... tháng ...... năm 2011, sĩ số.... vắng.... 
 Lớp 7B, tiết (Tkb): ngày: ...... tháng ..... năm 2011, sĩ số.....vắng.... 
 Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - HS có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn.
- Chú ý đến mạch lạc trong các bài làm văn.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập một văn bản có tính mạch lạc.
II.Chuẩn bị : 
1. Thầy : G/án,SGK,Sách GV,Phiếu học tập,bảng phụ.
2. Trò : chuẩn bị bài trước 
III.Các bước lên lớp:
1. Kiểm tra:
 	Bố cục của văn bản là gì? Những yêu cầu về bố cục trong văn bản?
2.Bài mới :
* Giới thiệu: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của 1 văn bản được phân cắt lành mạch mà lại không mất đi sự liên kết với nhau...
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giúp các em hiểu thế nào là mạch lạc.
? Xác định mạch lạc và tính chất:
- Trôi chảy thành dòng, mạch
- Tuần tự đi khắp các phần các đoạn trong VB
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn
- Cả 3 ý kiến
HS chọn a
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong VB
1. Mạch lạc trong VB
- VB là mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lý
Hoạt động 2: 
? Chủ đề truyện “cuộc chia tay của những con búp bê” là gì ?
? ý chính đã xuyên suốt qua 4 đoạn văn ntn?
? Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, ... & 1 loạt từ ngữ chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cứ lặp đi lặp lại. theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành 1 thể thống nhất không? có thể xem là mạch lạc của VB không? 
? Trong VB có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể truyện ở trường, hôm qua, sáng nay. Cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào ? 
? Việc đảm bảo cho các tình tiết trong VB có mối liên hệ thông suốt như vậy có tác dụng gì?
? Một vắn bản có tính mạch lạc là một văn bản ntn?
Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS luyện tập và củng cố. 
Tìm hiểu tính mạch lạc của:
- VB “Mẹ tôi”
- “Lão nông và các con”
- Đoạn văn của Tô Hoài
Sự thể hiện chủ đề liên tục thông suốt và hấp dẫn
? Trong truyện “Cuộc chia tay ...” tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của 2 người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?
HS trả lời
HS liệt kê
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
đọc ghi nhớ 
HS tìm hiểu
HS tìm hiểu
HS tìm hiểu 
HS trả lời
không có sự thống nhất, mất đi sự mạch lạc của câu chuyện 
2. Các điều kiện để có 1 VB có tính mạch lạc
- Sự đau khổ, bất hạnh đến vô cùng của hai anh em Thành và Thuỷ khi bố mẹ chia tay nhau
- Liệt kê nội dung 4 phần
- Toàn bộ sự việc xoay quanh sự việc chính “cuộc chia tay” --> chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất
- Đây chính là phương tiện liên kết trong VB góp phần thể hiện chủ đề của VB tạo nên tính mạch lạc cho VB
--> mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau
- Liên hệ thời gian và tâm lý
-> Tự nhiên và hợp lý
- Liên hệ thời gian
- Liên hệ không gian
- Liên hệ tâm lý (nhớ lại)
- Liên hệ ý nghĩa
- Giúp cho mạch chủ đề VB được giữ vững
- Tất cả các câu, đoạn trong VB đều hướng về chủ đề chính
- Được tiếp nối theo 1 trình tự hợp lý làm cho chủ đề liền mạch
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
BT1.
a- Chủ đề: tâm trạng, thái độ và suy nghĩ của cha trước lỗi lầm của con
- Chủ đề này xuyên suốt qua các phần của VB
 - Các phần được tiếp nối theo trình tự tâm lý: chỉ ra lỗi của E --> gợi hình ảnh mẹ --> khuyên con nhận lỗi
b/- Chủ đề: Lao động là vàng xuyên suốt bài thơ
- 2 câu mở bài: nêu chủ đề từ kho vàng ... tốt thu lý giải “vàng”
Còn lại: nhấn mạnh, khắc sâu chủ đề
 c/ ý chủ đạo xuyên suốt: sắc vàng trù phú đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa
- ý được dẫn dắt theo “dòng chảy” hợp lý: câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian và không gian
--> biểu hiện các sắc vàng --> nhận xét, cảm xúc về sắc vàng
 BT2.
 - Ý chủ đạo là xoay quanh cuộc chia tay của 2 đứa trẻ. Việc thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của 2 người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo bị phân tán, không có sự thống nhất, mất đi sự mạch lạc của câu chuyện 
3. Củng cố: 
	- Hệ thóng nội dung kiến thức bài học. 
	? Em hiểu mạch lạc trong văn bản là gì ?
4: Dặn dò: 
- Nắm chắc “Tính mạch lạc trong văn bản”.
- Soạn “Ca dao, dân ca về tình cảm gia đình”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2 - 2011 v7.doc