I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội.
- Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
II/Phương tiện dạy học
- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội và cách nói năng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
- Máy chiếu (nếu có
- Phiếu thảo luận, bảng phụ, đạo cụ
Lớp 7 Ngày soạn 20/3/2011: Tiết 1+2 Bài 1 Tiếng nói của người hà nội i. Mục tiêu cần đạt - Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội. - Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. - Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp. II/Phương tiện dạy học - Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội và cách nói năng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. - Máy chiếu (nếu có - Phiếu thảo luận, bảng phụ, đạo cụ III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh-giáo viên Nội dung bài học Giới thiệu bài Giáo viên thuyết trình hoặc có hình thức phù hợp - GV cho học sinh nghe giọng nói của phát thanh viên trên Đài tiếng nói Việt Nam và giọng nói của phát thanh viên trên đài Hà Nội qua băng. Hỏi: + Em có cảm nhận như thế nào về giọng nói và cách phát âm của phát thanh viên trong băng? + Hãy so sánh hai giọng nói có gì giống và khác nhau? - Giáo viên dẫn dắt vào bài: Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà Hà Nội còn đẹp bởi cốt cách con người. Một trong những yếu tố góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội chính là tiếng nói của người Hà Nội Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu về đặc điểm của tiếng nói người Hà Nội + Em hãy cho biết, tiếng Hà nội có những đặc điểm gì về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp? + So sánh với ngôn ngữ toàn dân, em thấy tiếng Hà Nội có điểm giống và khác như thế nào? + Em có nhận xét gì về cách phát âm và cách viết của người Hà Nội? + Vị trí của tiếng Hà Nội trong ngôn ngữ chung của cả nước? GV kết luận: + Người Hà Nội có cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại,“tròn vành rõ chữ”. + Cách uốn giọng ngọt ngào, uyển chuyển, tạo nên nét độc đáo và riêng biệt. + Là tiếng nói hội tụ tinh hoa của bốn phương đất nước, làm rạng rỡ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - Có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nhằm giúp học sinh hiểu về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội: + Người Hà Nội có cách nói năng thanh lịch văn minh như thế nào (về cách phát âm, dùng từ, xưng hô trong giao tiếp)? + Nêu một vài ví dụ minh họa cụ thể mà em biết? - Giáo viên kết luận kiến thức: + Người Hà Nội có cách nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe. + Người Hà Nội có cách xưng hô đúng mực, cư xử nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng người đối thoại. + Người Hà Nội thường nói những lời tế nhị, không xô bồ. + Người Hà Nội luôn biết chon lọc từ ngữ để sử dụng khi giao tiếp. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh biết cách nói năng thanh lịch, văn minh - Để hướng dẫn học sinh có ý thức nói năng thanh lịch, văn minh, giáo viên có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm theo nội dung câu chuyện “Làm đẹp tiếng Hà thành” sau đó hướng dấn học sinh thảo luận: + Em có nhận xét gì cách sử dụng ngôn ngữ của Vân? + Thái độ và lời nói của bố Vân giúp cho em hiểu điều gì về cách nói năng của mỗi người? - Giáo viên kết luận: Để giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội, học sing cần rèn luyện cho mình thói quen + Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp. + Nói lời hay và cách nói hay: Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp. Không nói lời tục tĩu. Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp. Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng. + Nói phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp: tùy từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà có cách nói năng sao cho phù hợp. Hoạt động 6: Liên hệ với cách nói năng của học sinh Hà Nội hiện nay. - GV có thể đưa một số tình huống về cách nói năng của học sinh hiện nay để học sinh trao đổi và thảo luận, phân tích những nét đẹp và chưa đẹp trong việc sử dụng ngôn ngữ. - Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, châm ngônnói về cách nói năng của con người (Có thể tổ chức theo hình thức trò chơi) - Học sinh tự rút ra kết luận Hoạt động 7: Củng cố - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học - Giải đáp thắc mắc (nếu có) i. nét đẹp riêng của tiếng nói người hà nội 1. Đặc điểm của tiếng Hà Nội Tiếng Hà Nội là Tiếng Việt mang đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ, đồng thời cũng có những đặc thù riêng - Về mặt ngữ âm: Các nguyên âm được phát ra rõ ràng. Sáu thanh điệu được phát âm chính xác. Các phụ âm cuối được phát âm đúng chuẩn. - Về mặt từ vựng: Người nói tiếng Hà Nội sử dụng vốn từ toàn dân trong mọi hoạt động giao tiếp. - Về mặt chính tả: Mặc dù thiếu vắng một số phụ âm đầu và một số vần trong khi phát âm nhưng khi viết chính tả, người Hà Nội lại phân biệt rất chính xác các từ ngữ đó. : Tiếng Hà Nội là Tiếng Việt mang đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ, về cơ bản tương đối chuẩn so với ngôn ngữ toàn dân song cũng có những đặc thù riêng biệt 2. Tiếng Hà Nội - sự kết tinh những nét đẹp của ngôn ngữ Việt Nam Tiếng Hà Nội không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa và cũng không phải tiếng nói của riêng một địa phương nào mang tới. Nhiều người cho rằng: đặc trưng nổi bật, dễ thấy nhất của tiếng Hà Nội trước hết là ở giọng nói- tức hệ thống ngữ âm không thể lẫn lộn với giọng nói của các vùng khác. Giọng Hà Nội là điển hình, là tiêu biểu cho giọng nói của các tỉnh lưu vực sông Hồng, nhưng cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại, “tròn vành rõ chữ” hơn. Nét đặc sắc, sức hấp dẫn và “quyến rũ” của tiếng Hà Nội chính là ở hệ thống ngữ âm giàu chất nhạc trầm bổng, uyển chuyển, cách uốn giọng ngọt ngào thật độc đáo của người Hà Nội. Tiếng nói của người Hà Nội có vị trí nhất định trong ngôn ngữ chung của cả nước xét trên cả 3 phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Hà Nội là sự hội tụ của bốn phương, là tinh hoa của một nền văn hóa được nhiều phương ngữ bồi đắp và hun đúc nên. Đó cũng là tiếng nói, giọng nói phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu hơn cả đối với các vùng được người dân Hà Nội tỏa đi khắp nơi. Tiếng Hà Nội là một trong những nhân tố làm rạng rỡ cho mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. II. giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người hà nội 1. Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội Người Hà Nội được đánh giá là nói năng nhẹ nhàng, thanh lịch, đầy nhạc tính, dễ nghe, dùng từ chính xác, giọng nói có âm sắc ngọt ngào. Khi nói có cách uốn giọng “làm dáng” rất “điệu đà” ở các thanh hỏi, thanh sắc và thanh ngã, lâu dần thành quen tạo nên sức hấp dẫn, độc đáo của tiếng Hà Nội. Cách xưng hô của người Hà Nội cũng biểu hiện một thế ứng xử đẹp vốn có từ trong bản chất một nếp sống, nếp cư xử nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng người đối thoại. Người Hà Nội thường nói những lời tế nhị, không xô bồ, không thô thiển. Đặc biệt ở họ, lời chào khi gặp gỡ, lúc chia tay, các từ “cảm ơn, xin lỗi” như đã thành lời cửa miệng. Người Hà Nội có vốn từ giàu có, biết cách dùng từ đúng chỗ, đúng lúc và có chọn lọc. Ngay khi biểu thị sự chưa vừa ý cũng luôn biết lựa chọn những từ ngữ tế nhị, tránh lối nói năng thô lỗ, cục cằn. Người Hà Nội luôn có ý thức và niềm tự hào về lời ăn tiếng nói trong các mối quan hệ giao tiếp với mọi người. 2. Học sinh Hà Nội nói năng thanh lịch, văn minh a. Nói để người khác nghe : Củng cố - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học - Giải đáp thắc mắc (nếu có) Ngày soạn 1/4/2011: Tiết 3+4 Bài 2 GIAO TIếP, ứng xử trong gia đình I. MụC TIÊU CầN ĐạT Giúp HS : - Nắm được những nét cơ bản về tổ chức gia đình của người Hà Nội (các thế hệ trong một gia đình, quan hệ họ hàng); những mối quan hệ trong gia đình. - Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và đối với dòng họ nói chung, có hướng điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần dần nâng lên mức độ hành vi đẹp. Từ đó, xây dựng, hình thành thói quen và lối sống đẹp. - Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình. II/Phương tiện dạy học Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội Hoạt động của học sinh-giáo viên Nội dung bài học GV nên giới thiệu qua, không nên quá đi sâu, chi tiết : + Có thể cho HS lấy ví dụ trực tiếp về các thế hệ trong gia đình mình...Từ đó, nhấn mạnh ý : Các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình qui tụ lại thành nếp sống gia đình mà ta gọi đó là gia phong. + Về quan hệ họ hàng : GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa quan hệ họ hàng ở ngoại thành với quan hệ họ hàng ở nội thành. Từ đó, đặt ra vấn đề : Người Hà Nội bao giờ cũng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp được duy trì từ đời này qua đời khác của dòng họ mình. Vậy, HS phải làm gì ? Câu trả lời sẽ được mở trong phần II. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS các hành vi giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình Trước khi đi vào hướng dẫn hành vi cụ thể, GV có thể khái quát hoá kiến thức bằng 1 sơ đồ như sau : Giao tiếp, ứng xử trong gia đỡnh Giao tiếp, ứng xử đối với ụng bà Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ Giao tiếp, ứng xử với anh chị em - Đối với phần 1 : Giao tiếp, ứng xử trong gia đình : + GV cần xác định được trọng tâm: Nên chú trọng các hành vi giao tiếp, ứng xử đối với ông bà. Vì trong xã hội hiện đại, người già thường rất hay rơi vào tình trạng cô đơn, sống xa lạ ngay giữa con cháu, gia đình mình. Hơn nữa, tuổi già thường hay “trái tính, trái nết”, nhiều khi gây ra sự hiểu lầm, khó chịu cho con cháu. Do vậy, việc giáo dục, hướng dẫn hành vi cho HS sao cho HS có cách giao tiếp, ứng xử khéo léo, tế nhị với ông bà là cả một nghệ thuật. + GV có thể lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp nhưng chú trọng vào các ý sau: Con cháu phải tôn kính, hiếu thảo đối với ông bà. Quan sát, lắng nghe, học cách thấu hiểu đối với ông bà. Từ đó, đưa ra những tình huống cụ thể để hướng dẫn hành vi cho HS. + Có thể đưa ra dạng bài tập để HS dựa vào tài liệu và thực hành, sau đó lên trình bày trước lớp. Ví dụ: Bài tập thực hành theo nhóm (chuẩn bị trước ở nhà): Dựa vào định hướng của tài liệu, em hãy lập một bảng thống kê tìm hiều về tâm lý, lối sống, sở thích của ông bà mình. Sau đó, thảo luận và tìm ra những tình huống mà em thường gặp, từ đó, tìm ra những hành vi giao tiếp, ứng xử khéo léo, tế nhị với ông bà của mình? + Đưa ra các câu hỏi thảo luận có vấn đề. Ví dụ: (?) Theo em, vấn đề nào là vấn đề nổi cộm, rất hay xảy ra mâu thuẫn giữa ông bà và con cháu trong gia đình? Em hãy đề xuất những hành vi ứng xử tế nhị, khéo léo để xoa dịu những mâu thuẫn ... i tập trắc nghiệm nhanh, để khơi gợi sự hứng thú, tò mò của các em . Ví dụ: + Khi bạn cầm loại quả nào đó, bạn thấy nó không được tươi lắm. Bạn sẽ: Kệ, cứ thế ăn luôn. Cắt nó ra xem bên trong thế nào. Kể cả bên trong không được tươi lắm thì bạn vẫn cứ ăn, khát lắm rồi. Cắt nó ra, nếu có phần nào trông không ổn lắm thì cắt bớt đi rồi mới ăn phần còn lại. Thôi khỏi, vứt đi luôn. Cách bạn ăn loại quả đó thể hiện cách bạn đối xử với bạn bè: Bạn chẳng bao giờ “thù dai” . Đúng là người bạn hiếm có. Bạn chấp nhận bạn bè với cả những điểm mạnh và yếu của họ. Bạn chỉ chấp nhận những điểm tốt của bạn bè mình và luôn thẳng thắn góp ý những điều bạn cho là chưa tốt. Bạn rất kén chọn bạn bè, nhưng đừng quên: Hãy là một người bạn tốt trước đã thì bạn mới có thật nhiều bạn bè tốt chứ!. - Tương tự với các phần : Giao tiếp ứng xử với nhân viên trong trường; Giao tiếp ứng xử với khách đến trường; ứng xử văn minh với môi trường sư phạm, GV cũng đưa ra những tình huống có vấn đề để HS rút ra những hành vi đúng, văn minh, lịch sự như tài liệu đã hướng dẫn. Học tập, rèn luyện, thể hiện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường là một phần trong việc rèn luyện đạo đức, phong cách của con người. Đây phải là một quá trình thường xuyên, liên tục suốt trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Một môi trường trong sạch, lành mạnh, văn minh sẽ là cái nôi nuôi dưỡng những con người vừa có hiểu biết, vừa có văn hóa để xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp. I. Các yếu tố trong một nhà trường Trường học là một môi trường đặc thù bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan và con người. Về cơ sở vật chất, trường học bao gồm: khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi... Trường học được trang bị bàn ghế, các công cụ hỗ trợ, tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, giáo cụ trực quan, các đồ dùng dạy học...giúp thầy truyền đạt và trò tiếp thu kiến thức. Trong mỗi nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo, các lớp học sinh và nhân viên phục vụ. Trong đó, mối quan hệ thầy – trò, bạn bè, và những người làm việc trong trường học phải có qui tắc chuẩn mực riêng. Cũng vì vậy, đòi hỏi cách giao tiếp, ứng xử của mỗi người phải phù hợp với các mối quan hệ cụ thể. II. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh trong nhà trường 1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò a. Truyền thống tôn sư trọng đạo Trong lịch sử truyền thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người. Những người thầy chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao quí, nên được xã hội tôn vinh, phụ huynh quí trọng, học trò kính trọng, ghi ơn sâu sắc. Bởi vậy, đối với học trò, cách giao tiếp ứng xử với thầy cô luôn được coi trọng, vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn hóa của con người. b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo Trong giờ học: Khi thầy cô vào lớp, hãy đứng nghiêm chỉnh, vẻ mặt tươi tắn để chào thầy cô. Khi thầy cô điểm danh hoặc gọi trả lời câu hỏi, hãy trả lời một cách đầy đủ, lễ phép, có đầu có cuối. Trên lớp phải chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện với các bạn xung quanh, không nghịch dưới gầm bàn, càng không được ngủ trong giờ học. Cố gắng phát huy óc sáng tạo, chủ động trong khi học để cùng thầy cô giải đáp những vấn đề khó. Khi đứng tại chỗ hoặc lên bảng làm bài, không nên uốn éo, gãi đầu gãi tai, hoặc đút tay vào túi quần... Hãy đứng nghiêm chỉnh, mắt nhìn thẳng vào thầy cô. Khi hết giờ học, đứng nghiêm trang chờ thầy cô ra khỏi lớp trước; không nên chen lấn, xô đẩy, chạy vội ra khỏi lớp học khi chưa được sự cho phép của thầy cô. Hoàn thành bài tập thầy cô giao đúng hẹn, không bỏ bê hay làm qua quýt cho xong. Có chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh dạn nhờ thầy cô giảng lại. Khi bị thầy cô phê bình, hãy tiếp thu và sửa đổi những điều mình chưa đúng và cảm ơn thầy cô đã góp ý cho mình. Kể cả khi thầy cô lỡ trách nhầm lẫn thì vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh, lễ phép nói lại cho rõ ràng để thầy cô hiểu. 2. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ bạn bè a. Đối với bạn bè cùng lớp, cùng trường Bạn bè là nghĩa tương thân, vì thế, cần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, học hỏi nhau cùng tiến bộ. Quanh ta, các bạn mỗi người mỗi tính, mỗi nết, mỗi hoàn cảnh riêng, do đó, cần có cách ứng xử, sự quan tâm cụ thể đúng lúc và đúng chỗ, khéo léo và tế nhị. - Hãy cư xử đúng mực, hoà nhã với các bạn cùng học. Các anh chị lớp trên không nên bắt nạt lớp dưới, hãy giúp đỡ các em nhỏ hơn mình. Khi có bạn mới chuyển đến, hãy giúp bạn làm quen với môi trường, thầy cô và bạn bè mới. Không nên trêu chọc, doạ nạt làm bạn hoảng sợ. - Khoan dung với bạn bè, khi họ mắc lỗi với mình cần bình tĩnh và cho họ cơ hội sửa sai, đừng thù dai nhớ lâu, hoặc kéo bè phái gây gổ, đánh nhau. - Với những bạn gặp khó khăn về vật chất, có thể giúp bạn về sách vở, dụng cụ học tập, quần áo... nhưng phải tế nhị để bạn khỏi tủi thân. Có thái độ vui vẻ khi góp quỹ Vì bạn nghèo. Đừng nên tỏ thái độ làm một cách miễn cưỡng, gượng ép. - Những bạn có khuyết điểm hoặc có tính xấu, không nên chê cười, xa lánh mà phải gần gũi để giúp bạn sửa chữa. Không che giấu hoặc bắt chước khuyết điểm của bạn là hại bạn và hại cả mình. Càng không bao giờ được nói xấu bạn. - Trong cách xưng hô với bạn, phải tìm những lời lẽ thân mật. Tốt nhất là xưng bạn, tôi hoặc xưng tên, không nên “mày tao” mà mất đi vẻ trong sáng của tuổi học trò. - Bạn nam đối với bạn nữ cần cư xử tế nhị, vui vẻ. Phải tỏ ra biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ. Không nên rụt rè hoặc quá trớn, vô duyên. Các bạn nữ đối với nhau cũng cần thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau; coi nhau là chỗ tâm sự chuyện gia đình, bạn bè, những điều khó nói... khuyên bảo nhau để cùng tiến bộ. - Cùng nhau học tập, vui chơi, những chuyến tham quan, dã ngoại, những nhóm học giúp đỡ lẫn nhau sẽ tăng khả năng làm việc theo nhóm. b. Đối với bạn bè khác trường - Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi giao tiếp, ứng xử với bạn bè khác trường. Không đua đòi, học đòi bạn bè xấu, tránh tình trạng kéo bè phái gây gổ, đánh nhau gây ảnh hưởng đến kỉ luật và học tập. - Nhiệt tình, mạnh dạn, vui vẻ làm quen, kết bạn, học tập khi có cơ hội, đặc biệt là trong các cuộc giao lưu tập thể giữa các trường. 3. Giao tiếp, ứng xử với nhân viên trong trường 4. Giao tiếp, ứng xử với khách đến trường 5. ứng xử văn minh với môi trường sư phạm - Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn tài sản bàn ghế, các đồ dùng học tập... Không dẫm chân, ngồi hoặc nhảy lên bàn ghế, không viết bậy lên tường, mặt bàn, bảng, không làm hư hại, mất mát đối với các đồ trong phòng thí nghiệm, phòng chức năng, phòng thực hành, sách báo trong thư viện... - Có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch - đẹp, giữ vệ sinh chung trong lớp học, nhà ăn, khu vệ sinh. Vứt rác đúng nơi qui định, không xả rác bừa bãi ra lớp, sân trường, cổng trường. Không bẻ cành, hái hoa, giẫm chân lên cỏ. Tham gia trồng cây, chăm sóc cho sân trường thêm sạch, đẹp. - Có ý thức xây dựng nhà trường văn hoá, phát huy truyền thống xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nội qui, qui chế của nhà trường. Tích cực đấu tranh với các biểu hiện không lành mạnh và phòng chống các tệ nạn xã hội. Hoạt động 3: Phần củng cố - GV sơ kết lại bài học, nhấn mạnh những ý chính. - HS làm bài tập trắc nghiệm nhanh Bài tập trắc nghiệm cuối bài học Bạn thử làm bài trắc nghiệm sau đây để biết mình là người thế nào ? 1. Một bạn gái từng khá thân gần đây tự nhiên thay đổi. bạn cảm thấy hai người không còn gì để chia sẻ và thất vọng về cô ấy. bạn sẽ: a. Bỏ đi. chẳng có ý nghĩa gì khi phí phạm thời gian cho một người không chia sẻ với bạn b. Nói cho cô ấy biết bạn đã và sẽ quý trọng tình bạn của hai người thế nào, hy vọng cô ấy hiểu ra. c. Tránh xa cô ấy một thời gian xem sao 2. Bạn có lo lắng rằng cuối cùng chẳng có ai là bạn bè của mình? a. Thường xuyên và điều đó làm bạn sợ hãi b. Chẳng bao giờ, bạn chẳng cần ai hết c. Thỉnh thoảng nhưng bạn biết điều đó sẽ không xảy ra 3. Mất đi một người bạn thân cảm giác sẽ giống như: a. Mất đi một thứ gì đó b. Mất một người thân trong gia đình c. Mất đi một phần chính mình 4. Khi bạn bè nổi giận, bạn lo lắng nhất là: a. Người ấy sẽ không chơi với bạn nữa b. Một trong hai đứa hoặc cả hai sẽ nói gì đó mà về sau phải ân hận c. Người ấy sẽ làm bạn đau lòng 5. Khi bạn giận một người bạn, nghĩa là: a. Bạn cảm thấy bị xúc phạm b. Bạn có lý do chính đáng để nối giận c. Người đó chỉ trích hay ngăn không cho bạn làm gì đó bạn muốn 6. Khi gặp khó khăn, bạn có chia sẻ với bạn bè? a. Luôn luôn như thế. tôi kể mọi thứ cho bạn nghe b. Không đúng lắm, bạn không thích người khác biết nhiều về bạn c. Đa số, bạn cũng có giữ vài điều riêng tư 7. Nếu ai đó muốn kết thân với bạn, bạn sẽ: a. Thận trọng chút. bạn cần có thời gian để tin tưởng họ b. Tìm hiểu một thời gian trước khi xem họ là bạn c. Nhiệt liệt hoan nghênh 8. Sau một trận cãi nhau kịch liệt với người bạn thân nhất, bạn có cảm giác là nên: a. Từ giờ xem như không còn quen biết b. Để mình bình tĩnh lại một lúc rồi trò chuyện lại sau với người ấy c. Cố làm lành càng nhanh càng tốt 9. Cãi nhau với người khác khiến bạn cảm thấy: a. Cô độc b. Giận dữ c. Mạnh mẽ 10. Nếu bạn cảm thấy một người bạn không muốn chơi cùng bạn nữa, phản ứng của bạn là: a. Nói cho họ biết tình bạn nên được trân trọng thế nào và lần sau “lơ” luôn, xem như không quen biết b. Đối xử đặc biệt tốt với người ấy để họ lại thích bạn như trước c. Tránh xa người ấy một thời gian để họ tự suy nghĩ Kết quả 0- 35 điểm: chỉ cần mình ta Bạn không thích ai đó mong đợi bất cứ điều gì ở mình. phải dựa vào người khác cũng làm bạn căng thẳng, vì thế bạn thích tự mình làm mọi việc hơn. mặc dù điều đó giúp cho bản thân bạn khỏi thất vọng nhưng nó cũng có nghĩa là bạn hiếm khi để cho ai đó đủ gần và đủ thân để học cách tin tưởng họ. 40 - 55 điểm: cô gái độc lập Bạn dễ dàng kết bạn và chẳng e ngại có mối quan hệ bền chặt với những người mình quan tâm. nhưng bạn đủ nhạy bén để nhận ra khi nào ai đó đang lợi dụng mình và đủ mạnh mẽ để bỏ đi, chấm dứt mối liên hệ đó. trong những lúc khó khăn, bạn có xu hướng lại gần hơn với những người bạn thân thiết. Trên 55 điểm: dính bạn như sam Bạn thường làm người khác ngạc nhiên trước sự quan tâm chu đáo mà bạn dành cho bạn bè mình. chỉ có điều ít người nhận ra bạn cũng mong được đối xử lại như vậy. Bạn không cần phải quên bản thân mình quá nhiều chỉ để giữ chân bạn bè. Hãy là chính bạn và để họ nhận ra rằng bạn mạnh mẽ, đáng yêu và nhiệt tình thế nào.
Tài liệu đính kèm: