Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 (trọn bộ)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 (trọn bộ)

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2. Kĩ năng:

Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.

Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hĩu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 

doc 193 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Tổng số
Vắng
Điều chỉnh
7A
7B
Phần một
Khái quát lịch sử thế giới trung đại
Tiết 1
Bài 1 : Sự hình thànhvà phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu 
(thời sơ - trung kì trung đại)
i. mục tiêu
 Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.
2. Kĩ năng:
Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.
Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hĩu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Thái độ:
 Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ châu âu thời phong kiến.
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến va thành thị trung đại.
- Giáo trình lịch sử thế giới trung đại
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc trước bài, tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Nội dung bài mới
 Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhièu giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp các thời kì mới:-Thời trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu"Sự hình thành va phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu".
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành XHPK ở châu Âu.
Yêu cầu HS đọc SGK
Giảng: (Ghi trên bản đồ) Từ thiên niên ki I trước công nguyên, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp va Rôma phát triển, tồn tại đến thế kỷ V.Từ phương bác, người Giecman tràn xuống va tiêu diệt các quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới"Kể tên một số quốc gia".
Hỏi: Sau đó người Gecman đã làm gì?
Hỏi: Những việc ấy làm xã hội phương tây biến đổi như thế nào?
Hỏi: Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến?
Hỏi: Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
Hỏi: Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở châu  u như thế nào?
HS đọc phần 1.
Quan sát bản đồ
Trả lời: Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
+ Bộ máy Nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ.
+ Các tầng lớp mới xuất hiện
- Những người vừa có ruộng đất, vừa có tước vị.
- Nô lệ và nông dân.
1. Sự hình thành XHPK ở châu Âu.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối thế kỷ V, người Gecman tiêu diệt các quốc gia cổ đại.
b. Biến đổi trong xã hội
- Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng, phong tướcđ các lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ và nông dân.
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa xã hội phong kiến hình thành.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lãnh địa phong kiến.
Yêu cầu: HS đọc SGK
Hỏi: Em hiểu thế nào là "Lãnh địa"; "lãnh chúa"; "nông nô"? 
(mở rộng so sánh với "điền trang"; "thái ấp" ở Việt Nam).
Yêu cầu: Em hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến trong h1 ở SGK.
Hỏi: Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
Hỏi: Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa phong kiến là gì?
Hỏi: Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và XHPK?
- HS đọc phần 2.
"Lãnh địa" là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được; "lãnh chúa" là người đứng đầu lãnh địa; "nông nô" là người phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
Miêu tả: Tường cao, hào sâu, đồ sộ, kiên cố, có đầy đủ nhà cửa, trang trại, nhà thờ như một đất nước thu nhỏ.
Lãnh chúa giàu có nhờ bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô, ngược lại nông nô hết sức khổ cực và nghèo đói.
- Tự sản xuất và tiêu dùng, không trao đổi với bên ngoài dẫn đến tự cung tự cấp
- Xã hội cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là "công cụ biết nói". XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
2. Lãnh địa phong kiến
- Là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa: xa hoa, đầy đủ.
+ Nông nô: đói nghèo, khổ cựcđ chống lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế: tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự xuất hiện của thành thị trung đại.
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Đặc điểm của "thành thị" là gì?
Hỏi: Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
Hỏi: Cư dân trong thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?
Hỏi: Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
Yêu cầu: Miêu tả lại cuộc sống ở thành thị qua bức tranh h2 trong SGK.
- HS đọc phần 3
- Là các nơi giao lưu, buôn bán, tập trung đông dân cư...
- Do hàng hoá nhiềuđ cần trao đổi, buôn bánđ 
lập xưởng sản xuất, mở rộng thành thị trấnđ thành thị trung đại ra đời.
- Thợ thủ công và thương nhân.
- Sản xuất và buôn bán, trao đổi hàng hoá. 
- Thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triểnđ tác động đến sự phát triển của xã hội phong kiến.
- Đông người, sầm uất, hoạt động chủ yếu là buôn bán, trao đổi hàng hoá.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
a. Nguyên nhân
- Cuối thế kỷ XI, sản xuất phát triển, hàng hoá thừa được đưa đi bánđ thị trấn ra đờiđ thành thị trung đại xuất hiện.
b. Tổ chức
- Bộ mặt thành thị : phố xá, nhà cửa...
- Tầng lớp : thị dân (thợ thủ công + thương nhân)
c.Vai trò
- Thúc đẩy XHPK phát triển.
3. Củng cố, luyện tập:
 Yêu cầu học sinh trả lời:
 1. XHPK ở châu Âu được hình thành như thế nào?
 2. Vì sao lại có sự xuất hiện của thành thị trung đại? Kinh tế thành thị có gì mới? 
H? ý nghĩa sự ra đời của thành thị ?
4. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài 1 và soạn bài 2
./.
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Tổng số
Vắng
Điều chỉnh
7A
7B
Tiết 2 - Bài 2
Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
i. mục tiêu
 Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý, một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Quá trình hình thành quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội PK châu Âu.
2. Kĩ năng:
Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.
Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.
3. Thái độ:
Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên xã hôi tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ thế giới.
- Tranh ảnh về những nhà phát kiến địa lý, tàu thuyền.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc trước bài, tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
 H? Xã hội PK chân Âu hình thành như thế nào? Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa?
 H? Vì sao thành thị trung đại lại xuất hiện? Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thành thị?
2. Nội dung bài mới
 Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở châu Âu.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lý?
Hỏi: Các cuộc phát kiến địa lý được thực hiện nhờ những điều kiện nào? 
Yêu cầu: Mô tả lại con tàu Carraven (có nhiều buồm, to lớn, có bánh lái...)
Yêu cầu: Kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ.
Hỏi: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý là gì?
Hỏi: Các cuộc phát kiến địa lý đó có ý nghĩa gì? 
Giảng: Các cuộc phát kiến địa lý đã giúp cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản cũng dần dần hình thành. Đó là quá trình tạo ra số vốn ban đầu và những người làm thuê.
HS đọc phần 1.
- Do sản xuất phát triển, các thương nhân, thợ thủ công cần thị trường và nguyên liệu.
- Do khoa học kỹ thuật phát triển : đóng được những tàu lớn, có la bàn...
- HS trình bày trên bản đồ:
+ 1487: Điaxơ vòng qua cực Nam châu Phi. 
+ 1498 Vascô đơ Gama đến ấn Độ.
+ 1492 Côlômbô tìm ra châu Mĩ. 
+ 1519-1522: Magienlan vồng quanh trái đất.
- Tìm ra những con đường mới để nối liền giữa các châu lục đem về nguồn lợi cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Là cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý.
- Nguyên nhân : 
+ Sản xuất phát triển
+ Cần nhiên liệu
+ Cần thị trường
- Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu (SGK).
- Kết quả:
+ Tìm ra những con đường mới.
+ Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
+ Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước châu Âu.
- ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Quý tộc và thương nhân châu Âu đã tích luỹ vốn và đã giải quyết nhân công bằng cách nào?
Hỏi: Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động?
Hỏi: Với nguồn vốn và nhân công có được, quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì?
Hỏi: Những việc làm đó có tác động gì đối với xã hội?
Hỏi: Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?
Hỏi: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào?
- HS đọc phần 2.
+Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa,
+ Buôn bán nô lệ da đen.
+ Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa đ không có việc làm đ làm thuê.
- Để sử dụng nô lệ da đen đ thu lợi nhiều hơn.
- Lập xưởng sản xuất quy mô lớn.
- Lập các công ty thương mại.
- Lập các đồn điền rộng lớn.
+ Hình thức kinh doanh tư bản thay thế chế dộ tự cấp tự túc.
+ Các giai cấp mới được hình thành.
- Tư sản bao gồm quý tộc, thương nhân và chủ đồn điền.
- Giai cấp vô sản: những người làm thuê bị bóc lột thậm tệ.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
+ Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ hình thành: tạo vốn và người làm thuê.
+ Về kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời.
+ Về xã hội các giai cấp mới hình thành: Tư sản và vô sản.
+ Về chính trị: giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến đđấu tranh chống phong kiến.
* Tư sản bóc lột kiệt quệ vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản hình thành.
3. Củng cố, luyện tập:
 H ? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý và tác động của nó tới xã hội châu Âu?
 H? Quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài.
- Đọc trước bài 3: cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở châu â ... ng quân Xiêm, Thanh dành thắng lợi:
A. Đinh Bộ Lĩnh C. Lý Công Uẩn
B. Lê Lợi D. Quang Trung
HĐ2: GV hướng dẫn HS giải đáp các câu hỏi trong SGK
HĐ3: Hướng dẫn dạng bài tập thống kê các sự kiện lịch sử
Câu 1: Hãy thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa lớn từ TKXVI – nửa đầu TKXIX 
STT
Tên các cuộc khởi nghĩa
Tóm tắt diễn biến
1
2
3
Câu 2: So sánh những điểm giống và khác nhau về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học – nghệ thuật của nước Tây Sơn và Nguyễn
GV ycầu HS so sánh qua bảng:
Tây Sơn
Nguyễn
Kinh tế
Văn hoá
Giáo dục
Khoa học, nghệ thuật
4. Củng cố 
 GV hệ thống lại kiến thức bài học 
5. Dặn dò
 HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.
Lớp: 7 Tiết( TKB )..... Ngày dạy: ............/2011 Sĩ số: ....../31, Vắng: ............
Tiết 67
Bài 30 : tổng kết
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về Lịch sử thế giới trung đại và Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX 
 + Về Lịch sử thế giới trung đại: giúp HS có những hiểu biết cơ bản, những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Thấy được sự khác nhau giữa phong kiến phương Đông Và phương Tây.
 + Về Lịch sử Việt Nam: giúp HS nắm được những nét lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:
 Củng cố hiểu biết khái quát về những thành tựu mà dân tộc ta đã đạt được trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, giáo dục, kháng chiến chống ngoại xâm.
 Nâng cao những hiểu biết bước đầu về sự hình thành và phát triển rồi suy vong của chế độ phong kiến VN, các cuộc khởi nghĩa lớn.
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
 - Thấy được mối liên hệ giữa các bài các chương có một chủ đề.
 3. Thái độ
 Giáo dục cho HS ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại, nâng cao cho HS lòng yêu đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.
II. Phương tiện dạy học 
 1.Giáo viên:
 SGK, SGV, Giáo án
 2.Học sinhọc: Tìm hiểu nội dung bài hoc
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
HĐ1: GV giới thiệu tóm tắt chương trình đã học theo SGK Lịch sử 7
HĐ2: GV hướng dẫn HS giải đáp các câu hỏi trong SGK
Câu 1: Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hoá thời phong kiến
Câu 2: Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây?
Câu 3: Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công và giương cao ngon cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho tổ quốc?
Câu 4: Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?
STT
Nội dung
Các giai đoạn và sự phát triển
Ngô-Đinh-Tiền Lê
Lý-Trần-Hồ
Lê sơ
Thế kỉ XVI-XVIII
Nửa đầu thế kỉ XIX
1
Nông nghiệp
2
Thủ công nghiệp
3
Thương nghiệp
Câu 5: Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những điểm gì mới?
STT
Nội dung
Các giai đoạn và những điểm mới
Ngô-Đinh-Tiền Lê
Lý-Trần-Hồ
Lê sơ
Thế kỉ XVI-XVIII
Nửa đầu thế kỉ XIX
1
Tôn giáo
2
Giáo dục
3
Văn học
4
Nghệ thuật
5
Khoa học
4. Củng cố 
 GV hệ thống lại kiến thức bài học 
5. Dặn dò
 HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.
Lớp: 7 Tiết( TKB )..... Ngày dạy: ............/2011 Sĩ số: ....../31, Vắng: ............
Tiết 68 : ôn tập học kì II
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức 
 - Giúp HS củng cố kiến thức về lịch sử thế giới trung đại
 - Củng cố kiến thức về lịch sử dân tộc các triều đại Ngô, Đinh- Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ 
 - Giúp HS củng cố kiến thức về lịch sử Việt Nam thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI – thời Lê sơ.
 - Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục) và bảo vệ đất nước (chống xâm lược và đô hộ của nước ngoài )
 - Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, đời sống nhân dân thời Lê sơ. 
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
 - HS biết sử dụng bản đồ khi học lịch sử.
 3. Thái độ
 Củng cố nâng cao cho HS lòng yêu đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.
II. Phương tiện dạy học 
Giáo viên: 
SGK, SGV, Giáo án
Học sinhọc: Tìm hiểu nội dung bài hoc
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
HĐ1: GV hướng dẫn HS ôn tập lý thuyết 
1, Lịch sử thế giới
CH: Hãy so sánh xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây
Phong kiến phương Đông
Phong kiến phương Tây
- Quá trình hình thành và phát triển
- Cơ sở kinh tế
- Giai cấp
- Ra đời sớm, phát triển chậm chạp, suy vong muộn
- Nền nông nghiệp bó hẹp trong các làng xã
- Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
- Ra đời muộn hơn phát triển nhanh và nhanh chóng suy tàn
- Nền nông nghiệp bó hẹp trong các lãnh địa
- Lãnh chúa và nông nô
2, Lịch sử Việt Nam
 Hướng dẫn ôn tập về các triều đại Đinh, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Thời Nam-Bắc triều, Lê-Trịnh-Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn: về đấu tranh chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội.
- Các triều đại Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ:
Câu 1: Nêu thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học – nghệ thuật của nước Đại Việt các triều đại Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ?
 Câu 2: Những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học – nghệ thuật của nước Đại Việt thời Lý – Trần.
GV ycầu HS so sánh thời Lý và Trần qua bảng:
Nhà Lý
Nhà Trần
Kinh tế
Văn hoá
Giáo dục
Khoa học, nghệ thuật
- GV hướng dẫn HS ôn tập lý thuyết lịch sử Việt Nam thế kỉ XV - đầu TK XVI – thời Lê sơ:
CH1: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở nhỡng điểm nào?
Lê Thánh Tông
Lý - Trần
- Triều đình
- Các đơn vị hành chính
- Cách đào tạo, tuyển chọn và bổ dụng quan lại
- Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ(tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển) 
- Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn thể hiện việc chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên. Dưới đạo- phủ-châu-huyện-xã.
- Phương thức học tập và thi cử là chủ yếu trong cách đào tạo. Phải có học, thi đỗ, có bằng cấp mới được bổ dụng làm quan.
- Quan đại thần, quan văn võ 
- Lộ-phủ-huyện-hương-xã
- Xây QTG cho con em quý tộc sau 1 số người giỏi trong nước. đến nhà Trần lãng xã đã có trường tư, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.
CH2: Nhà nước thời Lê sơ và Lý-Trần có đặc điểm gì khác nhau?
Lê sơ: Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế
Lý –Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc
 CH3: Luật pháp Lê sơ có dặc điểm gì giống và khác thời Lý-Trần?
Giống nhau: cùng bảo vệ quyền lợ của vua, triều đình, giai cấp thống trị, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
Khác nhau: Thời Lê Sơ đầy đủ hơn qua bộ luật Hồng Đức có thêm điều luật bảo vệ nhân dân và phụ nữ.
CH4: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần?
GV ycầu HS so sánh qua bảng sau:
Thời Lý- Trần
Thời Lê sơ 
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
CH5: Xã hội Lý – Trần và Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?
CH6: So sánh văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ và Lý –Trần
Thời Lý- Trần
Thời Lê sơ 
Giai cấp, tầng lớp
Văn hoá
Giáo dục
Khoa học
Nghệ thuật
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà
4. Củng cố 
 GV hệ thống lại kiến thức bài học 
5. Dặn dò
 HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.
Lớp: 7 Tiết( TKB )..... Ngày dạy: ............/2011 Sĩ số: ....../31, Vắng: ............
Tiết 69 : ôn tập học kì II
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức 
 - Giúp HS Nắm được những nét cơ bản ở thế kỉ XVI- nửa đầu TK XIX: 
 + Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động: Nhà Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên: chiến tranh N-B triều, Trịnh-Nguyễn, Lê-Trịnh, Nguyễn, đất nước bị chia cắt
 + Phong trào khởi nghĩa của nông dân bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế ikỉ XVIII-phong trào TSơn
 + Nắm được sự thành lập của chế độ phong kiến tập quyền nhà Nguyễn
 + Tình hình xã hội mất ổn định nhưng kinh tế văn hoá vẫn có bướ phát triẻn mạnh.
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về các dạng bài tập lịch sử: 
 + Bài tập trắc nghiệm khách quan
 + Lập niên biểu các sự kiện lịch sử
 + Bài tập tự luận 
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
 - HS biết sử dụng bản đồ khi học lịch sử.
 3. Thái độ
 Củng cố nâng cao cho HS lòng yêu đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.
II. Phương tiện dạy học 
Giáo viên: 
SGK, SGV, Giáo án
Học sinhọc: Tìm hiểu nội dung bài hoc
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
- Ôn lại kiến thức giai đoạn TKXVI-nửa đầu TKXIX:
CH1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra ntn?
+ Sự mục nát của vua quan nhà lê: ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình lục đục, quan các địa phương cậy quyền ức hiếp nhân dân.
+ Các cuộc xung đột xảy ra liên miên: xung đột Nam-Bắc triều; cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn.
CH2: Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia ntn?
+ Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê.
+ Tây Sơn đã đánh tan quân xâ lược Xiêm, Thanh.
CH3: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao?
CH4: Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX?
Các lĩnh vực
Thế kỉ XVI-XVIII
Tây Sơn
Nguyễn 
1. Kinh tế
- Nông nghiệp 
- Thủ công nghiệp 
- Thương nghiệp
2. Văn hóa
- Văn học, nghệ thuật
- Khoa học-kĩ thuật
HĐ2: Hướng dẫn làm các dạng bài tập
1, GV hướng dẫn HS làm các dạng bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng 
Câu1: Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước:
A. Đinh Bộ Lĩnh C. Lý Công Uẩn
B. Lê Hoàn D. Ngô Quyền
Câu 2: Lý Công Uẩn dời đô từ HL về ĐL năm nào:
A. 1001 C. 1004
B. 1006 D. 1009
2, Hướng dẫn dạng bài tập thống kê các sự kiện lịch sử
Câu 1: Hãy thống kê các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta ở thời Lý, Trần?
STT
Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
Tóm tắt diễn biến
1
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
- Giai đoạn thứ nhất (1075)
- Giai đoạn thứ hai (1076-1077)
2
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
Bạch Hạc – Bình Lệ Nguyên – Thăng Long – Thiên Mạc ......
3
Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
Biên giới- Vạn Kiếp- Thăng Long – Thiên Trường.....
4
Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)
- Trận Vân Đồn
- Chiến thắng Bạch Đằng
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà
4. Củng cố 
 GV hệ thống lại kiến thức bài học 
5. Dặn dò
 HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 7 dung duoc.doc