Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Vinh - Tiết 39: Từ trái nghĩa

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường  THCS TT  Ba Vinh - Tiết 39: Từ trái nghĩa

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Gv cần giúp hs đạt được :

 - Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa .

 - Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk, phấn màu, bảng phụ

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)

  Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có những loại từ đồng nghĩa nào ? Cách sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào ?

 III. Bài mới :

 1) Giới thiệu bài : (1’)

 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Vinh - Tiết 39: Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết 39:
 Bài dạy : TỪ TRÁI NGHĨA 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Gv cần giúp hs đạt được :
	- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa .
	- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk, phấn màu, bảng phụ 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	F Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có những loại từ đồng nghĩa nào ? Cách sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào ?
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
14’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa :
F Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa :
 + Trong phần dịch thơ của văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ?
+ Trong văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê” ?
F Các cặp từ trái nghĩa này có sự trái ngược về nghĩa là dựa trên cơ sở, tiêu chí nào?
F Trái nghĩa với rau già, cau già là gì ?
F Ở trường hợp 1 , già có từ trái nghĩa là gì ?
F Cặp từ già–non trái ngược nghĩa dựa trên cơ sở nào ?
F Từ già thuộc lớp từ gì ?
F Em hãy tìm thêm ví dụ về từ nhiều nghĩa có nhiều cặp từ trái nghĩa ?
F Từ sự phân tích trên , em hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa ?
- Ngẩng -Cúi
- Trẻ-già 
- Đi-trở lại 
- Hs trả lời 
- Rau non, cau non
- Già -trẻ 
- Dựa trên cơ sở về mức độ non, già của thực vật hay vật chất nào đó .
- Từ nhiều nghĩa .
- Chín : 
+ Chín xanh (quả)
+ Chín sống (cơm)
- Lành :
+ Lành độc (vị thuốc)
+ Lành dữ (tính tình)
+ Lành rách (áo, vở)
+ Lành mẻ, vỡ (đồ vật)
- Hs trả lời .
I. Thế nào là từ trái nghĩa :
 1. Tìm từ trái nghĩa có trong văn bản :
 a) Văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” 
 - Ngẩng và Cúi
 b)Văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê” 
 - Trẻ - già (tuổi tác)
 - Đi-trở lại(di chuyển)
 2. Tìm từ trái nghĩa với từ “già” :
- Già - trẻ 
- Già - non 
- Rau non , cau non (mức độ non, già của thực vật hay vật chất nào đó .)
=> Già thuộc từ nhiều nghĩa .
 3. Kết luận : 
 Khái niệm từ trái nghĩa sgk tr 128 .
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa :
F Việc sử dụng từ trái nghĩa trong các bài thơ trên có tác dụng gì ?
Gv : Trong TN Tiếng Việt cũng có sử dụng nhiều cặp từ trái nghĩa, em hãy tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong các truyện ngắn đó ?
F Tác dụng ?
Gv : Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí sống, chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá nhân người .
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo .
 (Tố Hữu)
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk .
- Tạo nên sự tương phản giữa các hình ảnh .
- Bên trọng bên khinh ‘
- Buổi đực buổi cái
- Bước thấp bước cao
- Có đi có lại 
- Gần nhà xa ngõ 
- Mắt nhắm mắt mở 
- Vô thưởng vô phạt 
à Tạo các hình ảnh tương phản gây ấn tượng mạnh , làm cho lời nói thêm sinh động .
- Đọc ghi nhớ sgk tr 128 
II. Sử dụng từ trái nghĩa :
- Các từ trái nghĩa trong 2 văn banr trên tạo nên sự đối ý tương phản các hình ảnh , hình tượng cho ta ấn tượng mạnh và sinh động .
- Trong truyện ngắn cũng sử dụng nhiều cặp từ trái nghĩa .
+ Bên trọng bên khinh ‘
+ Buổi đực buổi cái
+ Bước thấp bước cao
+ Có đi có lại 
+ Gần nhà xa ngõ 
+ Mắt nhắm mắt mở 
+ Vô thưởng vô phạt 
è Tác dụng : Tạo các hình ảnh tưởng phản gây ấn tượng mạnh , làm cho lời nói thêm sinh động .
* Kết luận :
 Ghi nhớ sgk tr 128 
10’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập : 
 Bài tập 1: 
- Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao tục ngữ ?
Bài tập 2 : 
- Hãy tìm những từ trái nghĩa với những từ in đậm?
Bài tập 3 :
 Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ ?
Bài tập 4 : 
 Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa .
Gv : Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa , gắn với những ý tưởng à thể hiện tình cảm với quê hương : Sáng-tối, ngày- đêm, mọc-lặn(MT) , Xuôi-ngược 
- Hs lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên cũng như yêu cầu của bài tập .
III. Luyện tập :
 Bài tập 1 :
+ Lành-rách 
+ Giàu-nghèo
+ Ngắn-dài
+ Đêm-ngày
+Sáng-tối.
 Bài tập 2:
- Tươi :
+ Cá tươi-Cá ươn
+ Hoa tươi-hoa héo
- Yếu :
+ Ăn yếu-ăn khoẻ
+ Học lực yếu-học lực giỏi .
- Xấu :
+ Chữ xấu-chữ đẹp
+ Đất xấu-đất tốt
Bài tập 3 : 
- Lần lượt theo thứ tự : Mềm, lại, xa, mở, ngửa, phạt, trọng, đực, cao, ráo 
Bài tập 4 :
 Sáng-tối, ngày- đêm, mọc-lặn(MT) , Xuôi-ngược 
 3) Củng cố : (2’)
	- GV củng cố 2 nội dung :
	+ Khái niệm từ trái nghĩa .
	+ Việc sử dụng từ trái nghĩa .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học bài .
	- Làm các bài tập .
	- Chuẩn bị phần ở nhà của bài luyện nói : Văn biểu cảm về sự việc, con người .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39.doc