Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Vinh - Tuần 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Vinh - Tuần 12

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giáo viên cần giúp hs đạt được :

 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ .

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ .

B. Chuẩn bị :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1065Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Vinh - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 :
Tiết 45 : Cảnh khuya
 Rằm tháng giêng
Tiết 46 : Kiểm tra TV .
Tiết 47 : Trả bài TLV số 2
Tiết 48 : Thành Ngữ .
Ngày soạn :15/11/2008
Ngày dạy : 17/11/2008
Tiết: 45 
 Văn bản : CẢNH KHUYA 
 RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
 *** Hồ Chí Minh ***
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giáo viên cần giúp hs đạt được :
	- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ .
	- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Em hãy đọc thuộc bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” .
	F Lòng thương người, tinh thần nhân đạo của tác giả Đỗ Phủ được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1 : 
 Hướng dẫn hs đọc văn bản chú thích : 
- Gọi hs đọc 2 văn bản .
- Gv lưu ý cho hs cách ngắt nhịp thơ ở bài 1 .
- Gọi hs đọc chú thích .
- Đọc 
- Đọc (Gv nhấn mạnh lại)
I. Đọc – Chú thích :
 1. Đọc 
 2. Chú thích :
5’
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản :
F Theo em, căn cứ vào các dấu hiệu nào để xếp 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” vào cùng một bài học ? 
(So sánh thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung biểu cảm ) 
à Chúc : Khai - thừa - chuyển - hợp . Hai dòng đầu tả cảnh, hai dòng sau thể hiện tâm trạng .
F Bức tranh trong sgk minh họa cho nội dung nào của văn bản ?
F Nếu cần đề tên tranh, em sẽ ghi lời thơ nào cho bức tranh ?
F Bức tranh cảnh khuya được tạo từ những lời thơ nào ?
F Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 2 bài thơ ?
F Trong chương trình Ngữ văn 7 đã học ta cũng đã gặp hình ảnh thơ nào cũng dùng tiếng suối để so sánh ?
Gv: Tiếng hát trong như tiếng nước ngọc huyền” (Thế Lữ) .
F Cách tả (so sánh) của tác giả HCM đã gợi ra một cảnh tượng như thế nào ?
F Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng được miêu tả như thế nào ở câu 2 ? 
F Từ “Lồng” ở đây có nghĩa là gì ?
(Có phải ngựa lồng, hay lồng chim )
F Việc dùng tiếng “lồng” ở đây vẽ ra một bức tranh như thế nào ?
GV: Hình ảnh thơ đã vẽ nên 1 bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. (Ô dóng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp lánh ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất thành những bông hoa thêu dệt à tạo vẻ đẹp lung linh chập chờn, ấm áp, hòa hợp, quấn quýt bởi từ “lồng” .
- Trong thơ Bác, thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người . Con người trong thơ Bác vừa là con người say đắm thiên nhiên, vừa là con người lo toan cách mạng . 
F Lời thơ nào diễn tả điều này ?
Gv: Hai câu thơ cuối đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả . 
F Câu thứ 3 thể hiện phẩm chất gì ?
F Câu 3,4 từ ngữ nào được lặp lại ?
F Em hiểu tâm sự lo nổi nước nhà của Bác như thế nào ?
F Như vậy, Người chưa ngủ trong lời thơ 4 phản ánh cảm xúc tâm hồn gì của tác giả ?
Gv: Câu thơ thứ 3 à Chuyển từ thiên nhiên à Tâm trạng .
Câu thơ thứ 4 mới là câu đúc kết toàn bài (hợp) sự chuyển biến vừa bất ngờ vừa tự nhiên của tâm trạng .
 Chính vì thức tới cảnh khuya lo chuyện nước nhà đã bắt gặp được cảnh đêm trăng tuyệt đẹp à 2 nét tâm trạng này thống nhất, hòa hợp trong con người Bác, giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong một vị lãnh tụ .
- Cùng hoàn cảnh sáng tác tại VN những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp .
- Cùng tác giả : HCM 
- Cùng thể thơ : TNTT .
- Cùng kết hợp miêu tả với biểu cảm .
- Thể hiện cảnh đẹp, tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước và phong thái lạc quan của HCM .
- Đêm trăng trong rằm tháng giêng .
- Rằm xuân lồng lộng trăng soi, khuya về bát ngát, trăng ngồi đầy thuyền .
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” .
- Dùng cách so sánh đặc sắc à ấn tượng về âm thanh .
 “Côn Sơn suối chảy rì rầm, 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” . 
 (Nguyễn Trãi )
- Sự sống thanh bình của thiên nhiên núi rừng trong đêm à Tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung .
- “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
- Lồng : cho vào bên trong 1 vật (cảnh vật) khác thật khớp để cùng làm một chỉnh thể .
- Bức tranh toàn cảnh với, cây, hoa, trăng hòa hợp sống động .
- Nghe 
- “Cảnh khuya .
 Chưa ngủ ..”
- Sự rung động niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc .
- “Chưa ngủ” 
- Lo cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho đến ngày thắng lợi .
- Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn tác giả.
II. Tìm hiểu văn bản :
 1. Văn bản “Cảnh khuya”
 a) Bức tranh cảnh khuya trong thơ:
 “Tiếng suối 
 Trăng lồng .”
à Dùng cách so sánh đặc sắc, tạo ấn tượng về âm thanh .
à Tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung .
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
- Bức tranh toàn cảnh với, cây, hoa, trăng hòa hợp sống động à tạo vẻ đẹp lung linh, chạp chờn, ấm áp .
=> Sự sống thanh bình của thiên nhiên núi rừng trong đêm .
 b) Hình ảnh con người trong cảnh khuya :
 “Cảnh khuya 
 Chưa ngủ .”
à Sự rung động niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc .
à Thể hiện tình yêu nước thuờng trực trong tâm hồn tác giả .
=> Hai nét tâm trạng này thống nhất hòa hợp trong con người Bác , Giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong một vị lãnh tụ .
15’
F Em có nhận xét gì về thể thơ của phần phiên âm và dịch thơ ?
Gv: Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm mới .
F Tác giả đã tả không gian đêm rằm ấy qua hình ảnh thơ nào ?
F Nguyệt chính viễn nghĩa là gì ?
F Không gian trong đêm trăng tròn nhất được tả như thế nào ?
F Em có nhận xét gì về không gian này ?
Gv: Hai câu đầu đã vẽ ra một khung cảnh khung gian cao rộng bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm trăng tháng giêng . Câu thơ mở ra một khung cảnh bầu trời cao rộng, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn tỏa sáng lung linh . Ở câu thơ 2 phần phiên âm có 3 chữ xuân (à2) thể hiện sự hòa hợp của không gian , bất ngát, không có giới hạn.
F Cảm xúc của tác giả gọi lên từng cảnh xuan này như thế nào ?
- Giữa đêm trăng lồng lộng ấy xuất hiện hình ảnh con thuyền chở người kháng chiến .
F Lời thơ nào tạo hình ảnh này ?
F Em hiểu như thế nào về chi tiết bàn việc quân ?
F Qua chi tiết này phản ánh tính cách gì của tác giả?
F Câu cuối gợi cho em về cảnh tượng như thế nào ?
F Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa người với cảnh vật ở đây ?
F Qua đây, ta hiểu thêm gì về tâm hồn của HCM ?
F Bài Nguyên tiêu có hình ảnh tương đồng với bài nào đã học ? 
- Phiên âm : TNTT 
- Dich thơ : Lục bác .
- Rằm xuân . 
- Sông xuân .
- Trăng tròn nhất 
- Sông, nước, bầu trời lẫn vào nhau .
- Không gian bát ngát, tràn ngập ánh trăng .
- Nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên .
- Giữa dòng .
- Bàn việc kháng chiến chống Pháp rất khẩn trương .
- Bàn việc sinh tử của đất nước .
- Lo toan công việc kháng chiến .
- Tình yêu CN, yêu nước .
Con ngừơi chở cả trăng và người chiến sĩ kháng chiến đang lướt nhanh .
- Con thuyền chở người kháng chiến đang lướt trên sông trăng .
- Gắn bó, hòa hợp .
- Tâm hồn yêu nuớc của Bác luôn rộng mở với thiên nhiên .
- Suy rộng ra đó là vẻ đẹp của tình yêu đất nước .
- Bài Phong kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Phong kiều) .
- Câu 4: Dạ bán chung thanh đón khách thuyền (Nữa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách )
 2. Văn bản : “Rằm tháng giêng”
 a) Cảnh đêm rằn tháng giêng :
 “Rằm xuân .
 Sông xuân .”
=> Không gian bát ngát, tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đếm trăng rằm tháng giêng .
à Thể hiện tình cảm nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên .
 b) Hình ảnh con ngừơi giữa đêm rằm tháng giêng :
“Giữa dòng bàn bach việc quân , khuya về bất ngát trăng ngân đầy thuyền”
à Lo việc kháng chiến (tình yêu nước) 
à Con thuyền chở người kháng chiến lướt trên sông trăng (tình yêu thiên nhiên)
=> Gắn bó, hòa hợp .
4’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tổng kết :
Gv: Cảnh khuya và rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
F Hai bài thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác như thế nào ?
F Hai bài thơ mang giá trị nghệ thuật gì ?
- Mặc dù cả ngày ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tam hồn Bác luôn rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của một đêm trăng rừng, của “tiếng hát xa” hay hình ảnh ung dung, lạc quan của vị lãnh tụ và các đồng chí bàn việc quân trên dòng sông lấp lấp 
 => Phong thái ấy toát lên vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại, khỏe khắn, trẻ trung .
- Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên kết hợp màu sắc cổ điển và hiện đại trong thơ.
III. Tổng kết :
 Ghi nhớ sgk tr 143 .
 3) Củng cố : (3’) 
	- Hai bài thơ điều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc .
	F Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào ?
	- Hãy đọc một số bài thơ, câu thơ của Bác viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc 2 bài thơ .
	- Học nội dung bài và ghi nhớ sgk tr 143 .
	- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra TV 1 tiết .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Tuần: 12 Ngày ra đề: 15/11/2008
Tiết: 46 Ngày kiểm tra: 19/11/2008 
KIEÅM TRA TIEÁNG VIEÄT
I.Mục tieâu cần đạt:
 -Giuùp HS heä thoáng kieán thöùc phaàn tiếng Việt ñaõ học.
 - Reøn luyện cho HS tính tự giaùc học tập nghieâmtuùc, naâng cao yù thöùc khi laøm baøi kieåm tra. 
II.Phạm vi cần đạt:
 Phần tiếng Việt ñaõ hoïc töø ñaàu naêm hoïc ñeán heát tuaàn 10.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 8:2
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thoâng hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ gheùp
C1
 0,5 
C2
 0,5
2
 1
Töø laùy
C3
 0,5
C4
 0,5
2
 1
Ñaïi töø
1
 1
C5
 0,5
C6
 0,5
3
 2
Töø Haùn Vieät
C7
 0,5
C8
 0,5 
2
 1
Quan heä töø.
C9
 0,5
C10
 0,5 
2
 1
Töø ñoàng nghóa
C11
 0,5 
C12
 0,5 
2
 1
Töø traùi nghóa
C13
 0,5 
C14
 0,5 
2
 1
Töø ñoàng aâm
C15
 0,5 
C16
 0,5 
1
 1
3
 2
Coäng
7
 4
7
 4
4
 2
18
 10
 ĐỀ:
I. Phần trắc nghiệm:( 8 điểm) 
 Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Thế nào là từ ghép chính phụ?
Từ có hai tiếng có nghĩa.
Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 2: Các từ sau thuộc loại từ ghép nào? :
 quần áo, sách vở, nhà cửa, bàn ghế.
 A. Từ ghép đẳng lập. B. Từ ghép chính phụ.
 C. Không phải từ ghép đẳng lập. D. Không phải từ ghép chính phụ.
Câu 3: Từ láy là gì?
Từ gồm nhiều tiếng có nghĩa.
Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
Từ gồm hai tiếng trở lên có sự hòa phối âm thanh và sự kết hợp tạo nghĩa giữa các tiếng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
 A. lành lạnh. B. lạnh lẽo. C. lạnh ngắt. D. lạnh tanh.
Câu 5: Đại từ: ai, gì,hỏi về gì?
 A. Hỏi về người, sự vật. B. Hỏi về số lượng.
 C. Hỏi về thời gian. D. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
Câu 6: Đại từ nào sau đây không cùng loại?
 A. Tôi. B. Họ. C. Hắn. D. Ai.
Câu 7: Từ ghép Hán Việt được phân thành mấy loại chính?
 A. 1. B. 2. C.3. D.4.
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào dùng để nói cái chết của những anh hùng liệt sĩ?
 A. Viên tịch. B. Hi sinh. C. Băng hà. D. Từ trần.
Câu 9: Thế nào là quan hệ từ?
Là từ chỉ người và vật.
Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật.
Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu.
Là từ gồm các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.
Câu 10: Từ nào sau đây không phải là quan hệ từ?
 A. vừa. B. trắng. C. với. D. mặc dầu.
Câu 11: Chọn một từ thích hợp thay thế cho từ gạch chân trong câu:
 “Nhà vua đã qua đời.”
 A. mất. B. băng hà. C. viên tịch. D. tạ thế.
Câu 12: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chổ trống trong câu:
 “Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau”
 A. hưởng thụ. B. hưởng lạc. C. thừa hưởng. D. nối bước.
Câu 13: Từ trái nghĩa là từ?
 A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
 C. Là những từ có chung về một nét nghĩa. D. Là những từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
Câu 14: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
 A. sống- chết. B. nóng- lạnh. C. lành- rách. D. cười- nói.
Câu 15: Thế nào là từ đồng âm?
Là những từ giống nhau về âm thanh.
Là những từ giống nhau về ý nghĩa.
Là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Câu 16: Tìm từ đồng âm trong câu sau: “Ruồi đậu mâm xôi đậu.”
 A. ruồi- xôi. B. đậu- đậu. C. ruồi- mâm. D. mâm- đậu.
II. Tự luận: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm)Hãy tìm và điền đại từ thích hợp vào chổ trống trong câu:
 về có nhớ..chăng,
 ..về,..nhớ hàm răngcười.
Câu 2: (1 điểm) Đặt câu với cặp từ đồng âm sau:
Bàn(danh từ)- bàn(Động từ)
Sâu(danh từ)- sâu(tính từ)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I/ TRẮC NGHIỆM: Moãi caâu laøm ñuùng ñöôïc 0,5 điểm, tổng 8 điểm.
Caâu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Ñ/aùn
D
A
D
A
A
D
B
B
C
B
B
A
A
D
C
B
II.Phần tự luận: (2 điểm.)
Câu 1: ( 1 điểm)
 Điền các đại từ: mình, ta.
Câu 2: ( 1 điểm)
 HS đặt câu đúng ngữ pháp, đúng yêu cầu.
Cuûng coá- daën doø:
Thu baøi, nhaän xeùt tieát kieåm tra.
Xem baøi kieåm tra baøi vieát soá 2 ñeå tieát sau traû baøi kieåm tra baøi vieát soá 2. 
 F. Ruùt kinh nghieäm:
Ngày soạn :15/11/2008
Ngày dạy : 20/11/2008
Tiết: 47 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Qua tiết trả bài giúp hs :
	- Ôn lại văn biểu cảm .
	- Nắm vững các bước thực hiện một bài văn .
	- Nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của từng phần .
	- Sửa chữa một số lỗi : Trình bày. diễn đạt, chính tả 
	- Giáo dục ý thức học tập .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , bài kiểm tra của hs 
	- Hs : Xem lại lý thuyết văn biểu cảm .
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : ( 2’) 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện đáp án phần trắc nghiệm.
 GV gọi HS đọc câu hỏi và các đáp án trả lời
 HS trong lớp chọn câu trả lời đúng nhất, cả lớp cùng nhận xét.
 GV kết luận câu trả lời đúng.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập dàn bài cho phần tự luận.
 GV gọi HS đọc câu hỏi tự luận
 GV hướng dẫn HS lập dàn bài cho đề trên.( ở tiết viết bài viết số 2)
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sữa các lỗi mắc phải khi làm bài kiểm tra.
 GV chỉ ra các lỗi HS mắc phải khi làm bài kiểm tra.
 HS sữa các lỗi mà mình đã mắc phải về: chính tả, diễn đạt,
 3) Củng cố : (4’) 
	- Gv phát bài kiểm tra .
	- Hs xem lại bài, hô điểm, GV ghi điểm vào sổ .
	- Đọc 1 số bài tốt .
	- Gv nhận xét chung .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’) 
Chú ý sửa một số lỗi trong bài kiểm tra .
	- Xem lại lý thuýêt văn biểu cảm .
	- Xem trước bài thành ngữ sgk tr 143 .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn :15/11/2008
Ngày dạy : 21/11/2008
Tiết: 48 
 Bài dạy : THÀNH NGỮ 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp hs :
	- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ .
	- Tăng thêm vốn thành ngữ.
	- Có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (2’) 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
Hoạt động1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm thành ngữ : 
- Cho hs đọc các câu .
F Có thể thay thế các từ trong cụm từ này bằng từ khác được hay không ?
F Có thể thêm, xen một vài từ khác vào cụm từ được không ?
F Có thể thay thế vị trí của các từ trong cụm từ được không ?
F Thay đổi vị trí như thế nào ?
F Từ những nhận xét trên ta có thể rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo cụm từ này ?
F Cụm từ lên thác, xuống ghềnh có nghĩa là gì ?
F Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh ?
F Cụm từ nhanh như chớp có nghĩa là gì ?
F Tại sao nói nhanh như chớp ?
F Trong hai cụm từ “lên thác xuống ghềnh”, “nhanh như chớp” cụm từ có nghĩa suy ra trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt, nghĩa hàm ẩn ?
F Em hãy tìm 1 số cụm từ khác ?
F Những cụm từ trên được gọi là thành ngữ , Vậy thành ngữ là gì ?
F Nghĩa của thành ngữ như thế nào ?
- Không thể .
- Không thể .
- Có thể .
- Lên ghềnh xuống thác. 
- Xuống thác lên ghềnh .
à Cụm từ có cấu tạo cố định .
- Thác : Chỗ dòng nước chảy qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, suối .
- Ghềnh : Nước nông, đá lỏm chỏm , nước chảy xiết .
=> Cả 2 nơi thác và ghềnh đều là địa hình rất khó khăn vừa lên ngọn thác lại gặp ngay cái ghềnh 
- Để nói về sự gian truân vất vả .
- Hành động nào đó rất nhanh (như chớp) , nhanh đến không ngờ .
- Khen ai làm gì rất nhanh 
- Nhanh như chớp à nghĩa đen .
- Len thác xuống ghềnh à nghĩa bóng .
- Hs sinh tìm hiểu .
- Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh .
- Nghĩa :
+ Trực tiếp từ nghĩa đen.
+ Nghĩa hàm ẩn (so sánh, ẩn dụ )
I. Thế nào là thành ngữ?
 1. Xét cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao .
 “Nước non lận đận một mình, thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay .
 2. Nhận xét : 
 - Không thể thay thế vài từ trong cụm từ này bằng từ khác .
 - Không thể xen vào vài từ khác vào cụm từ này .
 - Có thể thay đổi vị trí các từ .
=> Sự gian truân, vất vả.
 - Tham sống sự chết.
 - Bùn lầy nước đọng .
 - Mưa to gió lớn .
 - Mẹ goá con côi .
 - Năm châu bốn biển .
 - Lên thác xuống ghềnh 
 - Ruột để ngoài da .
 - Lòng lang dọ sói .
 - Rán sành ra mở .
 - Khẩu phật tâm xà .
 3. Ghi nhớ : sgk tr 144 
8’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs cách sử dụng thành ngữ :
F Hãy xác định vai trò ngữ pháp cua thành ngữ trong các câu sau (sgk tr144)
F Em hãy so sánh bảy nổi ba chìm với lang thang, phiêu bạt . Tắt lửa tối đèn với khó khăn, hoạn nạn ?
- Gọi hs đọc .
-Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
à Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc, tiết kiệm được lời mà ý nghĩa vẫn nhiều .
- Có tình hình tượng cao vì gợi cho ta nhiều ấn tượng sinh động .
- Đọc 
II. Sử dụng thành ngữ .
 BT1 : 
 a) Thành ngữ làm vị ngữ .
 b) Thành ngữ làm PN cho DT .
 BT2 : Thành ngữ ngắn gọn có tính hàm xúc, có tính hình tượng, biểu cảm cao .
* Kết luận : ghi nhớ sgk tr144 .
12’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập :
 Bài tập 1 : Tìm và giải thích các thành ngữ có trong câu
a) Sơn hào hải vị .
 Nem công chả phượng .
b) Khỏe như voi .
Tứ cố vô thân .
c) Da mồi tóc sương .
Bài tập 2 : Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn, để thấy lai lịch của các thành ngữ : Con rồng cháu tiên, Ếch ngồi đáy giếng , Thầy bói xem voi (hs tự kể )
Bài tập 3 : Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn :
Bài tập 4 : Sưu tàm thành ngữ .
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và bài tập .
III. Luyện tập :
 BT1 : 
a) Sơn hào hải vị à (Món ăn trên núi, vị ăn ở biển) => Những thức ăn quý ở mọi nơi được chọn lựa .
 - Nem công chả phượng à Những món ăn ngon, sang và quý .
 b) Khỏe như voi à Sức khoẻ hơn người thường nhiều lần .
 - Tứ cố vô thân à nhìn bốn bên không có ai là người thân à hoàn cảnh của người cô đơn không có ai thân thuộc .
 c) Da mồi tóc sương à tuổi già 
Bt2 : hs về nhà làm .
BT3 : 
- Lời ăn tiếng nói.
- Một nắng hai sương 
- Ngày lành tháng tốt .
- No cơm ấm cật .
- Bách chiến bách thắng .
- Sinh cơ lập nghiệp .
BT4 : Hs tự sưu tầm .
 3) Củng cố : (4’)
	- Gv nhấn mạnh lại lại khái niệm, nghĩa, và cách sử dụng thành ngữ .
 4) Đánh giá tiết học : (1’)
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học bài .
	- Sưu tầm thành ngữ .
	- Chuẩn bị tiết sau trả bài kiểm tra văn, kiểm tra tiếng Việt.
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc