Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 đến tiết 81

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 đến tiết 81

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức : Hiểu thế nào là tục ngữ, hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của nhữmh câu tục ngữ trong bài.

 2.Kỹ năng : - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

 - Rèn kĩ năng phân tích và vận dụng tục ngữ .

 - Sưu tầm những câu tục ngữ nói về môi trường: Thiên nhiên tươi đẹp Việt Nam và LĐSX.

 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất.

II. CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên:

 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.

 - Soạn giáo án + Bảng phụ

 2/ Học sinh:

 - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 đến tiết 81", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01.01.2010
 Tiết : 73 * Bài daỵ:
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức : Hiểu thế nào là tục ngữ, hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của nhữmh câu tục ngữ trong bài.
 2.Kỹ năng : - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
 - Rèn kĩ năng phân tích và vận dụng tục ngữ .
 - Sưu tầm những câu tục ngữ nói về môi trường: Thiên nhiên tươi đẹp Việt Nam và LĐSX.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Soạn giáo án + Bảng phụ
 2/ Học sinh:
 - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) 
 - Nề nếp: ( của từng lớp)
 - Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:.
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) ( GV kiểm tra sách vở HS về sự chuẩn bị cho môn học và dặn dò HS một số công việc để học tốt phân môn: văn.)
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Cùng với ca dao thể loại tục ngữ cũng là một đề tài phổ biến trong phần văn học dân gian. Nó đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như những kinh nghiệm về thời tiết, khí hậu trong thiên nhiên khi khoa học chưa phát triển. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu một số câu tục ngữ phổ biến qua 2 chủ đề trên.
 * Tiến trình bài dạy: ( 37’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
7’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung:
1/ Tìm hiểu chung:
- GV gọi HS đọc chú thích * SGK trang: 35.
- Hỏi: Qua đó , Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tục ngữ?
* GV nhận xét bổ sung:
 Nói về tục ngữ các em cần nắm sâu 3 vấn đề sau:
- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu, có nhiều vế.
- Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân về:
+ Quy luật tự nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Về sử dụng: Được nhân dân sử dụng vào hoạt động đời sống dể nhìn nhận ứng xử, thực hành.
- GV nêu yêu cầu đọc văn bản: Rõ ràng, đúng và chú ý ngắt nhịp ở từng vế của câu.
 - GV đọc mẫu gọi HS đọc lại văn bản và GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc chú thích SGK
- Hỏi: Có thể chia các câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? 
 * GV nhận xét và chốt lại:
 Có thể chia các câu tục ngữ trên thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các câu 1,2,3 và 4.
à Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Các câu còn lại.
à Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- HS đọc chú thích * SGK trang: 35.
è HS trả lời theo sự hiểu biết của mình qua phần chú thích *:
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật tự nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
è HS: Theo dõi phần GV chốt lại.
- HS đọc văn bản.
- Theo dõi phần nhận xét của GV.
- HS đọc chú thích SGK trang: 4.
* Dự kiến trả lời:
 Có thể chia các câu tục ngữ trên thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các câu 1,2,3 và 4.
à Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Các câu còn lại.
à Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
a. Khái niệm về Tục ngữ :
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật tự nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
è Đây là loại VHDG.
b. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Đọc:
- Chú thích.
c. Phân loại:
- Có thể chia các câu tục ngữ trên thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các câu 1,2,3 và 4.
à Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Các câu còn lại.
à Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
17’
* Hoạt động2/ Tìm hiểu chi tiết:
2/ Tìm hiểu chi tiết:
- GV:gọi HS đọc câu 1.
- Hỏi: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ số 1? ( Nội dung )
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đây là cách dự đoán thời tiết âm lịch tháng 5 ngày dài, đêm ngắn ( Mùa hè), tháng 10 ngày ngắn đêm dài( Mùa đông).
- Hỏi: Về cách diễn đạt, câu tục ngữ này có nét gì đặc sắc?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật đối: đối vế, đối từ ngữ.
- Hình ảnh và cách nói thậm xưng (chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối
 - Vần lưng à nhịp nhàng, xuôi tai, dễ nhớ.
( GV chỉ rõ các hình ảnh nghệ thuật trên)
- Hỏi: Hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ trên?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Có thể sử dụng câu tục ngữ vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.
- GV:gọi HS đọc câu 2.
- Hỏi: Câu tục ngữ số 2 nói về điều gì? Có đúng tuyệt đối không?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Ngày nào: đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa.
- Đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, độ chính xác không cao.
- Hỏi: Cách diễn đạt có gì đặc sắc
? Tác dụng của câu TN này?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Hai vế đối, có vần lưng (nắng, vắng)
è Câu tục ngữ trên giúp mọi người có thể nhìn trời mà đoán thời tiết để sắp xếp công việc cho ngày hôm sau được hợp lý.
- GV:gọi HS đọc câu 3.
- Hỏi: “Ráng mỡ gà”ø là thế nào? Câu này có ý nghĩa gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
 - Khi trên trời xuất hiện: ráng có sắc màu vàng mỡ gàtức là sắp có bão. 
è Nhắc nhở mọi người cần chống đỡ cho nhà chắc chắn để phòng chống giông bão.
 - Hỏi: Cách diễn đạt câu TN có gì đặc sắc?
* GV nhận xét và chốt lại:
-Vần lưng (gà – nhà)
- GV:gọi HS đọc câu 4.
- Hỏi: Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
- GV diễn giảng: Ngày xưa nạn lũ lụt là một trong bốn tai họa (thủy, hỏa, đạo, tặc) thường xuyên gây những tổn thất rất lớn cho con người.Nên cha ông ta ngày xưa đã có ý thức quan sát hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống. 
 Ở miền Bắc và miền Trung vào tháng 7, 8 âm lịch là mùa mưa bão, nếu thấy có hiện tượng kiến di dời chỗ lên cao, báo hiệu trời sắp có mưa to gây nên lụt lội.
- Hỏi: Về hình thức của câu tục ngữ?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Hình thức: Câu tục ngữ có hai vế, vần lưng (bò – lo) 
- Hỏi: Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?
* GV nhận xét và chốt lại:
+Tháng bảy đàn, đại hàn hồng thủy.
+Đóng thấp thì bão, đóng cao thì lụt.
- GV:gọi HS đọc câu 5.
- Hỏi: Tấc là gì? Vàng là gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Tấc là đơn vị đo chiều dài bằng 1/10 thước (khoảng 2,4m2 tấc Bắc Bộ hay bằng 3,3m2 tấc Trung Bộ)
-Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu ly. Ông cha ta lấy cái rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.
- Hỏi: Tại sao nói tấc đất, tấc vàng?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đất quý như vàng (đất nuôi sống người) 
- Hỏi: Cách diễn đạt có gì đặc sắc?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Diễn đạt: ngắn gọn, không có từ so sánh nhưng hàm chứa ý so sánh, tạo ấn tượng đậm nét.
è GV chốt: Đây là câu tục ngữ tiêu biểu cho tính hàm súc của tục ngữ.
- Hỏi: Người ta sử dụng câu tục ngữ 
này trong trường hợp nào?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Vận dụng: khuyên mọi người phải biết quí trọng đất, làm cho đất sinh ra nhiều lương thực. Đồng thời phê phán hiện tượng lãng phí đất.
- Hỏi: Tìm câu ca dao tương tự ý trên?
è Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
- GV:gọi HS đọc câu 6.
- Hỏi: Ý nghĩa câu tục ngữ ?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Câu TN nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người (nuôi cá, làm vườn, làm ruộng)
à Phương thức phát triển nông nghiệp.
- Hỏi: Câu được vận dụng như thế nào?
* GV nhận xét và chốt lại
 Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để tạo ra của cải vật chất
- Hỏi: Hình thức câu tục ngữ này có gì quen thuộc? 
* GV nhận xét và chốt lại
 Hình thức:
 + Có 3 vế, trật tư tăng tiến.
 +Vần (trì – nhị, viên – điền)
- GV:gọi HS đọc câu 7.
- Hỏi: Câu tục ngữ nói về việc gì?
* GV nhận xét và chốt lại
Kinh nghiệm chăm sóc cây lúa giống.
- Hỏi: Nhận xét về cách diễn đạt?
* GV nhận xét và chốt lại
Ngắn gọn, nhịp điệu dễ nhớ, dễ thuộc.
- GV:gọi HS đọc câu 8.
- Hỏi: Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
* GV nhận xét và chốt lại
 Tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa kỹ đất đai để tăng năng suất cây trồng.
- Hỏi: Cách diễn đạt câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
 * GV nhận xét và chốt lại
- Tính hàm súc, ngắn gọn
- Vần (thì – nhì).
è GV bình ngắn và nâng cao: 
 Qua các câu tục ngữ trên, Ta thấy chúng đều ngắn gọn mang tính hàm súc cao. Nhưng điều đáng chú ý ở đay là mỗi câu tục ngữ đề có hai nghĩa:
+ nghĩa đen: là nghĩa cụ thể, mà cha ông ta mượn các hình ảnh trong cuộc sống hay trong tự nhiên để biểu đạt một vấn đề khác, đó là:
+ Nghĩa bóng: là nghĩa hàm ý bên trong là nghĩa vô cùng quan trọng mà nhiệm vụ chúng ta phải tìm hiểu sâu. 
 Khi tìm hiểu tục ngữ ta phải tìm hiểu hai nghĩa trên. Nhưng nghĩa quan trong là nghĩa bóng....
- HS đọc câu 1.
* Dự kiến trả lời:
Đây là cách dự đoán thời tiết âm lịch tháng 5 ngày dài, đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn đêm dài ... nh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Hỏi : Đặt trong bố cục bài văn nghị luận này, đoạn đầu có vai trò gì?
* GV nhận xét và chốt lại
 Đoạn đầu trình bày luận điểm chính.
- GV gọi HS đọc đoạn 2.
- Hỏi : Để chứng minh “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta” tác giả đã đưa ra những dẫn chứng gì, ở thời kì nào?
* GV nhận xét và chốt lại
- Lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc.
- Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta.
- Hỏi : Để chứng minh cho lòng yêu nước trong quá khứ, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
* GV nhận xét và chốt lại
 Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo 
- Hỏi :Để chứng minh cho lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
* GV nhận xét và chốt lại
-Từ các cụ già tóc bạc  yêu nước, giết giặc.
-Từ những chiến sĩ  như con đẻ của mình.
-Từ những nam nữ công nhân  cho Chính Phủ.
- Hỏi : Trong mỗi câu văn dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào?
* GV nhận xét và chốt lại
 Liệt kê theo mối quan hệ và sắp xếp hợp lí.
- Hỏi : Dẫn chứng được trình bày theo kiểu câu có mô hình chung nào?
* GV nhận xét và chốt lại
Mô hình liên kết: Từ  đến.
- Hỏi : Cách sắp xếp và kết cấu đó có tác dụng gì?
* GV nhận xét và chốt lại
 Thể hiện sự phong phú với những biểu hiện yêu nước đa dạng. Tăng sức
thuyết phục.
- Hỏi : Nhận xét về cách đưa ra dẫn chứng của tác giả?(cách lựa chọn, trình bày, sức thuyết phục?)
* GV nhận xét và chốt lại
 Dẫn chứng tiêu biểu, trình bày theo trình tự hợp lí, chứng minh một cách thuyết phục.
 Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
- GV gọi HS đọc đoạn 3.
- Hỏi : Tác giả đã có sự so sánh nào về tinh thần yêu nước?
* GV nhận xét và chốt lại
“Tinh thần yêu nước như các thứ củaquítrongrương,trong hòm”
- Hỏi : Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước giấu kín? 
è GV nhận xet và bình ngắn:
 Tác giả so sánh tinh thần yêu nước với các thứ của quý cũng chưa có gì lạ. Nhưng lại tiếp tục so sánh tinh thần ấy, tùy từng người, có khi trưng bày công khai trong tủ kính, trong pha lê cho tương xứng với sự quý giá ấy... nhưng cũng có khi lại cất giấu trong rương trong hòm... Thật là tinh tế và sâu sắc.
- Hỏi : Tác dụng của phép so sánh này?
* GV nhận xét và chốt lại
 Đây là so sánh kép.
è Nêu lên bổn phận, trách nhiệm cho cán bộ và đảng viên.
- Hỏi : Là người yêu nước, em nhận thức thêm được điều yêu nước nào từ bài”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
* GV nhận xét và chốt lại
- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. 
- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. 
- Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể.
* Dự kiến trả lời:
 Lòng yêu nước kết thành một làn sóng.
* Dự kiến trả lời:
 Những động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm .
* Dự kiến trả lời:
 Cho người đọc hình dung cụ thể, sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước.
* Dự kiến trả lời:
Luận điểm chính.
- HS đọc đoạn 2.
* Dự kiến trả lời:
- Lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc.
- Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta.
* Dự kiến trả lời:
Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo 
* Dự kiến trả lời:
-Từ các cụ già tóc bạc  yêu nước, giết giặc.
-Từ những chiến sĩ  như con đẻ của mình.
-Từ những nam nữ công nhân  cho Chính Phủ.
* Dự kiến trả lời:
Liệt kê theo mối quan hệ và sắp xếp hợp lí.
* Dự kiến trả lời:
Mô hình liên kết: Từ  đến.
* Dự kiến trả lời:
Thể hiện sự phong phú với những biểu hiện yêu nước đa dạng. Tăng sức thuyết phục.
* Dự kiến trả lời:
 Dẫn chứng tiêu biểu, trình bày theo trình tự hợp lí, chứng minh một cách thuyết phục.
 Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
- HS đọc đoạn 3.
* Dự kiến trả lời:
-“Tinh thần yêu nước như các 
Thứ củaquítrongrương,trong 
hòm”
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời:
 Đây là so sánh kép.
è Nêu lên bổn phận, trách nhiệm cho cán bộ và đảng viên.
* Dự kiến trả lời:
- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. 
- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. 
- Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể.
 a. Nhận định chung về lòng yêu nước:
-“Dân ta  truyền thống quý báu của ta”
-Hình ảnh, ngôn từ cụ thể sinh động.
b.Những biểu hiện của lòng yêu nước:
-Lòng yêu nước trong quá khứ lịch
 sử dân tộc: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu 
-Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta:
+Từ các cụ già tóc bạc  yêu nước, giết giặc.
+Từ những chiến sĩ  như con đẻ của mình.
+Từ những nam nữ công nhân  ChínhPhủ.
->Liệt kê dẫn chứng, mô hình liên kết -> biểu hiện yêu nước phong phú.
c.Nhiệm vụ của chúng ta:
“ Tinh thần yêu nước như các 
thứ củaquítrongrương,trong 
hòm”
à Hai trạng thái của lòng yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu hiện rõ ràng, đầy đủ.
3’
* Hoạt động 3/ Tổng kết bài:
3/ Tổng kết bài:
 - Hỏi : Tóm tắt nội dung chính của văn bản?
* GV nhận xét và chốt lại
Nội dung: Làm sáng tỏ một chân lý “ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quí báu của ta”
- Hỏi : Em có nhận xét gì về cách lập luận, bố cục, dẫn chứng?
* GV nhận xét và chốt lại
 Nghệ thuật: Bố cục rõ ràng lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, hợp lý giàu sức thuyết phục, cách diễn đạt hấp dẫn, dùng lối so sánh
-GV:gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 27
- HS đọc ghi nhớ SGK tr 27.
- Nội dung: Làm sáng tỏ một chân lý “ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quí báu của ta”
- Nghệ thuật: Bố cục rõ ràng lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, hợp lý giàu sức thuyết phục, cách diễn đạt hấp dẫn, dùng lối so sánh
4’
* Hoạt động 4/ Luyện tập:
4/ Luyện tập:
* Bài tập: Viết một đoạn văn theo lối liệt kê (4-5 câu) có sử dụng mô hình liên kết.
-GV: nhận xét và bổ sung.
-HS:viết theo yêu cầu và trình bày.
 Viết một đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết.
3’
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
4/ Củng cố bài:
 - GV:cho HS nhắc lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản .
 - HS nhắc lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản .
* Ghi nhớ SGK.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 - Nắm chắc và phát huy vận dụng nghệ thuật nghị luận của bài văn.
 - Học thuộc chân lí nêu ra trong bài và thuộc lòng đoan:từ đầu đến“tiêu biểu của một dân tộc anhhùng. 
 b/ Chuẩn bị bài mới : Soạn bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)
 ( Đọc kĩ văn bản SGK và trả lời các câu hỏi ở phần đọc – hiểu văn bản)
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.........................................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức: ........................................................................................................................................
 - Phương pháp giảng dạy:..................................................................................................................................
 - Hình thức tổ chức:............................................................................................................................................
 - Thiết bị dạy học:..............................................................................................................................................
Ngày soạn : 
 Tiết : * Bài dạy:
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : 
 2. Kĩ năng : 
 3.Thái độ: 
 II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Soạn giáo án + Bảng phụ
 2/ Học sinh:
 - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) 
 - Nề nếp: ( của từng lớp)
 - Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:.
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
 a. Câu hỏi:
 b. Dự kiến trả lời:
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) 
 * Tiến trình bài dạy: ( 35’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
5’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung:
1/ Tìm hiểu chung:
20’
* Hoạt động 2/ Tìm hiểu chi tiết:
2/ Tìm hiểu chi tiết:
3’
* Hoạt động 3/ Tổng kết bài:
3/ Tổng kết bài:
4’
* Hoạt động 4/ Luyện tập:
4/ Luyện tập:
3’
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
4/ Củng cố bài:
- GV củng cố lại nội dung, hình thức và vận dụng của các câu tục ngữ trên?
- GV gọi HS đọc to Ghi nhớ SGK...
- HS khắc sâu kiển thức quaphần củng cố bài của GV.
* Ghi nhớ SGK.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 b/ Chuẩn bị bài mới : Soạn bài: 
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.........................................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức: ........................................................................................................................................
 - Phương pháp giảng dạy:..................................................................................................................................
 - Hình thức tổ chức:............................................................................................................................................
 - Thiết bị dạy học:..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Phan mon van hoc ki II.doc