Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái quát,hệ thống kiến thức về văn biểu cảm, văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Khái quát, hệ thống các vb biểu cảm và nghị luận đã học.

- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Có ý thức ôn tập nghiêm túc chuẩn bị tốt cho thi HKII.

* Trọng tâm: ôn lý thuyết

* Tích hợp :các văn bản biểu cảm, nghị luận đã học

II Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:

- Tự nhận thức và xác định được đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/4/2012 
Ngày giảng: 23/4/2012
Tiết 129 :
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Khái quát,hệ thống kiến thức về văn biểu cảm, văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống các vb biểu cảm và nghị luận đã học.
- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
3. Thái độ: 
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc chuẩn bị tốt cho thi HKII.
* Trọng tâm: ôn lý thuyết
* Tích hợp :các văn bản biểu cảm, nghị luận đã học
II Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:
- Tự nhận thức và xác định được đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
III.Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
- động não, hoạt động nhóm
- Vẽ bản đồ tư duy.
IV. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, CKTKN, soạn bài
- HS: đọc trước bài và soạn bài theo hướng dẫn.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới: (40’)
	Trong chương trình kì I và kì II, chúng ta đã học về vb biểu cảm và vb nghị luận. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập.
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
 HĐ 1 : HD học sinh củng cố kiến thức văn biểu cảm
? Kể tên các vb b/c đã học?
H. Kể tên 5 văn bản.
- GV hệ thống bảng bản đồ tư duy
? Đặc điểm của vb b/c?
 Minh hoạ bằng các vb cụ thể?
H. Suy nghĩ, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
? Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò gì trong vb b/c?
- Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài “Mùa xuân của tôi”.
- Ví dụ: Cổng trường mở ra, Ca Huế ...
? Cần làm gì để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với con người, sv, hiện tượng?
- H. Thực hành câu 6,7,8.
Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu, mùa xuân của tôi.
 (So sánh; Đối lập, tương phản; Câu hỏi tu từ; Điệp; Câu cảm thán, hô ngữ).
- HS thảo luận nhóm tổ, các nhóm cử đại diện trình bày.
- Các nhóm tự chọn đoạn văn và thảo luận . 
? Kể tên vb, t/g của các VBNL đã học?
- Gv hệ thống bằng bản đồ tư duy
* Chú ý: Các câu tục ngữ là những VBNL cô đúc, ngắn gọn, mỗi câu là 1 luận đề, luận điểm.
? Trong đời sống VBNL tồn tại ở các dạng gì?
? Trong VBNL cần có các yếu tố nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
? Phân biệt luận đề, luận điểm?
? Đặc điểm của d/c, lí lẽ?
? So sánh 2 đề bài và rút ra sự khác biệt của văn CM, văn GT?
15’
15’
10’
A. Về văn bản biểu cảm:
I. Củng cố kiến thức:
1. Các vb đã học.
- Mùa xuân của tôi.
- Sài Gòn tôi yêu.
- Một thứ quà của lúa non: Cốm.
- Cổng trường mở ra.
- Ca Huế trên sông Hương.
2. Đặc điểm của vb biểu cảm.
- Mục đích: biểu hiện t/c, thái độ, cách đánh giá của người viết đối với việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
- Cách thức: khai thác những đặc điểm, t/c của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... nhằm bộc lộ t/c, sự đánh giá của mình.
- Về bố cục: Theo mạch t/c, suy nghĩ.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn b/c.
 - Không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc mà nhằm để khơi gợi cảm xúc, t/c.
4. Vai trò của yếu tố tự sự trong vb b/c.
 - Để thể hiện cảm xúc, tâm trạng chứ không nhằm mục đích kể lại toàn bộ sự việc. 
5. Khi muốn biểu cảm: (bày tỏ t/y thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, sv, hiện tượng) thì phải nêu được:
 - Vẻ đẹp bên ngoài.
 - Đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật; sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao.
6. Các biện pháp tu từ trong văn b/c.
 - Sử dụng phổ biến các BPTT.
7. Bố cục của bài văn b/c: 
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tấc phẩm. Nêu cảm xúc, tình cảm, đánh giá khái quát
Thân bài: Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng. Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng quát
Kết bài: Ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người viết
B. Văn bản nghị luận:
I. Củng cố kiến thức:
1. Các văn bản đã học: (4 vb)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai
- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
- Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
2. Nghị luận trong đời sống.
- NL nói: Tranh luận, ý kiến trao đổi, bình luận thời sự, thể thao, lời giảng...
- NL viết: các bài xã luận, bình luận, phê bình, nghiên cứu...
3. Những yếu tố quan trọng trong VBNL.
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Vấn đề chủ yếu là lập luận.
4. Luận đề - luận điểm.
- Luận đề: Vđ chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài.
- Luận điểm: Những khía cạnh, bình diện, bộ phận của luận đề.
 ( Một luận đề có nhiều hoặc một luận điểm)
5. Dẫn chứng và lí lẽ.
- Dẫn chứng trong văn CM phải tiêu biểu, chọn lọc, phù hợp với luận điểm, luận đề.
- Dẫn chứng phải được phân tích bằng lí lẽ, lập luận (ko chỉ liệt kê).
- Lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, logic; là chất keo kết nối các d/c, làm sáng tỏ, nổi bật d/c.
6. Bố cục của bài văn nghị luận:
a. Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội( luận điểm xuất phát, tổng quát).
b. Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài(có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
c. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
C. Luyện tập VBBC:
Bài 1: Phân tích các yếu tố miêu tả và tự sự trong vb "Sài Gòn tôi yêu".
- Miêu tả: các cô gái SG
- Tự sự: Người SG bất khuất trong đấu tranh.
-> Thể hiện tình yêu mến, gắn bó với SG.
Bài 2: Nhận xét về tác dụng của các ngôn ngữ biểu cảm trong một đoạn văn biểu cảm tự chọn.
- Đoạn: "Ấy đấy...uyên ương đứng cạnh" trong vb "Mùa xuân của tôi":
 Ngôn ngữ biếu cảm trực tiếp kết hợp với các BPTT so sánh, phóng đại thể hiện tình yêu tha thiết đối với mùa xuân HN.
Câu 7:(sgk)
Nội dung biểu cảm
- Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, đánh giá, nhận xét của người viết
Mục đích biểu cảm
- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
Phương tiện biểu cảm
- Câu cảm, so sánh, tương phản, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, trực tiếp bộc lộ tư tưởng, cảm xúc
4. Củng cố: (3’)
? Qua tiết ôn tập, em cần nắm được điều gì.
HS khái quát
GV chốt kiến thức trọng tâm
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn nghị luận.
- Tiếp tục ôn tập về văn nghị luận giải thích và chứng minh.
* Phần bổ sung
Ngày soạn: 20/4/2012 
Ngày giảng: 24/4/2012
Tiết 130:
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm, văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
3. Thái độ: 
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc chuẩn bị tốt cho thi HKII.
* Trọng tâm: luyện tập
* Tích hợp: văn chứng minh, giải thích
II các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:
- Tự nhận thức và xác định được đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thực hành có hướng dẫn
IV. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, CKTKN, máy chiếu.
- HS: đọc trước bài và soạn bài theo hướng dẫn.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới: (40’)
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HD học sinh luyện tập
- Gv chiếu trên máy
- Gọi HS xác định các luận điểm.
- Hs thảo luận nhóm bàn.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước làm bài.
? Xác định kiểu bài
? Đề bài yêu cầu giải thích điều gì.
? Phần mở bài cần giới thiệu được điều gì.
? Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ.
? Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ.
? Nghĩa sâu.
? Kết bài cần khẳng định điều gì.
- HS chia nhóm viết từng đoạn văn.
- GV gọi HS đọc bài và tổ chức nhận xét, sửa chữa bài.
7’
10’
23’
D. Luyện tập VBNL:
Bài 1:Xác định luận điểm chính trong vb "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lịch sử ta có nhiều cuộc k/c vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Bổn phận của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đếu được thực hành vào công việc yêu nước, công việc k/c.
Bài 2: Trình bày nhiệm vụ của chứng minh và giải thích.
- Chứng minh là dùng lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới(cân được chứng minh) là đáng tin cậy.
+ Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
+ Nêu lí lẽ và dẫn chứng đẻ chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
- Giải thích là làm rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
+ Mở bài:Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các nôi dung giải thích.Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
 * So sánh 2 đề bài: (sgk 140).
+ Giống: - Chung 1 luận đề.
 - Cùng phải sử dụng lí lẽ, d/c, lập luận.
+ Khác: 
Đề a
Đề b
- Kiểu bài: giải thích.
- Vđ (g/thiết) chưa rõ.
- Lí lẽ là chủ yếu.
- Cần làm rõ b/c vđ.
- Kiểu bài: CM
- Vđ (g/thiết) đã rõ.
- D/c là chủ yếu.
- Cần chứng tỏ sự đúng đắn của vđ.
Bài 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Kiểu bài: giải thích
- Vấn đề cần giải thích: câu tục ngữ:"Thất bại là mẹ thành công".
2. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa khuyên con người phải biết vượt qua khó khăn thử thách, thậm chí cả thất bại để đạt được thành công.
* Thân bài:
- Nghĩa đen: 
+ Thất bại: chỉ kết quả xấu khi thực hiện công việc
+ Thành công: chỉ kết quả tốt khi thực hiện công việc.
- Nghĩa bóng: 
+ Khó khăn thử thách là yếu tố tất yếu đối với bất cứ công việc nào.
+ Cần coi thất bại là bài học để mình rút kinh nghiệm, không nên nản lòng.
+ Cần tìm ra những nhược điểm, hạn chế của mình để khắc phục.
- Nghĩa sâu:
+ Phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, từ đó chúng ta sẽ có thành công.
+ Muốn đạt được những mục đích cao đẹp trong c/s thì phải kiên trì quyết tâm theo đuổi mục đích riêng của mình.
* Kết bài: Khẳng định biết kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
3. Viết bài:
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
4. Củng cố: (3’)
? Qua tiết ôn tập, em nắm được điều gì về văn nghị luận ?.
- HS trả lời thao ý hiểu
- GV chốt kiến thức trọng tâm
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn nghị luận.
- Tiếp tục ôn tập về văn nghị luận giải thích và chứng minh.
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:22/4/2012 
Ngày giảng: 27/4/2012 
Tiết 131: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về:Các phép biến đổi câu;Các phép tu từ cú pháp.
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến t ... cách sử dụng các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú đã học trong chương trình lớp 7.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
động não, phân tích tình huống.
Thảo luận nhóm
Sử dụng BĐTD
IV Chuẩn bị:
- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, BĐTD, máy chiếu
- Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới: (40’)
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
- Gv chiếu sơ đồ trên máy
? Gọi HS thuyết trình sơ đồ
? Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ?
*VD: - Thương người như thể thương thân
- Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, năm sáu người.
? Thành phần nào được lược bỏ? Tại sao?
- CN
- Câu nói là của chung mọi người, để tránh lặp
GV: Khi rút gọn phải đảm bảo câu vẫn rõ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã. Trong đối thoại, hội thoại, thường hay rút gọn câu, nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe, người hỏi và người trả lời.
Trạng ngữ là gì? cho ví dụ?
VD: Trên giàn hoa lý, mấy con ong siêng năng đi kiếm mật .
? Có mấy loại trạng ngữ? cho vídụ.
- T.ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm
VD: Trên giàn hoa lý... dưới bầu trời trong xanh
- TN chỉ thời gian:
VD: Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
VD: Vì trời mưa to sông suối đầy nước.
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
VD: Để mẹ vui lòng, Lan cố gắng học giỏi.
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện
VD: Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi.
+ Trạng ngữ chỉ cách thức
VD: Với quyết tâm cao, họ lên đường
? Dạng mở rộng câu thứ 2 là dựng cụm chủ vị làm thành phần câu. Vậy thế nào là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu? cho VD?
VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp.
? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm CV? Cho ví dụ
Chủ ngữ: Mẹ về khiến cả nhà vui.
VN: Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
BN: Tôi cứ tưởng tôi ghê gớm lắm.
ĐN: Người tôi gặp là một nhà thơ.
GV: việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm CV làm thành phần câu ta có thể nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm CV làm thành phần câu, ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm CV làm thành phần.
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại 1 ví dụ?
 + Câu chủ động: Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
+ Câu bị động: Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi.
? Mục đích chuyển đổi 2 loại câu trên để làm gì?
- Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch lạc văn nhất quán.
? Có mấy kiểu câu bị động? Cho một loại 1 ví dụ.
GV:
Câu chủ động và câu bị động thường đi thành từng cặp tương ứng với nhau nên khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động thì cũng có thể làm ngược lại.
? Thế nào là điệp ngữ? Cho VD?
? Có mấy kiểu điệp ngữ? Cho VD mỗi loại?
? Thế nào là phép tu từ liệt kê? Cho VD?
? Có mấy loại liệt kê? Cho VD mỗi loại?
Xác định và nêu công dụng của TN.
? Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau :
Mẹ rửa chân cho em bé.
Người ta chuyển đá lên xe.
 - Bọn xấu ném đá lên tàu hoả.
? Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị/được).
? Mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ - vị.
20’
10’
10’
A. Hệ thống hóa kiến thức:
I. Các phép biến đổi câu:
1. Rút gọn câu
- Khi nói, viết trong một số tình huống ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn.
2. Thêm trạng ngữ cho câu:
- TN là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu .
* Trạng ngữ có thể là thực từ (danh, động, tính) nhưng thường là một cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)
- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường có các quan hệ từ.
VD: Trên giàn hoa lý...
Hồi đêm
Vì trời mưa...
- Trong một số trường hợp, người ta có thể tách trạng ngữ thành một câu riêng để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc tạo cảm xúc nhất định.
3. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:
- Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm CV làm thành phần câu.
4. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động
+ Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động.
+ Có 2 kiểu câu bị động:
a. Có từ bị, được:
Ngôi nhà bị người ta phá đi.
b. Không có từ bị, được:
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống.
II. Các phép tu từ cú pháp.
1. Điệp ngữ:
- Phép lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Có 3 kiểu: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp(điệp vòng).
2. Liệt kê
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
B. Luyện tập:
Bài 1: 
a, Ở loại bài thứ nhất ... ở loại bài thứ hai ...
 -> TN chỉ trình tự lập luận.
b, 6 TN -> Chỉ trình tự lập luận.
=> Trạng ngữ vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu. 
Bài 2 : 
- Em bé được (mẹ) rửa chân cho.
- Đá được (người ta) chuyển lên xe.
- Tàu hoả bị (bọn xấu) ném đá lên.
Bài 3: 
- Em được thầy giáo phê bình. -> sắc thái tích cực, tiếp nhận sự phê bình 1 cách tự giác, chủ động.
- Em bị thầy giáo phê bình. -> sắc thái tiêu cực.
Bài 4: 
a, Bài thơ rất hay.
 -> Bài thơ mà anh/ viết// rất hay.
b, Nam đọc quyển sách.
 -> Nam// đọc quyển sách tôi/ cho mượn. 
4. Củng cố: (3’)
? Qua tiết ôn tập, em cần nắm được điều gì.
- HS khái quát
- GV chốt kiến thức bằng BĐTD
4. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi câu, tu từ cú pháp.
- Nhận biết các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong vb cụ thể.
*Phần bổ sung
Ngày soạn: 22/12/2012 
Ngày giảng: 27/12/2012
Tiết 132:
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh có định hướng trong việc ôn tập, kiểm tra. Nắm được kiến thức trọng tâm của chương trình về cả 3 phân môn của Ngữ văn 7.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả.
3. Thái độ:	
- Giáo dục ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
* trọng tâm: HD học sinh ôn tập, làm bài
* Tích hợp: Với các đề thi học kỳ II năm trước
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục: 
+ Tự nhận thức được những kiến thức trọng tâm.
+ Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng những kiến thức đã học để làm bài.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
- Hướng dẫn.
- Kĩ thuật hỏi đáp, động não, thảo luận nhóm
IV. Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số nội dung cơ bản.
- Hs: Ôn tập bài.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: (40’)
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
- G. Nêu các yêu cầu đối với việc ôn tập các phân môn.
? Nêu các VBNL đã học?
? Nêu ý nghĩa cảu các vb đó.
Nội dung của vb được thể hiện ntn?
? Nêu nội dung của 2 truyện ngắn bằng 1 - 2 câu.
? Nêu ý nghĩa của các vb.
? Tóm tắt 2 vb truyện?
- Nắm khái niệm các kiểu câu.
 Cho ví dụ.
? Cách làm bài văn NL?
 Bố cục bài GT, CM?
- G. Nhấn những điều cần lưu ý khi làm bài.
 + Cách trình bày.
 + Thời gian.
15’
10’
15’
I. Phần văn.
 - Nắm nội dung cụ thể của các vb đã học.
a, Văn bản nghị luận: (4 vb).
 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai: Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam. Mỗi người VN đều phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển tiếng nói của dt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài học về việc học tập rèn luyện noi theo tấm Gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh: Vb thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
- Nội dung của bài được thể hiện ở nhan đề.
b, Văn bản truyện: 
 - Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn: Phản ánh cuộc sống lầm than của người dân, tố cáo quan lại thối nát, vô trách nhiệm.
 Ý nghĩa vb: Phê phán tố cáo thói bàng quang vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm sâu sắc, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
 - Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc: Phơi bày trò lố bịch của Va-ren trước người anh hùng đầy khí phách cao cả PBC.
 Ý nghĩa vb: Truyện vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
* Tóm tắt 2 vb (khoảng 1/2 trang)
c, Văn bản nhật dụng: 
 - Ca Huế trên sông Hương: Nét đẹp của 1 di sản văn hoá tinh thần.
 Ý nghĩa vb: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tg thể hiện lòng yêu mến , tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
II. Phần TV.
 a, Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
 b, Cách nhận diện, biến đổi câu chủ động thành câu bị động.
 + Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động
+ Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động.
 c, Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê.
 d, Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
* Vận dụng viết đoạn văn kết hợp các vđ TV.
III. Phân TLV.
 a, Nắm được 1 số vđ chung của văn NL: Đặc điểm, mđ, bố cục, thao tác lập luận.
 b, Cách làm bài văn nghị luận chứng minh, giải thích.
* Chú ý:
 - Nắm chắc (thuộc) vb.
 - Biết tóm tắt tác phẩm
 - Nắm vững tên tác giả, nội dung và nghệ thuật chủ yếu và ý nghĩa các vb.
 - Ôn tập toàn diện, ko học lệch, học tủ.
 - Biết cảm thụ những chi tiết hình ảnh đặc sắc trong các vb.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp.
 - Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần.
 - Bài TLV cần đủ 3 phần...
 - Cân đối thời gian.
4. Củng cố: (3’)
- GV nhắc nhở HS ý thức ôn tập chu đáo để làm tốt bài thi.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn lại các khái niệm liên quan đến câu rút gọn, câu đặc biệt, chuyển đổi câu, tu từ cú pháp, các dấu câu.
- Nắm vững các vb đã học, biết tóm tắt vb, biết cảm thụ những chi tiết hình ảnh đặc sắc trong các vb.
- Nắm vững phương pháp, các thao tác làm bài văn chứng minh, giải thích.
Phần bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc