Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ.

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu và phân tích tác phẩm thơ hiện đại theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, kính yêu Bác Hồ.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 - GV: giáo án, tuyển tập Thơ Hồ Chí Minh ( nếu có ).

 - HS: bài soạn

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	12
Tiết:	45	CẢNH KHUYA
	 RẰM THÁNG GIÊNG
	- Hồ Chí Minh -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích tác phẩm thơ hiện đại theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, kính yêu Bác Hồ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
	- GV: giáo án, tuyển tập Thơ Hồ Chí Minh ( nếu có ).
	- HS: bài soạn.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và cho biết suy nghĩ, tình cảm của Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ đó?
	3. Giới thiệu bài mới.
GV: Gọi hs đọc chú thích sgk , giúp hs nhận biết tác giả và bút danh, cuộc đời
HS : Thực hiện và lắng nghe 
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong 2 bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS :Thảo luận
GV: Bức tranh về cảnh khuya được đặc tả qua lời thơ nào ? em nhận xét gì về cách miêu tả, cảnh tượng ?
HS : Thảo luận
( Lời thơ thứ nhất gợi tả bằng âm thanh, lời thơ thứ hai gợi tả bằng đường nét của trăng tạo bức tranh thiên nhiên trong trẻo . . )
GV: Hình ảnh thơ nào cho thấy sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người lo toan ?
HS : Thảo luận
GV: Người chưa ngủ vì lí do gì ?trạng thái chưa ngủ phản ánhcảm xúc tâm hồn nào ?
HS:Thưởng ngoạn say đắm hoà hợp với thiên nhiên
GV: Theo em nỗi lo nước nhà của Bác như thế nào?
HS : Cuộc kháng chiến gian khổ đến ngày thắng lợi
GV: Lời thơ thứ 4 phản ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả ?
HS : Yêu nước
GV: Em cảm nhận được ý nghĩa phản ánh và biểu hiện nào ?
HS :Thảo luận
GV: Cảnh đêm rằm được ghi nhận như thế nào ? và hình ảnh đó gợi không gian như thế nào ?
HS : Hình ảnh trăng tròn gợi lên không gian bát ngát ánh trăng.
GV: Em hiểu như thế nào qua lời thơ thứ hai ? sự lặp lại từ xuân tạo sắc thái đặc biệt nào về đêm rằm ?
HS : Trăng soi tỏ khắp nơi . . sáng sủa đầy sức sống
GV: Cảm xúc nào được gợi lên từ cảnh đêm rằm? 
HS : Thảo luận
GV: Giữa đêm trăng rằm hình ảnh con người xuất hiện có ý nghĩa gì ?
HS : Thảo luận
GV: Em hiểu như thế nào về chi riết bàn việc quân ? tình cảm nào được phản ảnh qua lời thơ đó ?
HS : Bàn việc sinh tử của đất nước thấy được sự lo toan và tình yêu cho cách mạng.
GV: Câu cuối gợi cho em hình dung cảnh tượng như thế nào ? em cảm nhận được gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình ?
HS : Con thuyền chở trăng và người kháng chiến tạo sự gắn bó hoà hợp.
GV: Sự hoà hợp này cho ta thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn ?
HS : Thảo luận
Cho biết ý nghĩa, vẻ đẹp tâm hồn và phong cách sống của Bác qua 2 văn bản ?
TL: 
- Cảnh thiên nhiên tươi đẹp với cảnh trăng lộng lẫy, tình yêu thiên nhiên cách mạng.
- Tâm hồn nhạy cảm và trân trọng vẻ đẹp của tạo hoá
- Phong cách lạc quan giàu chất thi sĩ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác :
SGK/141.
2. Bố cục:
Thất ngôn tứ tuyệt
Lục bát
II. Phân tích.
Bài 1:
a. Bức tranh cảnh khuya
Tiếng suối . . .
Trăng lồng . ..
=> Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng gần gũi, gợi niềm vui với sự sống con người
b. Hình ảnh con người
Cảnh khuya như vẻ . . .
Chưa ngủ . . .
→ Phản ánh vẻ đẹp đêm khuya
→ Biểu hiện tình yêu nước gắn liền với tình yêu đất nước.
Bài 2/ Rằm tháng giêng
a. Cảnh đêm rằm
Kim dạ . . .
Xuân giang . . .
→ Không gian bát ngát tràn đầy ánh trăng => nồng nàn tha thiết với vẻ đẹp với thiên nhiên.
b. Hình ảnh con người.
→ Lo toan cho cuộc kháng chiến và cách mạng 
=> tâm hồn yêu nước luôn rộng mở với thiên nhiên.
III. Tổng kết :
 ghi nhớ/SGK
IV. Luyện tập.
4. Củng cố: 
-Tìm những nét chung và riêng của 2 bài thơ.
	5. Dặn dò: 
- Học thuộc lòng 2 bài thơ.
- Ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết phần Tiếng Việt.
Tiết:	46	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 TIẾT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Những kiến thức về tiếng Việt đã học ở HKI.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
GV: Đề kiểm tra
HS: Giấy, bút
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
2.Kiểm tra
3.Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
4.Dặn dò:
Soạn bài “Thành ngữ”
Tiết:	47	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
1. Kỹ năng:
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
GV: chấm kỹ bài làm của học sinh, tổng hợp những lỗi sai trong bài làm của học sinh.
HS:củng cố kiến thức đã học, nhớ lại bài làm của mình.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Thực hiện tiết trả bài
a.Đề: GV ghi đề bài lên bảng
b.Xác định :
- Phương thức biểu đạt:
- Nội dung biểu đạt
c.Nhận xét:
- Ưu:
- Tồn tại
d.Sưả lỗi:
-Lỗi diễn đạt
-Lỗi chính tả
đ.Đọc bài văn hay
g.Phát bài, đọc điểm vào sổ
3.Củng cố: Xem lại bài làm
4.Dặn dò: Soạn bài “Thành ngữ”
TUẦN : 
TIẾT : 48	THÀNH NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
B/ CHUẨN BỊ:
	* GV: 
	* HS:
C/ TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 	1/ Ổn định :
	2/ Bài cu :
H: 
TL:
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Gọi hs đọc sgk
HS : Thực hiện.
GV: Có thể thay cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” được không ? Tại sao ?
HS : Thảo luận
Không thể thay vì nội dung câu cũng thay đổi theo
GV:Có thể hoán đổi các vị trí được không? Vì sao?
HS : Không vì trật tự của nó cố định
GV: Nhận xét và rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của cụm từ ?
HS : Chặt chẽ về thứ tự và nội dung.
GV: Giải nghĩa các thành ngữ
HS : Thực hiện.
Bài tập bổ trợ: tìm các thành ngữ đồng nghĩa với thành ngữ nước đổ lá khoai, lòng lang dạ thú.
- Nước đổ đầu vịt, nước đổ lá môn, như đấm bông, như nói với đầu gối, nước lã ra sông.
- Dã tràng xe cát biển đông . . .
GV: Xác định vai trò ngữ pháp trong mục II.1 sgk
HS : Thảo luận
Làm vị ngữ trong câu.
Làm phụ ngữ trong câu.
GV: Phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ trong mục II.1 sgk
HS : Cô động hàm súc gợi liên tưởng
GV: Tìm một số thành ngữ để minh hoạ
HS : Thực hiện
- lên thác xuống ghềnh
- ruột để ngoài da
- lên thác xuống ghềnh
- tham sống sợ chết
- bùn lầy nước đọng
- mưa to gió lớn
Bài tập 1
Tìm và giải thích các thành ngữ
TL:
Sơn hào hải vị, nem công chả phượng
Khoẻ như voi , tứ cố vô thân
Da mồi tóc sương
Bài tập 2/ Hướng dẫn học sinh thực hiện
- Chúng ta đều là dòng dõi con Rồng cháu Tiên cả.
- Tranh cãi làm gì với thằng ếch ngồi đáy giếng ấy.
- Cứ đánh giá bạn bè theo kiểu thầy bói xem voi.
Bài tập 3/ Điền từ vào chổ trống
- Lời qua tiếng lại
- Một nắng hai mưa
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm áo
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
I. Tìm hiểu bài.
1. Thế nào là thành ngữ.
a. Vd/ Sgk
Lên thác xuống ghềnh
-> Cụm từ cố định
VD: Tham sống sợ chết
-> Hiểu từ nghĩa đen.
VD: Lá lành đùm lá rách.
-> Chuyển nghĩa (ẩn dụ)
b. Ghi nhớ :sgk
2. Sử dụng thành ngữ
a. Vd/ Sgk
VD: Bảy nổi ba chìm
-> Làm vị ngữ
VD : Tắt lửa tối đèn.
-> Làm phụ ngữ cho danh từ “Khi”
b. Ghi nhớ :sgk
II. Luyện tập:
4. Củng cố. 
Nhắc lại 2 phần ghi nhớ .
	5. Dặn dò: 
- Xem lại các lỗi sai của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng Việt cũng như phần đáp án đúng để tiết sau trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc