Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Thấy được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu và phân tích bài thơ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và thể hiện lòng thương cảm với thân phận chìm nổi của họ.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- GV : tập thơ Hồ Xuân Hương

- HS : tìm đọc tập thơ Hồ Xuân Hương.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07
Tiết:	25	BÁNH TRƠI NƯỚC
	- Hồ Xuân Hương - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và thể hiện lòng thương cảm với thân phận chìm nổi của họ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV : tập thơ Hồ Xuân Hương 
- HS : tìm đọc tập thơ Hồ Xuân Hương.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu bài mới.
GV: Gọi hs đọc chú thích giúp hs nhận biết tác giả HS HS: Thực hiện và lắng nghe 
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS :Thảo luận
GV: Những đặc tính nào của bánh trôi nước được gắn với phẩm chất của người phụ nữ ?
HS : Thể chất đẹp đẽ thân phận chìm nổi, phẩm giá trong sạch.
GV: Tại sao tg lại dùng hình ảnh bánh trôi nước để nói về phụ nữ ?
HS : Thể chất hoàn hảo
GV: Với phẩm chất đó thì người phụ nữ phải được sống ntn ?
HS : Nâng niu trân trọng, sống hạnh phúc, làm đẹp cho đời.
GV: Nhưng thân phận của họ phải chịu những gì ? cho biết ý nghĩa của câu thành ngữ ?
HS : Nỗi chìm bấp bênh
GV: Khi ví mình như bánh trôi nước người phụ nữ đã nhận thức được giá trị nào ?
HS : Cảm xúc thương thân, tự hào, oán ghét xã hội.
GV: Em có đồng cảm với cảm xúc của tác giả ?
HS : Thảo luận
GV: Phẩm chất nào được gợi tả ở hai câu cuối ?
HS : Thân phận bi thương hẩm hiu của mình.
GV: Trong hai dòng cuối thì hình ảnh bánh trôi nước được gợi tả băng những ngôn từ nổi bật nào?
HS: Thảo luận.
GV: Em hình dung được gì qua những chi tiết đó ?
HS: Bề ngoài có thể nát nhưng bên trong thì vẫn giữ nguyên.
GV: Nhận xét nghệ thuật trong chi tiết đó ?
HS: Tượng trưng cho phẩm chất của người phụ nữ dẫu bị vùi dập nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sạch.
GV: Trước cuộc đời như vậy thì nhân cách của họ ntn ? và giá trị nào được đề cao ?
HS : Giữ tấm lòng son, đề cao nhân cách cao đẹp và tấm lòng thuỷ chung.
GV bình: thái độ của người phụ nữ luôn coi trọng phẩm chất nhân cách, mặc dù họ chịu thua thiệt trong cuộc đời.
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác :
 SGK/95
2. Bố cục :
II. Phân tích.
Hai câu đầu
Thân em . . .
Bảy nổi . . .
→ hình thể trong trắng nhưng chìm nỗi bấp bênh giữa cuộc đời.
Hai câu cuối
Rắn nát. . . 
. . . vẫn giữ . . .
→ Phẩm chất cao quý sắt son, thuỷ chung tình nghĩa.
III Tổng kềt :
Ghi nhớ/ SGK
IV. Luyện tập.
1/46. Ghi lại những câu hát than thân bắt đầu bằng từ “Thân em” và tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước và các bài ca dao ấy.
 	 4. Củng cố :
- Đọc lại bài thơ thật diễn cảm. Nhắc lại phần ghi nhớ.
- Nội dung chính của bài thơ bánh trôi nước ?
a. Miêu tả chiếc bánh trôi nước	 
b. Nói đến vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ 
c. Phản ánh thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
d. Tất cả đều đúng.
	 	 5. Dặn dò. 
 - Học thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước.
- Soạn bài : Sau phút chia li.
Tiết:	26	SAU PHT CHIA LI
 ( Trích Chinh phụ ngâm khúc )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được mối sầu chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa,niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. 
- Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ Song thất lục bát , phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa và biết cảm thông với nỗi khái khao hạnh phúc của người phụ nữ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn, sách GV, tác phẩm: Chinh phụ ngâm.
	- Trò: SGK, vở bài tập C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước, phân tích giá trị ý nghĩ thứ 2 của bài thơ?
	3. Giới thiệu bài thơ.
Ngoài những bài ca, điệu hát mượt mà, gợi cảm do người Việt Nam ta sáng tạo ra, cịn cĩ thể loại ngâm khúc rất đặc sắc có khả năng diễn tả tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người. Đó là thể loại “Chinh phụ ngâm khúc” mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bi học hơm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Gọi hs đọc chú thích giúp hs nhận biết tác giả và dịch giả.
HS : Thực hiện và lắng nghe 
Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục sống vào khoảng nữa đầu thế kỉ XVIII.
Đoàn Thị Điểm ( 1705 _ 1748) người phụ nữ có tài sắc,người làng Giai Phạm,huyện Văn Giang,xứ Kinh Bắc nay huyện Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên.
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS :Thảo luận
GV: Cuộc chia li được nói đến trong lời thơ nào ? nhận xét về cách xưng hô ? chỉ ra hình ảnh đối lập ở khúc ngâm thứ nhất ? 
HS : Thảo luận
Chàng đi / thiếp về à Hoạt động
Cõi xa/ buồng cũ à không gian
Mưa gió / chiếu chăn à không gian lạnh lẽo
GV: Qua hình ảnh đối lập ta thấy được gì về hiện thực chia li và tâm trạng con người ? An tượng sự chia cách còn thể hiện qua lời thơ nào ?
HS : Thảo luận
GV chốt: sự chia li phủ phàng, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị chia cách “ tuôn màu . . . trãi ngàn”
GV: Sự việc nào được nhắc đến ở khúc ngâm thứ hai ? Và em hiểu gì qua từ Ngảnh và Trông sang ?
HS : Tình vợ chồng không muốn rời xa, sự khắc nghiệt của cuộc chia li.
GV: Cảm giác về sự xa cách còn diễn đạt qua lời thơ nào ? theo em hình ảnh đó liên tưởng đến không gian nào ?
HS : Bến và cây à cách trở xa xôi.
GV: Nhờ tính chất nào mà nỗi nhớ được bộc lộ ?
HS : Nỗi nhớ chất chứa kéo dài
GV: Em cảm nhận gì về nỗi lòng của người chinh phụ ?
HS : Nhớ ngậm ngùi khi chia cắt.
GV:Không gian li biệt nào được nhắc lại qua khúc ngâm thứ 3 ? Nghệ thuật được sử ụng là gì ? và gợi tả không gian ntn ?
HS : Thảo luận
GV chốt: Thấy xanh xanh . . . ngàn dâu xanh à không gian đơn điệu của sự xa cách.
GV: Màu xanh gợi cảm giác gì ? Em cảm nhận đó la nỗi sầu nào?
HS : 
+ Màu xanh gợi cảm giác tuyệt vọng
+ Buồn cho tuổi xuân không được hạnh phúc, xót xa cho hạnh phúc dang dỡ vì chiến tranh phi nghĩa
Ghi lại màu xanh trong đoạn trích
TL: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác 
 ( Sgk )
2. Bố cục: - Chia 3 khổ.
II. Phân tích.
a. Khúc ngâm thứ nhất.
Chàng đi tương phản, đối nghĩa
Thiếp về
→ Nỗi sầu dằng dặc, miên man.
b. Khúc ngâm thứ hai
Hàm dương . . . nghảnh lại tương phản, 
Tiêu Tương . . . trông sang điệp từ 
. . . cách . . .
. . . cách . . .
→ Nỗi sâu cách xa vời vợi nghìn trùng.
c. Khúc ngâm thứ ba
Cùng trông lại . . .
 Xanh xanh
 Xanh ngắt
Lòng chàng . . .
→ Nỗi sầu chất ngất, sự cách xa thăm thẳm mịt mù.
III. Tổng kết : (Ghi nhớ
IV. Luyện tập.
4. Củng cố.
Nội dung chính của đoạn trích là ?
A. Miêu tả cảnh chia tay lưu luyến giữa khách chinh phu và người chinh phụ
B. Miêu tả tư thế hào hùng của chinh phu khi lên đường
C. Diễn tả tình cảm thuỷ chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu
D. Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận
	5. Dặn dò 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài : Quan hệ từ. Học bài cũ: Từ Hán Việt ( tiếp theo).
Tiết:	27	QUAN HỆ TỪ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Khái niệm về quan hệ từ.
- Nhận biết và sử dụng tốt quan hệ từ khi nói vá viết.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ.
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Sử dụng từ Hán Việt để tạo những sắc thái biểu cảm như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
- Nêu những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết.
	3. Giới thiệu bài mới.
GV gọi 1 HS đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và tìm các quan hệ từ được dùng trong bài thơ (HS trả lời-GV nhận xét, ghi điểm). Ở bậc tiểu học các em đã có dịp làm quen với từ loại này, nhưng cách sử dụng như thế nào cho phù hợp khi nói và viết. Bài học “Quan hệ từ “ hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.
- Nhắc lại khái niệm quan hệ từ đã học ở bậc tiểu học.
( quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ, câu với câu, đoạn với đoạn để góp phần làm cho câu trọn nghĩa hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt.)
- Xác định QHT trong các câu a,b,c ? →a) : của; b) : như ; c) : bởi nên, và.
- Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? (của nối đồ chơi với chúng tôi; thể hiện quan hệ sở hữu. như nối đẹp với hoa;thể hiện quan hệ so sánh. Cặp quan hệ từ bởinên; thể hiện nối quan hệnguyên nhân- kết quả.)
- Quan hệ từ là những từ dùng để làm gì?*GV chốt ( phần ghi nhớ SGK/ 97).
* GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
( các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ : b, d, g, h.)
-Từ bài tập 1, em rút ra bài học gì về cách sử dụng quan hệ từ ở phần này?
( Có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, nhưng cũng có những trường hợp không cần dùng quan hệ từ.)
* GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 và 3.
- Từ bài tập 2 và 3, em rút ra bài học gì cho việc dùng quan hệ từ?
* GV chốt ( phần ghi nhớ SGK/98).
→ Liên hệ giáo dục KNS: Học sinh biết lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
1/98. ( các quan hệ từ: của, còn, như,của, như, cứ, lại, mà,nhưng, cũng, đã, nhưng, như .)
2/98. (Với.lúc. thì. Và.)
3/98. Hoạt động nhóm.
( các trường hợp đúng : b, d, g, i, k .)
I. Tìm hiểu bài :
1. Thế nào là quan hệ từ :
a. VD/ Sgk
b. Ghi nớ
2. Sử dụng quan hệ từ.
a. VD/ Sgk
b. Ghi nớ
II. Luyện tập.
1/98. Tìm quan hệ từ
Trong đoạn trích.
2/98. Điền quan hệ từ vào chỗ trống.
3/98. Xác định các trường hợp sử dụng quan hệ từ đúng.
	4. Củng cố. 
HS đọc lại 2 ghi nhớ trang 97,98.
	5. Dặn dò:
- Làm bài tập 4, 5/99.
- Học bài cũ: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn biểu cảm.
- Soạn bài: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
Tiết:	28	LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn bản biểu cảm và các đặc điểm biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn bài và viết bài văn biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ.
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra vở soạn ( về việc chuẩn bị bài ở nhà).
- Nêu yêu cầu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
	3. Giới thiệu bài mới.
Ở tiết trước các em đã biết các bước khi làm bài văn biểu cảm . Tiết học này ta sẽ thực hành luyện tập cách làm bài văn biểu cảm .
* GV ghi đề bài lên bảng. Và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Đề yêu cầu viết về điều gì?
+ Loài cây em yêu là loài cây gì?
+ Vì sao em yêu cây đó hơn các loại cây khác?
+ Cây đem lại những gì trong đời sống vật chất, tinh thần cho em?
- Lập dàn bài( theo những ý đã tìn được ở gợi ý trên).
- Sau khi viết dàn bài xong, GV cho 1 số HS trình bày dàn bài của mình.
* Gv chốt ( phần ghi bảng – để tham khảo).
-Luyện tập viết bài ( viết đoạn văn)
-Viết phần mở bài và kết bài.
- HS trình bày bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét về bài viết của bạn.
I. Luyện tập tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
1. Đề : Loài cây em yêu.
2. Dàn bài:
a. Mở bài:
- Yêu nhất là cây phượng.
- Cây phương đã gắn bó bao kỉ niệm tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu.
b.Thân bài:
- Thân to, rễ lớn, tán xòe rộng che mát.
-Hoa màu đỏ thắm -> đẹp bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.
- Tỏa mát bên con đường, ngôi trường, tạo vẻ đẹp thơ mộng, hấp thụ không khí trong lành.
- Gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô bạn bè thân yêu; màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống luôn vui tươi, rộn ràng.-> cây phượng là loài cây em yêu.
c. Kết bài.
- Yêu quý cây phượng.
- Xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu mỗi khi hè đến.
II. Luyện tập viết bài.
( tham khảo bài viết : Hoa học trò).
4. Củng cố.
GV nhận xét tiết học và chú ý nhận xét việc HS vận dụng lí thuyết vào việc tiến hành các bước làm bài văn biểu cảm.
	5. Dặn dò.
- Học bài cũ: Bánh trôi nước, Sau phút chia li.
- Soạn bài mới: Qua đèo Ngang.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc