Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 24

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 24

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Một số trạng ngữ thường gặp. Vị trí của trạng trong câu.

2. kỹ năng:

- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu. Phân biệt các loại trạng ngữ.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Ra quyết định phát vấn, thảo luận, trình bày theo nhóm.

2. Tích cực học tập, trao đổi, tự giác tìm hiểu, học tập.

3. Ra quyết định lựa chọn các câu, thành phần phù hợp.

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 89 - Tiếng Việt. 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Một số trạng ngữ thường gặp. Vị trí của trạng trong câu.
2. kỹ năng: 
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu. Phân biệt các loại trạng ngữ. 
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Ra quyết định phát vấn, thảo luận, trình bày theo nhóm.
2. Tích cực học tập, trao đổi, tự giác tìm hiểu, học tập.
3. Ra quyết định lựa chọn các câu, thành phần phù hợp. 
III.CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: G/án,bphụ,phiếu,sgk
- Học sinh: vở ghi, sgk, chuẩn bị bài. 
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ(4’): 
Nêu đặc diẻm của trạng ngữ ? Cho VD?
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài mới(1’): Trong khi nói viết nhiều lúc chúng ta càn điễn đạt cho dài và đầy đủ thông tin. Làm thế nào để cho các câu được dài hơn mà không lặp lủng củng, thì cần phải mở rộng câu, bài học hôm nay cũng là một trong những cách mở rông câu. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 (15’): 
I. Công dụng của trạng ngữ. 
- Gọi hs đọc đoạn văn SGK.
? Tìm trạng ngữ trong những câu văn được trích ở a và b?
? Nếu không có trạng ngữ thường thường, vào khoảng sáng dậy, độ 8,9h" người đọc có biết lúc nào mua xuân bắt đầu, lúc nào trời trở nên trong?
? Nhận xét về công dụng của trạng ngữ?
HS - đọc đoạn văn.
- Thường thường, vào khoảng đó; Sáng dậy, (t/g); Trên giàn hoa lý (đ/ điểm); Chỉ độ tám chín giờ (T/g); trên nền trời trong trong (đ/điểm)
- Về mùa đông, ...
- Không. 
1. Bài tập 1: 
? Vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ ?
? nếu không có trạng ngữ "nằm dài."thì em có hiểu tại sao nhà văn lại rạo rực niềm vui không?
Nếu ko có tr/ngữ “giàn hoa thiên lý” thì hình ảnh con ong đi kiếm nhị có giảm bớt sự gợi cảm không?
? Trong văn bản nghị luận tr/ngữ có vai trò gì đối với việc thể hiện trình tự lập luận ? 
GV gọi HS đọc ghi nhớ : sgk
- vì trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ thực tế, khách quan.
- Nối kết các câu văn trong đoạn trong bài làm cho VB mạch lạc, nhiều trường hợp trạng ngữ không thể bỏ được.
HS - đọc ghi nhớ. 
- vì trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ thực tế, khách quan.
Bài tập 2: 
- Nối kết các câu văn trong đoạn trong bài làm cho VB mạch lạc, nhiều trường hợp trạng ngữ không thể bỏ được.
* Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2(10’): 
Đèn chiếu VD 1 II - SGK.
HS - đọc
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
- Tìm trạng ngữ ở câu 1 để so sánh câu in đậm ? 
- Hãy so sánh tr/ngữ vừa tìm được với câu in đậm có gì giống và khác nhau? 
? Tìm hiểu tách dụng của việc tách tr/ngữ thành câu riêng.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
- Tr/ngữ câu 1: để tự hào với tiếng nói của mình.
- Đều có QH với nòng cốt câu: Người .... chắc. 
- Nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau.
HS - đọc ghi nhớ SGK.
 1. Bài tập 1. 
- Giống: 
Cả 2 đều có QH với nòng cốt câu, có thể gộp cả 2 thành một câu có 2 tr/ ngữ. 
- Khác: 
Tr/ ngữ: Và để tin tưởng hơn .... của nó. được tách thành một câu riêng. 
2. Bài tập2: Tác dụng.
* Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 3 (10’): 
III. Luyện tập.
? Nêu công dụng của trạng ngữ trong đoạn trích.
a. ở loại bài thứ nhất ở loại bài thứ hai.
liên kết các luận cứ, trong mạch lập luận của bài văn.
b. Đã bao lần .
Lần đầu tiên chập chững
Lần đầu tiên tập bơi
Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
Lúc còn học phổ thông về môn hóa.
 Bổ sung thông tin, tình huống.
Bài tập 1 
Chỉ ra những trường hợp tách, trạng gnữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây.
Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
a. Bố cháu đã hy sinh. năm 1972 nhấn mạnh thời điểm hy sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.
b. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đời vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đơn ly biện bồn chồn.
 Làm nổi bật thông tin ở những câu.
3. Củng cố (3’): - Hệ thống nội dung kiến thức đã học
4. Dặn dò (2’): - Làm BT3. Soạn bài tiếp theo.
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 90 - Tiếng Việt. 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (1 tiết )
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Củng cố đánh giá kĩ năng nhận biết của học sinh về hai loại từ: Từ ghép và từ láy, các yếu tố Hán Việt và thành ngữ VN.
2. Kỹ năng:
- Tư duy,tổng hợp vận dụng kiến thức để làm bài
3.Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc,tự giác,trung thực.
II. CHUẨN BỊ: - GV: Đề bài,giấy bút
	 - HS: Học bài, chhuẩn bị bài trước. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA.
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s. 
2. Dạy bài mới. 
PHẦN I: MA TRẬN 
 Cấp độ 
Tên
Chủ đề
Mức độ đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Từ láy.
- Số câu: 1
- Số điểm: 0,5
- Tỉ lệ =100%
Nhận diện được từ lấy trong câu văn, đoạn văn. 
1 câu/1 điểm
Tỉ lệ điểm: 100%
1 câu/
1 đ
= 10%
2. So sánh. 
- Số câu: 1
- Số điểm: 1,5
- Tỉ lệ= 100%
Nhận biết các phép so sánh trong đoạn 
1 câu/ 1 điểm
Tỉ lệ: 100 % 
1 câu/
1 đ
= 10%
3. Thành ngữ
- Số câu: 1
- Số điểm: 2
-Tỉ lệ=100 % 
Nhận biết các câu thành ngữ có nội dung nói chạy.
- Số câu: 1/:2 điểm 
-Tỉ lệ=100 % 
1 câu/
2 điểm
= 20%
4. Từ Hán Việt, câu đặc biệt và tr/ngữ 
- Số câu:1/8đ
-Tỉ lệ=100 % 
Nhận diện được tr/ngữ và hiểu được ý nghĩa của trạng ngữ 
-1 câu/ 2 điểm
-Tỉ lệ = 100 % 
Hiểu được ý nghĩa của câu đặc biệt và lấy được ví dụ
-1 câu/ 2 điểm
-Tỉ lệ = 100 % 
Nhận diện được và hiểu ý nghĩa của từ Hán Việt. 
-1 câu/ 2 điểm
-Tỉ lệ = 100 %
3 câu/ 
6 điiểm
= 60% 
Tổng
Số câu:3 câu
 Số điểm: 4 điểm
 Tỉ lệ: = 40 %
Số câu: 1 câu
 Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ: = 20 %
Số câu: 2câu
 Số điểm: 4 điểm
Tỉ lệ: = 40 %
10 điểm
= 100%
ĐÁP ÁN
I. Tự luận: 
Câu 1: D Câu 2: B
II. Trắc nghiệm: 
Câu 1: Thiên - nghìn; thiên - trời ; thiên - dời; thiên - ngày. 
Câu 2: Vắt chân lên cổ mà chạy; 
Câu 3: Câu đặc biệt là câu không thể có cấu tạo theo mô hình chủ -vị.
VD: Mùa xuân. 
Câu 4: Hôm nay, tôi vừa biết đi xe đạp
 Tr/ ngữ => Biểu thị ý nghĩa thời gian. 
PHẦN II: ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
- Đọc đoạn văn “Thường thường vào khoảng đó .... làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dạy, ... cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên dàn hoa thiên lí, ... trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột” trích: (Mùa xuân của tôi) Vũ Bằng.
1.Có bao nhiêu từ láy.(1điểm)
 A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
2.Có mấy phép so sánh.(1điểm)
 A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
II. Tự luận: (8 điểm)
1. Tìm 4 yếu tố Hán Việt có yếu tố “thiên”? (2đ)
2. Tìm 2 thành ngữ biểu thị ý nghĩa chạy (chạy nhanh, chạy vội, chạy gấp)? (2đ)
3. Thế nào là câu đặc biệt ? cho ví dụ ? (2đ)
4. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau? Trạng ngữ đó biểu thị ý nghĩa gì ? (2đ)
 “Hôm nay, tôi vừa biết đi xe đạp”
3. Củng cố(1’): Gv gợi ý đáp án
4. Dặn dò(1’): về nhà chuẩn bị bài mới.
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng.... Tiết 91 - Tập làm văn. 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn thuyết minh.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: G/án,sgk,vở ghi
- HS: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC
1. Kiểm tra bài cũ(4’):
- Khi ta muốn chứng tỏ một điều gì đó là đúng và đáng tin cậy thì ta làm ntn?
- HS trả lời: Dùng dẫn chứng, luận cứ, lí lẽ để lập luận - dẫn dắt cho người nghe, người đọc tin tưởng.
2. Day bài mới:
* Giới thiệu bài(1’): Muốn làm bài văn nghị luận chứng minh, cần phải có các bước, các khâu để tiến hành. Vậy đó là những khâu nào? Hôm nay sẽ đi học bài Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh. 
HĐ của GV
HĐ của HS
ND Kiến thức
Hoạt động 1: (10’)
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Các bước làm bài văn
-Gọi hs đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu chứng minh làm sáng tỏ vấn đề gì?
 ? Em hiểu chí và nên là như thế nào?
-Đọc đề.
-Hs suy nghĩ tìm hiểu,trả lời.
-Tlời.
*Đề bài:chứng minh tính đuúng đắn của câu tục ngữ “có chí thì nên”.
1)Tìm hiểu đề,tím ý.
-luận điểm:ý chí,lòng quyết tâm và rèn luyện.
+ chí: là hoài bão, lý tưởng, nghị lực, sự kiên trì 
+ nên: là đạt được mục đích,kết quả.
Hoạt động 2: (15’)
2. Lập dàn ý:
? Dàn ý của bài văn thông thường có mấy phần?
?Mở bài nêu ra vấn đề gì?
?Để chứng minh cho vấn đề trên thân bài nêu ra những nội dung gì?
?Phần kết bài cần kết thúc ntn?
- GV Gọi hs đọc tham khảo các cách mở bài sgk.
-Hs trả lời:3 phần
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- Trong cuộc sống: những tấm gương vượt khó để thành đạt
- Hs trả lời.
- Đọc sgk.
*Mở bài: dẫn dắt vào luận điểm ->nêu vấn đề,hoài bão trong cuộc sống
*Thân bài: lập luận đưa ra lí lẽ,dẫn chứng.
- Trong cuộc sống: những tấm gương vượt khó để thành đạt
- Để vượt khó phải rèn luyện ý chí nghị lực ntn?
- Đưa ra dẫn chứng cụ thể về thời gian, không gian, quá khứ, hiện tại của tấm gương tiêu biểu.
*Kết bài:khẳng định lý tưởng là sức mạnh tinh thần,là động lực để con người phát triển và thành công.Đó là tính đúng đắn của câu tục ngữ.
Hoạt động 3: (10’)
3. Viết bài
- Gv cho hs viết phần mở bài.
-Gọi hs đọc đoạn văn mở bài.
-Gv (sau khi viết hoàn thiện là bước kiểm tra, 
-Hs viết phần mở bài của mình.
-Hs đọc cho cả lớp nghe,bổ sung.
- Dựa vào dàn ý sgk học sinh vận,sắp sếp dụng cách viết .
4)Sửa chữa.
-Bổ sung thiéu sót,hoàn chỉnh bài văn.
sửa chữa) 
- Gọi hs rút ra ghi nhớ, đọc ghi nhớ.
-Hs đọc ghi nhớ.
*Ghi nhớ (T50)
3. Củng cố(3’): GV đọc lại,nhấn mạnh các bước làm bài văn.
4.Dặn dò(2’): về nhà tập viết một bài văn hoàn chỉnh.
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng.... 
Tiết 92 - Tập làm văn. 
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Cách làm văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ : - GV: G/án, sgk
 - HS: Chuẩn bị bài, học bài trước. 
III. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện mấy bước?
2. Dạy bài mới.
* Giới thiêu bài mới (1’): 
	Để làm tốt bài Tập làm văn trước hết chúng ta phải có tiết Luyện tập tốt. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau viết các đoạn để trình bày và sửa chữa.
Hoạt độg của giáo viên
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài (5’) 
I. Chuẩn bị: 
II. Thực hành trên lớp. 
GV cho HS đề bài tìm hiểu theo các bước Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm ntn?
HS đã chuẩn bị ở nhà với những bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng một đạo lý sống đẹp đẽ cho dân tộc Việt Nam.
- Đưa ra và phân tích những chứng cứ phù hợp để cho người đọc hoặc người nghe thấy rõ được điều đã nêu ở đề bài là đúng.
* Đề bài: 
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". 
1. Tìm hiểu đề.
- Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. 
- Đưa ra và phân tích những chứng cứ phù hợp. 
Hoạt động 2 (10’) 
2. Tìm ý.
Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn, ý nghĩa cảu hai câu tục ngữ đó không? Vì sao? Em sẽ diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ ấy ntn? 
? Tìm những biểu hiện tiêu biểu: Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không ? Hãy kể một số lễ hội mà em biết.? Ngày cúng giỗ, ngày thương binh liệt sỹ, 
HS - thảo luận.
Trình bày 
HS nghe ư
- Hai câu tục ngữ nêu lên bài học lẽ sống đạo đức và tình nghĩa con người. Đó là lòng biết sâu sắc về cuội nguồn.
- Lòng biết ơn là tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn con người Việt Nam. 
ngày 20/11.có ý nghĩa ntn?
HS trả lời 
Hoạt động 3: (20’)
3. Lập dàn bài.
A - Mở bài:
- Nêu các khía cạnh cần giải thích, chứngminh của luận đề.
- Chịu ơn và biết ơn là đạo lý làm người.
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã sống theo đạo lý đó.
B - Thân bài.
- Luận điểm giải thích.
+ Tại sao chịu ơn và biết ơn là đạo lý làm người?
+ ẩn dụ "ăn quả." và "Uống nước."đã có tác dụng gây nhận thức và truyền cảm về chân lý đó ntn?
- Luận điểm chứng minh.
+ Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lý đo. Con cháu kính yêu ông bà, cha mẹ.
Phong tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp, cúng tế, lập đền, miuế ghi công, xây tượng đài, nghĩa trang liệt sỹ
+ Một số ngày lễ tiêu biểu như:
Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc Việt Nam , ngày thương binh liệt lỹ, ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Một số phong trào tiêu biểu: Xây dựng nhà tình nghĩa chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ nhân dân ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt, xây dựng trẻ mồ côi.
C - kết bài:
Khẳng định luận đề: Dân tộc Việt Nam đã thực sự sống theo đạo lý đó.
Cần phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay.
- GV hướng dẫn HS viết 1 đoạn văn cho đề bài trên. 
HS viết đoạn văn. 
4. Viết đoạn văn. 
3. Củng cố(3’): - Hệ thống nội dung kiến thức
4. Dặn dò(2’): - Viết tiếp những đoạn lại, Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 v7.doc