Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Khái niệm ca dao dân ca.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nội dung nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề những câu hát về tình cảm gia đình.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Thuộc những bài ca dao đã học về chủ đề này và biết thêm một số bài thuộc chủ đề này.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình cảm kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Thầy: SGK, bài soạn, tư liệu về những bài ca dao tình cảm gia đình.

 - Trò: SGK, vở bài tập

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	03
Tiết:	09	CA DAO DÂN CA
	NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Khái niệm ca dao dân ca.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nội dung nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề những câu hát về tình cảm gia đình.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Thuộc những bài ca dao đã học về chủ đề này và biết thêm một số bài thuộc chủ đề này.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình cảm kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn, tư liệu về những bài ca dao tình cảm gia đình.
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ.
H: Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Em cảm nhận được gì qua văn bản này?
	3. Giới thiệu bài mới.
Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của ông bà, anh chị  Mái ấm gia đình là nơi ta tìm về niềm an ủi, đông viên, nghe những lời bảo ban, chân tình. Tình cảm ấy được thể hiện qua các bài ca dao mà hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
GV: Dựa vào chú thích sgk cho biết thế nào là ca dao, dân ca ?
HS: Thảo luận.
GV chốt:
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
- Ca dao là lời thơ của dân ca
GV: Đọc 4 bài trong văn bản
HS: Thực hiện
GV: Vì sao 4 bài ca dao được xếp trong 1 văn bản?
HS: Những câu hát về tình cảm gia đình
GV: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về việc gì?
HS: Thảo luận
GV: Cù lao chín chữ có y nghĩa khái quát điều gì ?
HS: Thảo luận
GV: Cách so sánh trong bài có gì đặc sắc ?
HS: Phát biểu
GV: Trước sự lớn lao đó ta phải làm gì ?
HS: Thảo luận + Phát biểu
Cái ngủ mày ngủ cho lâu.
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về.
Bắt được mười tám con trê.
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
GV: Bài ca dao diễn tả tâm trạng của ai ? trong thời gian, không gian cụ thể như thế nào ?
HS: Chiều chiều, ngõ sau
GV: Thời gian không gian có gì đặc biệt ? nghệ thuật được sử dụng ?
HS: Trả lời/ nghệ thuật ẩn dụ ( “ruột đau chín chiều” )
GV: Trong thời gian không gian đó thì tâm trạng như thế nào ?
HS: Thảo luận nhóm ( diễn tả tâm trạng nhớ nhung buồn tủi nhớ nhà nhớ cha mẹ da diết.) 
Chiều chiều ra đứng bờ sông.
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Chiều chiều ra đứng ngó xuôi.
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.
GV: Cho biết nét độc đáo để diễn tả nỗi nhớ ông bà là gì ? vì sao lại dùng hình ảnh đó để diễn tả nỗi nhớ ?
HS: Thảo luận
GV: Hình ảnh so sánh đó có sức diễn tả nỗi nhớ đó ntn ?
HS: Thảo luận
GV: Qua từ ngó chúng ta hiểu được điều gì ?
HS: Sự kính trọng ( Nuộc lạt gợi nhớ công sức lao động bền bỉ của ông bà để tạo lập gia đình.Mái nhà ấm cúng,gợi tình cảm nối kết bền chặt.)
GV: Cho biết nghĩa của các từ người xa, bác mẹ, cùng thân ?
HS: Thảo luận
GV: Em cảm nhận được gì v6 tình cảm đó ?
HS: Cùng quan hệ ruột thịt
GV: Bài ca dao ví tình anh em ntn ? Anh em hoà thuận có ý nghĩa gì ?
HS: Thảo luận
GV: Cho biết ý nghĩa của bài ca dao đó?
HS: Đề cao truyền thống nhắn nhủ tình đoàn kết
Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
Hướng dẫn:
- Là một tình cảm thiêng liêng
- Biểu hiên sự kính trọng, quý mến
- Sự nhớ nhung trước sự hi sinh cao cả.
I. Tìm hiểu chung:
1 .Thế nào là ca dao, dân ca.
 ( chú thích dấu * SGK/35).
Ca dao dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian,kết hợp lời và nhạc,diễn tả đời sống nội tâm của con người.
2. Đọc :
II. Phân tích:
Bài 1
 Công lao của cha mẹ , bổn phận và trách nhiệm của chúng ta
Bài 2.
Tâm trạng nỗi buồn của người con gái xa quê nhớ mẹ, quê hương
Bài 3
Diễn tả nỗi nhớ, sự kính yêu và biết ơn đối với ông bà.
Bài 4
Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt
III. Tổng kết:
+ Nghệ thuật được sử dụng trong 4 bài ca dao:
+ Thể thơ lục bát.
+ Âm điệu tâm tình nhắn nhủ.
+ Các hình ảnh thân tình quen thuộc : núi,biển ,chân, tay,chiều chiều.
+ Lời ca độc thoại,kết cấu một vế 
+ Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao,dân ca.Những câu chủ đề này thường là lời ru của mẹ,lời của cha mẹ,ông bà đối với con cháu,lời của con cháu nói vể cha mẹ,ông bà và thường là dùng các hình ảnh ẩn dụ so sánh quen thuộc,để bày tỏ tâm tình,nhắc nhở về công ơn sinh thành về tình mẫu tử và tình anh em rụôt thịt.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố : 
- Học thuộc 4 bài ca dao, nội dung, nghệ thuật từng bài.
- Tìm những bài ca dao khác có chủ đề về tình cảm gia đình.
	5. Dặn dò:
- Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước.
- Đọc kĩ 4 bài ca dao
- Trả lời câu hỏi SGK/39
Tiết:	10	NHỮNG CÂU HÁT
	VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao, dân ca về tình yêu quê hương-đất nước – con người
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
3. Thái độ:
- Tình yêu quê hương đất nước, con ngưới được mở rộng và nâng cao từ tình cảm gia đình. 
- Niềm tự hào về cảnh đẹp, sự giàu có sự phong phú, bản sắc riêng của từng vùng - miền đất nước.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
H: Em gặp những nét nghệ thuật nổi bật nào trong văn bản ca dao dân ca vừa học
TL: Dùng thể thơ luc bát; các hình ảnh so sánh, ẩn dụ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Giới thiệu bài mới:
Ngoài việc biết trân trọng, yêu quý những người thân trong gia đình; mỗi người chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Bởi đó là những tình cảm cao đẹp thể hiện lòng yêu nước. Tình cảm ấy được biểu hiện rất rõ trong những câu ca dao hôm nay.
Bài 1.
GV hỏi:
- Tác giả dân gian đã gợi lên những địa danh nào? Phong cảnh nào? Em hiểu gì về các địa danh phong cảnh ấy?
- hình thức hát đối đáp có rất nhiều trong ca dao dân ca, lấy dẫn chứng?
- Tại sao trong bài ca dao, các cô gái và chàng trai lại hỏi đáp về những địa danh như vậy?
( các địa danh được gợi nhắc Hà Nội, sông Lục Đầu-chiến thắng Vạn Kiếp,sông Thương, núi Tản Viên, đền Song thờ bà chúa Liễu Hạnh ở Thanh Hóa, Lạng Sơn.)
 Bài ca dao có 2 phần: phần hỏi và phần đáp.
 Nhắc đến những địa danh để nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên và những chiến công lịch sử của dân tộc với niềm tự hào.
Bài 2. Đọc bài ca dao và cho biết:
- Khi nào thì người ta rủ nhau?
-Nhận xét của em về cách tả cảnh của bài ca dao ( gợi hay tả cụ thể)?
- Địa danh và cảnh trí trong bài gợi cho em điều gì?
Hãy suy ngẫm về câu hỏi cuối bài ca dao : “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Bài 3. đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi:
- Nhận xét của em về cảnh trí trên đường vào xứ Huế và cách tả cảnh trong bài ca dao này như thế nào?
- Phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô”.
→ HS thảo luận theo định hướng: bài ca dao vừa tả, vừa gợi, hình ảnh so sánh; cảnh trí sơn thủy hữu tình đẹp như một bức tranh; với lời mời chân tình.
Bài 4. HS đọc bài ca dao và thực hiện các yêu cầu:
- 2 dòng thơ đầu có gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng và ý nghĩa gì?
- Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 dòng thơ cuối ( chú ý hình ảnh so sánh).
- Bài ca dao ca ngợi điều gì?
* GV hỏi : 4 bài ca dao trên đã sử dụng những nghệ thuật nào? Nội dung từng bài ca dao? → Liên hệ giáo dục môi trường: Tình yêu quê hương, đất nước, con người góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam, bồi đáp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.Vì tình yêu Tổ quốc → ra sức học tập để góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Bài tập 1. Đọc các câu ca dao trong phần đọc thêm.
Bài 2. Đọc những câu ca dao có chủ đề về tình yêu quê hương đất nước, con người. ( hoạt động theo nhóm).
I. Tìm hiểu chung:
1.Khái niệm ca dao, dân ca: (Sgk)
2.Đọc:
II. Phân tích 
Bài 1.
- Thể thơ lục bát biến thể; hát đối đáp.
- Niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương đất nước.
Bài 2.
- Gợi nhiều hơn tả, âm điệu nhắn gứi tâm tình.
- Tình yêu và niềm tự hào về đất nước. Nhắc nhở thế hệ sau phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng.
Bài 3.
- So sánh, vừa tả, vừa gợi.
- Ca ngợi vẻ đẹp xứ Huế, cùng với lời mời chân tình hướng tới mọi người.
Bài 4.
- Dòng thơ dài, điệp từ, đảo từ, đối xứng, so sánh.
- Ngợi ca cánh đồng rộng lớn bao la và vẻ đẹp mảnh mai đầy sức sống của cô thôn nữ đang độ xuân thì.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ / SGK
IV. Luyện tập.
1. Đọc các câu ca dao trong phần độc thêm.
2. Tìm những câu ca dao có chủ đề nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
	4. Củng cố.
- Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca dao?
- Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao là gì?
	5. Dặn dò.
- Học bài cũ: Từ ghép.
- Soạn bài : Từ láy.
- Tìm những câu ca dao có chủ đề trên ( theo tổ).
Tiết:	11	TỪ LÁY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ láy
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: láy toàn bộ, láy bộ phận.
2. Kỹ năng:
- Hiểu nghĩa từ láy và sử dụng từ láy để ta8g giá trị gợi hình, biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
-Dùng bảng phụ để làm bài tập 1.
-Dùng bảng phụ con của HS để làm bài tập 2,3.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Từ ghép có những loại nào? Trình bày cấu tạo và cho ví dụ?
- So sánh sự khác biệt nghĩa của từ ghép chính phụ với từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ minh họa.
	3. Giới thiệu bài mới.
GV: Gọi hs đọc phần tìm hiểu bài sgk
HS: Thực hiện
GV: Những từ : đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau ?
HS:
đăm đăm à láy toàn bộ từ - âm
 mếu máo à láy âm đầu
 liêu xiêu à láy lại âm cuối
GV: Những từ được lặp lại toàn bộ gọi từ láy gì ? Những cách lập lại khác gọi từ láy gì ?
HS: Trả lời
GV: Dấu hiệu nào để nhận biết các kiểu từ láy ?
HS: Thảo luận
GV: Vì sao không thể nói bật bật, thẳm thẳm 
HS: Cần tạo ra sự hài hoà âm thanh
GV: Thảo luận 
+ Nghĩa của các từ II.1 được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh 
+ Các từ láy trong nhóm II.2 có chung gì về âm và nghĩa ?
HS: Trả lời
GV chốt: 
II.1 : Mô phỏng âm thanh
II.2 : Miêu tả âm thanh, ý nghĩa của sự vật có tính nhỏ bé.
GV: So sánh nghĩa các từ ở mục II.3 với nghĩa gốc
HS: Giảm nhẹ nghĩa hơn so với nghĩa gốc
Đọc đoạn đầu của văn bản cuộc chia tay của những con búp bê tìm từ láy và xếp vào bảng phân loại
Điền từ tạo thành từ láy
HS thực hiện
I. Tìm hiểu bài
1. Các loại từ láy
a. Vd/ Sgk
Âm đầu
Âm cuối
Bộ phận
Toàn bộ
Láy
b. Ghi nhớ/ sgk
2. Nghĩa của từ láy
a. Vd/ Sgk
b. Ghi nhớ :sgk
II. Luyện tập:
Bài tập 1
+ Từ láy toàn bộ: thăm thẳm,chiêm chiếp, chiền chiện, bần bật.
+ Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề, thược dược, 
Bài tập 2
Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc:
Lo ló , nho nhỏ ,nhức nhối ,khang khác ,thâm thấp ,chênh chếch , anh ách.
Bài tập 3
 Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
- Làm xong công việc,nó thờ phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
- Mọi người điều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.
- Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc xấu xí.
- Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.
- Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngã.
Bài tập 4
Dáng vẻ cô ấy nhỏ nhắn rất dễ thương.
- Cô ấy không chấp nhất những điều nhỏ nhặt.
- Lời nói nhỏ nhẽ làm người ta dễ chịu.
- Tôi cảm thấy mình nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la này.
Bài tập 5
Các từ bài tập 5 điều là từ ghép vì các tiếng tách ra điều có nghĩa.
4. Củng cố.
1.Từ láy có mấy loại? Kể tên?
2.Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?
3. Nghĩa cũa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm nào?
5. Dặn dò.
1. Làm bài viết số 1
 Đề bài: Miêu tả cảnh đẹp trên biển quê em
2. Học thuộc bài cũ, đọc soạn trước bài mới “Qúa trình tạo lập văn bản”SGK trang 45
Tiết:	12	QÚA TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được các bước quá trình tạo lập văn bản để viết văn bản có phương pháp và hiệu quả hơn.
- Củng cố kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Tạo lập văn bản một cách tự giác.
- Củng cố kĩ năng liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 15 phút
	3. Giới thiệu bài mới.
GV: gọi hs đọc phần tìm hiểu bài sgk
HS: Thực hiện
GV: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập, em báo tin cho mẹ vui và tự hào; theo em cần xây dựng văn bản nói hay viết ? 
HS: Thảo luận
GV:Văn bản có nội dung gì ? Nói cho ai nghe? Để làm gì?
HS: Nội dung giải thích lí do đạt kết quả cao
Đối tượng cho mẹ nghe, mục đích để mẹ vui
GV: vậy văn bản viết cho ai? Để làm gì? Viết về cái gì và ntn?
HS: Thảo luận
GV chốt: muốn giao tiếp có hiệu quả thì trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng , mục đích.
GV: Để mẹ hiểu được điều em nói thì em phải làm gì ?
HS : Phải có các ý và sắp xếp các ý
GV: Có các ý và sắp xếp các ý theo bố cục như vậy để làm gì ?
HS : Văn bản diễn đạt chặt chẽ mạch lạc
GV: Theo em người ta có thể giao tiếp bằng bố cục không ? Vậy sau khi có bố cục ta phải làm gì ?
HS: Thảo luận
GV: Một sản phẩm khi đem bán phải kiểm tra, khi tạo lập xong văn bản cần kiểm tra không ? và kiểm tra cái gì ?
HS: Trả lời
GV: Em hãy cho biết quá trình tạo lập văn bản gồm những bước nào ?
HS : Trả lời phần ghi nhớ
Để tạo lập văn bản,người tạo lập văn bản cần phải thực hiện các bước:
_ Định hướng chính xác : văn bản viết(nói) cho ai?để làm gì?về các vấn đề như thế nào?
_ Tìm ý và sắp sếp các ý để có một bố cục rành mạch,hợp lí,thể hiện đúng định hướng trên.
_ Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu,đoạn văn chính xác,trong sáng,có mạch lạc và liên kết chặt chẽ vơí nhau.
_ Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần sửa chữa gì không.
Bài tập 1
Trả lời các câu hỏi sgk
a. Khi tạo lập văn bản điều muốn nói thật cần thiết
b.Cần phải quan tâm đến việc viết cho ai, việc quan tâm hoặc thiếu quan tâm sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức của văn bản
c. Cần phải lập dàn ý nếu có bố cục giúp người đọc dễ hiểu.
d. Phải kiểm tra nó giúp bài văn mạch lạc
Bài tập 2
a. Bạn đã không chú ý rằng mình không chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập.Điều quan trọng nhất là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp cá bạn khác học tốt hơn.
b. Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp.Báo cáo này được trình bày với HS chứ không phải với thấy cô giáo.
Bài tập 3
a. Dàn bài là một cái sườn hay đề cương để người làm bài dựa vào đó mà tạo lập nên văn bản,chứ chưa phải là bản thân văn bản.Sau khâu lập văn bản lả khâu viết ( nói) thành văn.Vì thế , dàn bài cần được viết rõ ý,nhưng càng ngắn gọn càng tốt.Lời lẽ trong dàn bài,do đó không nhất thiết phải là những câu hoàn chỉnh tuyệ đối đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
b. Các phần,các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu được qui định chặt chẽ
Việc trình bày các mục,các phần ấy cần phải rõ ràng.Sau mỗi phần ,mục,ý lớn ý nhỏ điều phải xuống dòng.Các phần,các ý ,các mục ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau.Các ý nhỏ hơn thì nên viết lùi vào so với ý lớn hơn .
Ví dụ :
I. Mở bài
II.Thân bài
 1. Ý lớn 1
	a. Ý nhỏ 1
 b. Ý nhỏ 2
 2. Ý lớn 2
 a. Ý nhỏ 1
 b. Ý nhỏ 2
 III.Kết bài.
I. Tìm hiểu bài
1. Các bước tạo lập văn bản
 Vd/ Sgk
2. Ghi nhớ
 Sgk
II. Luyện tập:
	4. Củng cố. 
- Nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
	5. Dặn dò.
- Ôn lại kiến thức về làm bài văn tự sự đã học ở lớp 6; nắm được nội dung câu chuyện được kể trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Viết thành bài văn theo đề sau:
- Soạn bài : Những câu hát than thân.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc