I. Mục tiêu bài học.
- Giúp Hs củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
- Rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức thong qua các dạng bài tập.
II. Chuẩn bị
- Gv soạn giảng, đồ dùng dạy học
- Hs Vở ghi, dụng cụ học tập
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Các em đã được học về từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt. Tiết học hôn nay sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học
Tuần 2 Từ ngày: 30/08/2010 Đên ngày: 04/09/2010 Gv: Dương Quốc Thịnh Ký Duyệt, ngày.tháng.năm 2010 Quách Khánh An Tiết 1 CẤU TẠO TỪ Mục tiêu bài học. - Giúp Hs củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt - Rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức thong qua các dạng bài tập. II. Chuẩn bị Gv soạn giảng, đồ dùng dạy học Hs Vở ghi, dụng cụ học tập III. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Các em đã được học về từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt. Tiết học hôn nay sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1; Tìm hiểu chung Gv gọi Hs nhắc lại kiến thức đã học. ? Thế nào là từ? ? Từ được chia thành mấy loại?Đó là những loại từ gì? Cho ví dụ? Hs trả lời. Gv yêu càu Hs thể hiện các nội dung đúng trên sơ đồ. Hs lên bảng Gv nhận xét treo bảng phụ sơ đồ I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu - Cấu tạo: Từ gồm có từ đơn và từ phức. + Từ đơn( gồm có một tiếng) + Từ phức( hơn một tiếng) Hoạt động 2: Luyện tập Gv hướng dẫn Hs làm bài. Hs thực hiện trên bảng Cả lớp làm vào vở ghi ? Em hãy đặt câu với từ ghép và từ láy vừa tìm được ? Gv cho Hs thi tìm nhanh các từ láy cho 3 Hs lên bảng. Hs khác nhận xét , bổ sung II. Luyện tập Bài 1. Em hãy tìm năm từ đơn, năm từ láy, năm từ ghép. Từ đơn: Đi, ăn, hoa, trái, ngủ Từ ghép: Học sinh, thầy cô, sách vở. Từ láy: thước tha, líu lo, xinh xắn. Bài 2. Hãy đặt câu với từ ghép và từ láy. Học sinh lớp 6c rất chăm học. Bạn Lan rất xinh xắn Bài 5/ SGK Tiếng cười khanh khách, ha hả Tiếng nói lè nhè, lí nhí Dáng điệu thước tha, lừ đừ 4. Củng cố, dặn dò - Ôn lại bài học và bài tập. 5. Rút kinh nghiệm Tiết 2 CÁC LỚP TỪ I. Mục tiêu bài học. - Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học về các lớp từ. - Rèn luyện kỹ năng thong qua các dạng bài tập. II. Chuẩn bị Gv soạn giảng, đồ dùng dạy học. Hs Vở ghi, dụng cụ học tập III. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của từ Tiếng Việt. Tiết học tiếp theo chúng ta tìm hiểu các lớp từ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1; Tìm hiểu chung Gv gọi Hs nhắc lại kiến thức cũ. ? Thế nào là từ thuần Việt? ? Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ? ? Vì sao phải mượn từ? Hs trả lời. ? Từ mượn có nguồn gốc ở những ngôn ngữ nào? ? Cách mượn từ có cách viết như thế nào? ? Mượ từ có nguyên tắc gì? Hs trả lời I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm a. Từ thuần Việt b. Từ mượn ( Ghi nhớ SGK/25) Hoạt động 2: Luyện tập Gv hướng dẫn Hs làm bài tập Hs trả lời Gv cho một Hs lên bảng trình bày. Lớp nhận xét. ?. Em hãy sắp xếp thành các cặp từ theo nghĩa giống nhau? ? Em hãy đặt câu với từng cặp từ đó Hs lên bảng trình bày Lớp nhận xét. Gv nhận xét bổ sung cho Hs thấy cách đùng khác nhau của chúng. Gv sử dụng bảng phụ: Cho các nghĩa sau của tiếng “đại” (1) to, lớn.(2) thay,thay thế.(3) đời, thế hệ.(4) thời kỳ. Hãy xác định nghĩa của tiếng “đại” trong các từ ngữ dưới đây. II. Luyện tập Bài 1. Cho các từ sau, phân biệt từ nào là từ mượn, từ nào là từ thuần Việt? Mượn của ngôn ngữ nào? Phu nhân, đàn bà, trẻ em, phụ nữ, nhi đồng Từ mượn: Phu nhân, phụ nữ,nhi đồng- Hán Việt. Từ thuần Việt: vợ, trẻ em, đàn bà Bài 2. Phụ nữ/ đàn bà, phu nhân/ vợ Nhi đồng/ Trẻ em Bài 3. Nghĩa 1: Đại châu, đại lý, đại chiến, đại lộ, đại dương, đại ý, đại từ. Nghĩa 2: Đại biểu, đại diện Nghĩa 3: Tứ đại đòng đường Nghĩa 4: Cận đại hiện đại 4. Củng cố, dặn dò - Ôn tập lại kiến thức và các dạng bài tập. 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: