Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề này.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu những câu hát than thân

- Phân tích ca dao trữ tình.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Thầy: SGK, bài soạn

 - Trò: SGK, vở bài tập

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết:	13	NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề này.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu những câu hát than thân
- Phân tích ca dao trữ tình.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- GV ghi câu hỏi và nêu yêu cầu ( bảng phụ). HS đọc và thực hiện theo yêu cầu:
- Câu hỏi:
1. Những câu trả lời sau đây đúng hay sai ( chọn và ghi Đ vào câu trả lời đúng, ghi S vào câu trả lời sai).
A. Các địa danh được ghi rất nhiều trong ca dao về quê hương đất nước chỉ đơn thuần để người nghe nhớ lâu về những nơi đó.
B. Các địa danh nêu lên rất nhiều trong ca dao về Quê hương đất nước với niềm tự hào hãnh diện của conngười đối với những nơi đó.
C. Ca dao gợi nhiều hơn tả.
D. Ca dao tả nhiều hơn gợi.
2. Câu trả lời nào đúng nhất?
A. Cách đảo từ láy mênh mông bát ngát thành bát ngát mênh mông là rất hay.
B. Cách đảo từ ấy là lặp từ, bí từ.
C. Cách đảo từ ấy chẳng có nghệ thuật gì.
D. Cách đảo từ ấy thật hay và lí thú vì nó không những làm cho người nghe rõ hơn cảm giác rộng lớn của cánh đồng mà còn tạo nên nhịp điệu âm thanh hài hòa, êm ái.
	3. Giới thiệu bài mới.
Ca dao, dân ca là tấm gương sáng, phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát tình cảm, yêu thương đối với gia đình, với quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thân cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay – Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
GV: Ngoài những chủ đề mà em đã học thì ca dao còn có những chủ đề nào khác không ?
HS : Trả lời
GV: Vì sao 3 bài ca dao lại được xếp cùng một văn bản ?
HS : Nội dung chung là những câu hát than thân
GV: Tại sao ba bài ca dao trên lại có chung chủ đề tiếng hát than thân ?
HS : “ Những câu hát than thân”là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay.
GV: Cuộc đời con cò được miêu tả như thế nào ? em hình dung được gì qua hình ảnh đó ? hình ảnh đó gợi cho em điều gì về người lao động trong xã hội xưa ?
HS : Thảo luận theo nhóm
GV chốt: Cuộc đời cơ cực kiếm ăn một mình nơi nguy hiểm và sự vất vả đó nối tiếp nhau qua đó thấy được cuộc sống của người nồng dân cơ cực không đủ ăn phải làm lụng
GV: Nội dung của bài ca dao là gì ?
HS : Tiếng kêu thương thân phận, oán trách xã hội
GV: Vì sao khi nói đến khổ cực, vất vả người ta thường hay mượn hình ảnh con cò ?
HS : Vì con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời,phẩm chất người nông dân chịu khó vất vả kiếm sống.
GV: Em hình dung được gì về thân phận của những con vật trong bài ca dao ?
HS : Thân phận nhỏ nhoi hi sinh nhiều hưởng thụ ít, cuộc đời phiêu bạt
GV: Vì sao dân gian lại thương cảm cho những con vật đó ?
HS : Phát biểu cảm nhận
GV: Em cảm nhận được gì qua từ thương thay mở đầu mỗi câu?
HS : Có vô vàn nỗi đau khổ trong rất nhiều những cuộc đời bé mọn và nỗi thương cảm của nhân dân trước đồng loại.
GV: Trái bần là loại trái như thế nào ? Qua đó em hình dung được gì ?
HS : Loại quả tầm thường à bị quăng quật trong sóng gió
GV: Qua đó em hiểu gì về thân phận người phụ nữ
HS : Thân phận vô định giữa cuộc đời
GV: Thái độ nào được phản ánh trong bài ca dao ?
HS : Thảo luận
Nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao
Trả lời:
Nội dung:
 - Thân phận con người trong xã hội cũ
- Niềm thương cảm
- Nỗi oán ghét xã hội
Nghệ thuật: 
phép ẩn dụ, mượn những hình ảnh gần gũi với con người
I. Tìm hiểu chung:
1.Khái niệm ca dao, dân ca: ( Sgk)
2. Đọc:
II. Phân tích:
Bài 1
Bằng nghệ thuật ẩn dụ bài ca dao nói lên cuộc đời lận đận vất vả của người nông dân
Bài 2
Là nỗi đau nhiều bề của người lao động bị áp bức bốc lột và chịu nhiều oan trái.
Bài 3
Là tiếng than thân phận bất hạnh của người phụ nữ.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ :sgk
IV. Luyện tập:
Sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ Thân em. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật.
4. Củng cố. 
- Học thuộc lòng 3 bài ca dao.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật từng bài.
	5. Dặn dò.
- Học thuộc lòng các bài ca dao trên.
- Sưu tầm một số bài ca dao có chủ đề trên.
- Soạn bài : Những câu hát châm biếm.
Tiết:	14	NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm nội dung ý nghĩa,một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề này.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc diễn cảm, sưu tầm ca dao và phân tích ca dao trữ tình.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, giáo án
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng 3 bài ca dao về chủ đề than thân đã học, phân tích nghệ thuật nội dung một trong ba bài ca dao đó?
	3. Giới thiệu bài mới.
Ca dao , dân ca có nội dung cảm xúc rất đa dạng. Ngoài những câu hát tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, những câu hát than thân, ca dao còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Nội dung các bài ca dao này châm biếm điều gì, châm biếm như thế nào ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Giới thiệu về những câu hát châm biếm nằm trong chùm văn học dân gian
HS : Lắng nghe
GV: Vì sao 3 bài ca dao lại được xếp cùng một văn bản ?
HS : “ Những câu hát chăm biếm” nhằm phơi bày những hiện tượng ngược đời,phê phán những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
GV: Lí lịch của chú tôi được tóm tắt qua những chi tiết nào về thói quen, tính nết ?
HS : Thói quen: hay tửu, hay tăm, hay ngủ trưa
Tính nết: ước đêm ngắn ngày dài
GV: Qua đó cho thấy chú là người như thế nào ? Những điều ước đó có bình thường không ? vì sao ?
HS : Thảo luận.
GV: Đặt hình ảnh cô gái bên cạnh chú tôi có ý nghĩa gì ? Đồng thời bài ca dao phê phán điều gì ?
HS : Ngầm mỉa mai, đề cao giá trị thực và phê phán những kẻ lười ham hưởng thụ
GV: Bài ca dao là lời của ai với ai ? về việc gì? Nêu nhận xét về lời nói ấy?
HS : Thầy nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem hồi hộp chăm chú lắng nghe nhưng nói về sự hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa ấu trĩ.
GV: Đoán số cô gái thầy bói dựa trên phương diện nào ? Tại sao lại quan tâm đến vấn đề đó ? qua đó ta thấy cô gái và thầy bói là người như thế nào?
HS : Thảo luận
GV: Trong lời bói cái gì thật cái gì giả ? Cho biết nghề này như thế nào? đối tượng bị châm biếm là ai và thái độ của nhân dân ?
HS : Phê phán chăm biếm những kẻ hành nghề mê tín,dốt nát,lừa bịp,lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.Đồng thời nó cũng chăm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết tin vào sự bói toán,phản khoa học.
GV: Bài ca dao kể về việc gì ? kể tên các nhân vật và công việc cụ thể ?
HS : Cảnh tượng một đám ma
GV: Những nhân vật nào tham gia vào sự việc đó? Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai? Hạng người nào trong xã hội?
HS : Con cò: người nông dân ở làng xã.
Cà cuống: kẻ tai to mặt lớn.
Chim ri,chào mào: cai lệ,lính lệ.
Anh nhắt,chim chích: anh mõ đi rao việc trong truyện ngụ ngôn.
GV: Việc tang chay là trang nghiêm nhưng qua đó em có nhận xét gì ? Thái độ của nhân dân như thế nào ?
HS : Cảnh đình đám
GV: Nhân vật cậu cai thuộc thời đại nào ? Chân dung cậu cai được miêu tả bằng những chi tiết nào?
HS : Thời đại phong kiến xưa.
 Ngón dấu lông gà.
 Ngón tay đeo nhẫn.
GV: Những chi tiết đó chứng tỏ cậu cai là người như thế nào?
HS : Cái vỏ bề ngoài của cậu cai thực chất là sự khoe khoang,cố làm dáng để bịp người.
GV: Em hình dung được gì qua câu cuối ? như vậy danh nghĩa cậu cai là thật hay giả ? biện pháp nghệ thuật phóng đại dùng có ý nghĩa gì ?
HS : Thảo luận
GV: Thái độ của nhân dân như thế nào?
HS : Thương hại cho cậu cai “có tiếng mà chẳng có miếng”
Nhận xét về sự giống nhau, em đồng ý với ý kiến nào ? vì sao
a. Tất cả 4 bài có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
b. Tất cả 4 bài sử dụng biện pháp phóng đại
c. Cả 4 bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
d. Nghệ thuật tả thực đều có trong 4 bài.
I. Tìm hiểu bài.
1. Khái niệm ca dao, dân ca:
(Sgk)
2. Bố cục
II. Phân tích :
Bài 1 
Châm biếm hạng người nghiện ngập, đề cao giá trị thực.
Bài 2
Châm biếm phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan
Bài 3
- Chế giễu hủ tục
- Chế giễu nnhững kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lợi.
Bài 4
Mỉa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai
III. Tổng kết:
Ghi nhớ/ SGK
IV. Luyện tập.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
5. dặn dò. 
- Đọc phần đọc thêm ( trang 53). Sưu tầm những câu ca dao có nội dung trên.
- Soạn bài: Đại từ.
- Tìm hiểu: 	+ Khái niệm, vai trò, ngữ pháp.
+ Các loại đại từ.
Tiết: 15	 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là đại từ và các loại đại từ.
2. Kỹ năng:
- Có ý thức sử dụng chính xác linh hoạt các đại từ trong nói và viết.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
	- Thầy: Bảng phụ, SGK, giáo án
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Phân loại từ láy? Mỗi loại cho một ví dụ?
- Cho biết sắc thái nghĩa của từ láy?
- Kiểm tra bài tập 4, 5 ( bài về nhà).
	3. Giới thiệu bài mới.
Trong khi nói và viết, ta thường dùng những từ như : tôi, tao, tớ, mày, nó, họ hắn,  để xưng hô hoặc dùng : đây, đó, nọ, kia, ai, gì, sao, thế nào để trỏ, để hỏi. Như vậy chúng ta đã sử dụng một số đại từ trong giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ, chức năng và cách sử dụng ra sao? Ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Đọc chú ý các từ in đậm và trả lời
HS : Thực hiện
GV: Từ “nó” ở VD1 trỏ ai?
 Từ “nó” ở VD2 trỏ con vật gì?
 Từ “nó” trong VD3 trỏ gì?
 Từ “nó” trong VD4 trỏ gì?
HS : => Nó (em tôi) -> người
=> Nó (con gà) -> con vật
=> Thế, ai -> việc
Giảng chốt:
VD : Em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.
=> Đại từ trỏ người
VD: Con ngưạ đang gặm cỏ. Nó bỗng ngẩng đầu lên hí vang.
=> Đại từ trỏ vật
VD: Cười là hành động hồn nhiên của con người. Nó giúp cho người ta sảng khoái, phấn chấn hơn, gần gũi nhau hơn.
=> Đại từ trỏ hoạt động.
VD: Xanh là màu sắc của nước biển. Nó khiến nhiều nhà thơ liên tưởng đến tuổi xuân và tình yêu bất diệt.
=> Đại từ trỏ tính chất.
GV: Nhìn vào 4 VD, hãy cho biết đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HS : 
VD : Nó / lại khéo tay nữa.
 CN VN
VD: Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.
 ĐN
 CN VN
VD: Người học giỏi nhất lớp là nó.
 CN VN
VD: Mọi người đều yêu mến nó.
 CN VN
 BN
GV: Các từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, mày, chúng mày,  trỏ gì?
Các từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì? Các đại từ vậy, thế trỏ gì?
HS : => Trỏ người.
=> Trỏ số lượng
=> Trỏ hoạt động, tính chất.
GV: Các đại từ để hỏi được dùng như thế nào?
HS : - Hỏi người, vật ( ai, gì,)
- Hỏi số lượng ( bao nhiêu, mấy,)
- Hỏi không gian , thời gian ( đâu, bao giờ, )
- Hoạt động, tính chất ( sao, thế nào )
GV chốt: dùng trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động tính chất của sự vật
GV chốt: dùng hỏi người, sự vật, số lượng, hoạt động tính chất của sự vật
HOẠT ĐỘNG 3: 
Bài tập 1/
a. xếp các đại từ trỏ người vật theo bảng
b. nghĩa của đại từ mình
Bài tập 2/ hướng dẫn hs làm bằng bảng phụ
Bài tập 3/ tương tự
I. Tìm hiểu bài:
1. Thế nào là đại từ:
a. Vd/ sgk
b. Ghi nhớ/ Sgk
2. Các loại đại từ
a. Đại từ để trỏ
 Vd/ sgk
 Ghi nhớ/ Sgk
b. Đại từ dùng để hỏi
 Vd/ sgk
 Ghi nhớ/ Sgk
II. Luyện tập:
Bài tập 1
a. xếp các đại từ trỏ người vật theo bảng
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tao, tôi, tớ
Chúng tôi
2
Mày, mi. . .
Chúng mày
3
Nó, hắn
Họ, . . .
b. cậu giúp mình với nhéà ngôi 1
Mình . . . à ngôi 2
Bài tập 3. Đặt câu với các đại từ: ai, sao bao nhiêu để trỏ chung
- Na hát hay đến nỗi ai cũng phải khen.
- Mình biết lm sao by giờ.
- Có bao nhiêu bạn thì cũng bấy nhiêu tính khác nhau.
4. Củng cố. 
- Nắm vững khái niệm, chức năng ngữ pháp của đại từ 
- Phân loại đại từ .
- Làm bài tập 5, 6/57
	5. Dặn dò: 
- Làm bài tập số 5/57.
- Soạn bài : Luyện tập tạp lập văn bản ( phần chuẩn bị ở nhà).
- Chuẩn bị bài viết theo 4 bước tạo lập văn bản theo đề bài: “Thư cho một người bạn” để bạn hiểu về đất nước (quê hương) mình 
.
Tiết:	16	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng lý thuyết vào thực hành tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn.
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	3. Giới thiệu bài mới.
Các em đã làm quen trong tiết tạo lập văn bản, từ đó có thể làm nên một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em. Vậy để tạo ra cho mình một sản phẩm hoàn chỉnh, tiết học hôm nay sẽ giúp các em đi vào phần tạo lập văn bản.
* Nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
Gồm:định hướng văn bản ( tìm hiểu đề, tìm ý); xây dựng bố cục cho văn bản; diễn đạt các ý trong bố cục thành văn; kiểm tra văn bản.
* Đọc đề bài SGK/59 ( cho tình huống) và trả lời các câu hỏi SGK đã gợi ý.
( phần này GV cho HS thảo luận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc tạo lập một văn bản theo đề bài đã chuẩn bị.)
* GV chốt ( phần ghi bảng – xây dựng bố cục ).
*Gv hướng dẫn HS thực hành theo định hướng sau:
- Viết từng phần theo bố cục ( dàn bài ).
- Phần thân bài ( viết 1 đoạn diễn đạt ý: giới thiệu về danh lam thắng cảnh).
- HS trình bày bài viết của mình trước lớp.
I. Tìm hiểu bài.
1.Các bước tạo lập văn bản:
2. Xây dựng bố cục: Ba phần
VD: Sgk trang 59
* Phần đầu thư.
- Địa điểm, ngày tháng năm.
- Lời xưng hô với người nhận thư.
- Lí do viết thư.
*Phần chính bức thư.
- Hỏi thăm sức khỏe.
- Ca ngợi tổ quốc bạn.
- Giới thiệu về đất nước mình.
+ Con người Việt Nam.
+ Truyền thống lịch sử.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Đặc sắc về văn hóa phong tục.
* Phần cuối thư.
- Lời chào, lời chúc sức khỏe.
- Lời mời.
- Mong tình bạn ngày càng gắn bó khăng khít.
II. Thực hành tạo lập văn bản.
	4. Củng cố.
- Nhận xét, đánh giá về tiết thực hành trên.
	5. Dặn dò.
- Đọc phần đọc thêm SGK/60.
- Soạn bài : Sông núi nước Nam; Phò giá về kinh.
- Học bài cũ: Những câu hát châm biếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc