Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7, 8, 9

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7, 8, 9

A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :

 - Nắm được thể thơ, tính đa nghĩa, giá trị tư tưởng và đặc sắc trong ngt m/tả của HXH.

 - Cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 - Rèn kĩ năng : tìm hiểu VB thơ có nhiều tầng nghĩa.

 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .

 * GV : - Tư liệu về tác giả HXH.

 - Bảng phụ .

 C / Hoạt động trên lớp :

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 3. Bài mới : Giới thiệu bài

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
	Tiết 25 : 	văn bản: bánh trôi nước
	 (Hồ Xuân Hương)
A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể : 
	- Nắm được thể thơ, tính đa nghĩa, giá trị tư tưởng và đặc sắc trong ngt m/tả của HXH.
	- Cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. 
	- Rèn kĩ năng : tìm hiểu VB thơ có nhiều tầng nghĩa.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
	 * GV : - tư liệu về tác giả HXH.
 - Bảng phụ .
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	 
 2. Kiểm tra bài cũ : 	
 3. Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
 I / Tìm hiểu chung : 
? Cho biết những thông tin cơ bản về tác giả HXH và tác phẩm ?
’ GV cho HS quan sát ảnh chân dung HXH và bổ sung thêm những thông tin ngoài SGK
? Em hãy nói rõ đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc : giọng diễn cảm .
* 2 HS đọc VB.
? Em hiểu nghĩa của các từ “ Rắn , nát”ntn ?
? Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
* HS đọc lại 2 câu đầu của VB.
? Hình ảnh “ Bánh trôi nước ” được ví với h/ả nào ? 
? Các từ “ trắng , tròn ” gợi cho em thấy h/ả người phụ nữ ntn ?
* GV chốt:
- Tả thực bánh trôi nước , nhưng gợi ta liên tưởng về h/ả của người phụ nữ xinh đẹp.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ ở câu thơ thứ 2, qua đó cho em thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ ntn ?
* GV chốt : 
- Dùng thành ngữ ’ diễn tả thân phận người phụ nữ trôi nổi, bấp bênh.
? Em có thể tìm 1 thành ngữ có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm ” ?
’ GV nhấn mạnh: Đây là một bài thơ đa nghĩa , ngoài nghĩa tả thực bánh trôi nước , bài thơ còn gợi ta liên tưởng đến h/ả , thân phận người phụ nữ.
* HS đọc lại 2 câu cuối.
? Hai câu thơ này cho em hình dung được về bánh trôi nước ntn ?
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng ở đây ? 
* HS thảo luận - phát biểu : 
* GV chốt:
- Biện pháp ẩn dụ tượng trưng ’ phẩm chất của người phụ nữ trong trắng, son sắt thuỷ chung ( tấm lòng son ).
? Ngôn từ nào bộc lộ rõ thái độ của người phụ nữ ?.
? Em có suy nghĩ gì về thái độ này ?
? Em cảm nhận được gì về đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung qua tìm hiểu văn bản này ? 
- GV có thể khái quát trên bảng phụ.
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ )
IV) Luyện tập : 
* Bài tập 1: 
? Ghi lại các câu hát than thân đã được học ở phần ca dao ? tìm mối liên quan ?
* 1 HS đọc chú thích ộ ( SGK - 95 ) .
* HS phát hiện qua SGK và tự ghi thông tin.
- HXH ( ? - ? ) lai lịch chưa rõ. Là bà chúa thơ Nôm.
- Bài thơ “Bánh trôi nước ” viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ có 4 câu , mỗi câu có 7 chữ .
- Hiệp vần ở tiếng cuối các câu 1 , 2 , 4.
II / Đọc , hiểu văn bản : 
1) Đọc, tìm hiểu chú thích : 
 “ Rắn , nát ”.
- Văn bản kết hợp tả, kể và biểu cảm.
2) Tìm hiểu văn bản :
a) Thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước : 
- “ Trắng , tròn ” - tả thực cái bánh trôi nước.
’ Gợi liên tưởng đến h/ả của người phụ nữ xinh đẹp.
- Bảy nổi ba chìm 
’ Dùng thành ngữ để diễn tả thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ trôi nổi , bấp bênh.
- VD thành ngữ : “ Lên thác xuống ghềnh”.
b) Lòng tin vào phẩm giá trong sạch : (8’)
- Bề ngoài có thể rắn nát do người nặn , nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn chất lượng.
-  Mặc dầu 
- Mà em vẫn 
’ Chấp nhận sự thua thiệt nhưng luôn tin vào phẩm chất trong trắng, son sắt của mình.
III) Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - 95 ) 
* HS ghi lại các câu hát than thân.
- Mối liên quan :
+ Đều ca ngợi vẻ đẹp.
+ Đều nói về thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.
4. Củng cố : 
 ? Cho biết các tầng nghĩa của VB ? Nghĩa nào là chính ?
	? Đọc phần đọc thêm ( SGK - 96 ) .
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng bài thơ .	
	’ Soạn bài : “ Sau phút chí ly ”.
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
	Tiết 26:	 Hướng dấn đọc thêm
văn bản: sau phút chia ly
( Trích: Chinh phụ ngâm khúc )
	Tác giả: Đặng Trần Côn
	 Dịch giả : Đoàn Thị Điểm
A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể : 
- Cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm
 khao khát hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích: Chinh phụ ngâm khúc. Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản biểu cảm. 
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
	 * GV : - Tư liệu tham khảo về “ Chinh phụ ngâm khúc ”.
 - Bảng phụ
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ ) 
 	? Đọc thuộc lòng bài “ Côn Sơn ca ” ? Nêu cảm nhận của em về cảnh và người 
 trong bài thơ ?
	’ Cảnh nên thơ, tĩnh lặng, tâm hồn thi sĩ thanh cao. ’ Sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
* 1 HS đọc chú thích ộ ( SGK - 91 ) .
- HS nghe và tự ghi thông tin.
- GV giới thiệu về tác giả, dịch giả cùng hoàn cảnh sáng tác văn bản, đoạn trích 
( chú thích ộ : SGK - 91 ).
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong văn bản này ? ( số câu, số tiếng, cách gieo vần trong đoạn trích ) ?
* 2 HS đọc VB.
- HS dựa phần chú thích - giải nghĩa
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc : giọng diễn cảm .
? Giải nghĩa các từ : Hàm Dương ,
 Tiêu Tương  ?
? Đoạn trích có mấy khúc ngâm ?
- GV : có 3 khúc ngâm, mỗi khúc ngâm tương ứng với một khổ.
* HS đọc khổ 1 ( 4 câu đầu )
? Cách xưng hô thiếp - chàng gợi cho em thấy về t/cảm của 2 người ntn ?
? Trong đoạn thơ, em thấy biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ?
? Những đối lập này diễn tả được điều gì?
* HS thảo luận - phát biểu.
* GV chốt:
- Dùng nghệ thuật đối.
- Diễn tả hiện thực chia li phũ phàng, nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt giữa chinh phu và chinh phụ.
? Hình ảnh “ Mây biếc, núi xanh ”ở đây có ý nghĩa gì ?
’ GV nhấn mạnh: H/ả “ Mây biếc , núi xanh ” vừa là h/ả thực vừa là h/ả tượng trưng chỉ sự xa cách, không gian vời vợi thăm thẳm, xa lạ, vô tận 
? Vậy h/ả này có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi lòng li biệt ?
* HS thảo luận - phát biểu : 
* GV chốt : 
- Diễn tả nỗi buồn như dâng lên dàn trải cùng cảnh vật.
* HS đọc 4 câu tiếp theo:
?Cảm giác về độ xa cách được diễn tả ntn?
?Trong lời thơ này “ Bến ” và “ Cây ” gợi liên tưởng đến những không gian nào? 
? ở khúc ngâm này có những đặc sắc nghệ thuật gì ?
? Các địa danh được lặp lại 1 cách có dụng ý ntn và để làm gì ?
* GV chốt:
- Nghệ thuật lặp, đảo, đối, điệp từ .
- Các địa danh lặp lại theo vòng tròn: Làm rõ nỗi nhớ kéo dài trong xa xôi cách trở.
* HS đọc 4 câu cuối.
? ở khúc ngâm này một không gian li biệt khác được mở ra qua lời thơ nào ?
? Việc sử dụng từ ngữ trong lời thơ này có gì đặc biệt ? tác dụng ?
? Màu xanh ở đây có tượng trưng cho niềm hi vọng không ? gợi cảm giác gì ?
? Em cảm nhận được những nỗi sầu nào ở khúc ngâm này ?
* HS thảo luận - phát biểu :
* GV chốt : 
- Diễn tả nỗi xót xa cho tuổi xuân không có hạnh phúc.
’ GV nhấn mạnh : Chữ sầu ở câu thơ cuối cùng có vai trò đúc kết , trở thành khối sầu, núi sầu của cả đoạn thơ.
? Trong nỗi sầu li biệt ấy người chinh phụ còn có nỗi niềm ai oán nào ?
* HS thảo luận - phát biểu:
* GV chốt : 
- Oán trách chiến tranh phi nghĩa.
* HS khái quát qua ( ghi nhớ ) 
? Nêu cảm xúc chủ đạo cũng như đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn thơ ? 
- GV có thể khái quát trên bảng phụ.
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ )
IV) Luyện tập : ( 5 ‘ )
* Bài tập 1: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm và y/cầu làm vào phiếu học tập.
? Phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách: 
a) Ghi đủ các từ chỉ màu xanh.
b) Phân biệt sự ≠ nhau trong các màu xanh.
c) Nêu tác dụng 
I / Tìm hiểu chung : (6’ )
 1) Tác giả, dịch giả :
2) Tác phẩm :
- Thể thơ : Song thất lục bát.
- Mỗi khổ có 4 câu - gồm:
+ 2 câu 7 chữ ( song thất )
+ 2 câu 6 - 8 ( lục bát )
- Có sự hiệp vần ở các tiếng cuối trong câu. 
II / Đọc , hiểu văn bản : 
1) Đọc, tìm hiểu chú thích : (5’ )
.
2) Bố cục
- Đoạn trích có 3 khúc ngâm.
3) Tìm hiểu văn bản : 
a) Khúc ngâm thứ nhất : (khổ 1) 
- Cách xưng hô vợ chồng thân thiết thời phong kiến ’ t/cảm vợ chồng đang hạnh phúc.
- Nghệ thuật đối :
+ Chàng thì đi / thiếp thì về.
+ Cõi xa / buồng cũ.
+ Mưa gió / chiếu chăn.
- Gợi không gian xa lạ và vô tận làm nổi bật thân phận cô đơn, bé nhỏ.
b) Khúc ngâm thứ 2 : (7’)
- Hàm Dương / Tiêu Tương ( phép đối )
- “ Bến - Cây ” : ’ Không gian chia li xa xôi cách trở k0 dễ gì gặp lại.
- Dùng nghệ thuật lặp , đảo, đối, điệp từ ..
- Địa danh được lặp lại theo lối vòng tròn để làm rõ nỗi nhớ chất chứa kéo dài trong xa xôi cách trở .
c) Khúc ngâm thứ 3 : (7’)
- Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu 
- Dùng từ láy : xanh xanh.
- Điệp từ : thấy , ngàn dâu .
’ Không gian rộng lớn đơn điệu, một màu xanh buồn tuyệt vọng .
- nội chiến Trịnh - Nguyễn
III) Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - 93 ) 
- Nhóm 1: 
a) ghi lại các màu xanh trong đoạn trích.
- Nhóm 2: 
b) Phân biệt : ( mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt )
- Nhóm 3: 
c) Tác dụng :
- Từ chung chung ’ xanh ngắt ’ nỗi nhớ thương, đau xót tăng dần. 
4. Củng cố : (3’ )
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm đoạn trích . 
- Nhắc lại đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
 ? Văn bản “ Sau phút chia li ” thuộc kiểu văn bản nào ? vì sao ? 
 ’ Thuộc VB biểu cảm . Vì diễn tả nỗi nhớ nhung của người vợ.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’ )
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng đoạn trích của văn bản . ’ giờ sau kiểm tra 15 ‘ 	- 	- Phát biểu cảm nghĩ về người chinh phụ trong VB.	
	’ Soạn bài : “ Bánh trôi nước ” . ’ chú ý tính đa nghĩa của bài thơ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
*************************
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 27: quan hệ từ
 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS cần :
 	- Nắm được thế nào là quan hệ từ .
 	- Năng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu .
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
	 * GV : Bảng phụ.
 C / Hoạt động trên lớp :
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
	? Hãy nêu những sắc thái biểu cảm có thể được tạo ra từ việc sử dụng từ Hán
 Việt ? Cho ví dụ ? 
	’ Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính .
	’ Tạo săc thái tao nhã, tránh thô tục, ghê sợ.
	’ Tạo sắc thái cổ kính  
 3. Bài mới : giới thiệu bài ( 1’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* 1 HS đọc VD mục I : ( SGK - 96 ) 
?Xác định các q/hệ từ trong 3 VD (a,b,c)?
Cho biết chúng liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ đó ?
? Qua tìm hiểu các VD trên, em cho biết quan hệ từ thường biểu thị các ý nghĩa gì? 
Tác dụng ?
* HS ... hớ :SGK - 104 ) (5’ )
? Bài thơ tả cảnh hay tả tình ?
? Nêu cảm nhận chung của em qua tìm hiểu bài thơ “ Qua đèo Ngang ” ? 
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ )
IV) Luyện tập : ( 5 ‘ )
* Bài tập 1: 
? Tìm hàm nghĩa của cụm từ “Ta với ta”?
* 1 HS đọc chú thích ộ .
- HS phát hiện dựa vào phần chú thích (ộ) và tự ghi thông tin vào vở .
- Bài thơ được viết trong 1 buổi chiều tà khi bà từ Thăng Long vào Huế dạy học.
- * HS quan sát - trả lời :
* HS quan sát trên bảng phụ và xác định thể thơ.
- Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật.
 ( Đáp án : C )
- Bài thơ có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ .
- Gieo vần ở tiếng cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8
- Đối ở các câu: 3 - 4 ; 5 - 6
* 2 HS đọc lại VB.
- HS dựa phần chú thích - giải nghĩa các từ khó ( SGK - 103 )
- VB có bố cục 4 phần theo kết cấu:
+ Đề : 2 câu đầu .
+ Thực : 2 câu tiếp .
+ Luận : 2 câu tiếp .
+ Kết : 2 câu cuối .
- Bóng xế tà ( buổi chiều tà ) ’ thời gian dễ gợi nhớ, gợi buồn.
* HS phát hiện các chi tiết :
- Cỏ , cây , đá , lá , hoa . ’ chen lẫn vào nhau, xâm lấn không ra hàng lối.
* HS thảo luận nhóm - phát biểu :
* 1 HS đọc lại 2 câu thực :
- Đảo ngữ , phép đối .
- Từ láy : lom khom , lác đác .
* HS thảo luận nhóm - phát biểu :
* HS đọc lại 2 câu luận .
- Nghệ thuật đối : đối ý , đối thanh.
- ẩn dụ : Mượn tiếng chim để tỏ lòng người.
* HS thảo luận - phát biểu : 
* HS đọc lại 2 câu kết :
- Trời , non , nước : ’ không gian mênh mông , xa lạ , tĩnh lặng.
- Một mảnh tình riêng ta với ta .’ Tuy 2 mà một, chỉ để nói một con người, một nỗi buồn, một sự cô đơn không ai chia sẻ.
* HS thảo luận - phát biểu :
* HS thảo luận - phát biểu :
- Tả cảnh ngụ tình :
+ Trước hết là tả cảnh
+ Bày tỏ tâm trạng
* HS tự bộc lộ.
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
* HS thảo luận - phát biểu:
- Hàm nghĩa : diễn tả nỗi cô đơn , nỗi buồn thầm lặng của tác giả .
4. Củng cố : (2’ )
 ? Nêu những đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ?
 ? Bài thơ diễn tả tâm trạng gì của tác giả ? 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’ )
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng văn bản . 	
	’ Soạn bài : “ Bạn đến chơi nhà ” . - ( Nguyễn Khuyến )
	’ Chú ý so sánh cụm từ “ Ta với ta ” được sử dụng trong 2 bài thơ.
	’ Tiết sau học VB : “ Bạn đến chơi nhà ” . 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
*************************
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 30 : văn bản: bạn đến chơi nhà
 	 ( Nguyễn Khuyến )
A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể : 
- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên dân dã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là một nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Thể thơ thất ngôn bát cú được Việt hoa trong sáng bình dị. 
- Sự sáng tạo của nhà thơ trong bố cục bài thơ và sử dụng từ ngữ .
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
	 * GV : Bảng phụ .
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số :	
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ ) 
 	? Đọc thuộc lòng VB “ Qua đèo Ngang ” ?
	? Có người cho rằng : “ Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình ” , ý kiến của em ntn ? 
’ ý kiến trên là đúng : Tả cảnh ’ ngụ tình .
 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I / Tìm hiểu chung : (4’ )
? Nêu những nét cơ bản về t/giả, tác phẩm?
- GV cho HS quan sát ảnh chân dung của t/giả Nguyễn Khuyến .
? VB “ Bạn đến chơi nhà ” viết theo thể thơ nào ? 
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
II / Đọc , hiểu văn bản : 
1) Đọc, tìm hiểu chú thích : (5’ )
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc: giọng Hóm hỉnh .
? Giải nghĩa các từ ở các câu : 1 ,3 ,4 ,5?
2) Tìm hiểu văn bản : 
a) Câu 1 : Cảm xúc khi bạn đến nhà 
? Câu thơ nhập đề nói về điều gì ? cụm từ 
 “ Đã bấy lâu nay ” có ý nghĩa nhắc nhở thời gian hay bày tỏ niềm chờ đợi bạn ?
 ? Cách xưng hô có gì đặc biệt ?
? Quan hệ t/cảm bạn bè ở đây ntn ?
* GV chốt:
- Sự hồ hởi , vui vẻ , thực lòng.
- Tình bạn bền chặt , thuỷ chung , thân thiết.
b) Sáu câu tiếp : Hoàn cảnh tiếp bạn (8’)
? Ngay sau câu mở đầu , câu thơ tiếp theo nhà thơ nói gì ?
? Tình cảnh gia đình của tác giả ntn ? thể hiện qua những lời thơ nào ?
? Em thấy cách nói này của tác giả có gì độc đáo ?
? Qua cách nói đó em thấy chủ nhà là người ntn ? tình cảm của tác giả với bạn ra sao ?
* GV chốt : 
 - Cách nói hóm hỉnh, hài hước, dí dỏm .
 - Lời phân bua hữu tình, cho thấy chủ nhà là người thật thà chất phác .
’ Thể hiện t/cảm với bạn chan thực , k0 khách sáo.
? Cái “ không ” được đẩy tới tận cùng là gì ?
? Tất cả mọi thứ đều k0 có nhưng tình bạn của họ ntn ? 
? Những câu thơ đó đã hàm chứa điều gì của tác giả ?
* GV chốt : 
- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật, tế nhị của tác giả.
H: Câu kết bài cho em thấy điều gì của tác giả ?
c) Câu kết bài : Cảm nghĩ về tình bạn (8’ )
? Câu cuối và riêng cụm từ “ Ta với ta “ có những nét gì đặc sắc ? 
? Đó là những cái “ ta ” nào ? ai với ai ?
? Vậy cụm từ “ ta với ta ” diễn tả mối quan hệ tình bạn ntn ?
* GV chốt:
- Sự gắn bó hoà hợp gữa 2 người bạn .
’ Khẳng định tình bạn thanh cao, đẹp đẽ.
? Hãy so sánh cụm từ “ Ta với ta ” ở văn bản “ Qua đèo Ngang ”, em có nhận xét gì ?
III) Tổng kết : (ghi nhớ : SGK - 105 ) 
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, nghệ thuật của bài thơ ?
? Qua đó em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông từ văn bản này ? 
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ )
IV) Luyện tập : ( 5 ‘ )
* Bài tập 1(a): ( SGK - 106 ) 
? Ngôn ngữ ở bài “ Bạn đến chơi nhà ” có gì khác ngôn ngữ ở đoạn thơ “ Sau phút chia li ” ?
’ GV bổ sung , hoàn chỉnh bài tập cho HS.
* 1 HS đọc chú thích (ộ) .
- HS phát hiện dựa vào phần chú thích (ộ) và tự ghi thông tin vào vở .
- Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ).
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục: 1 - 6 - 1 (6 câu nói về gia cảnh)
* 2 HS đọc lại VB .
* HS giải thích nghĩa dựa vào phần chú thích ( SGK - 105 ) 
- Bày tỏ niềm chờ đợi bạn.
- Xưng hô : Bác ’ thể hiện sự thân mật.
* HS thảo luận - trả lời :
* HS đọc lại 6 câu tiếp .
- Nói về gia cảnh : ( hoàn cảnh tiếp bạn )
- Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà như không .
+ Có trẻ ’ đi vắng.
+ Có cải , cà , bầu , mướp ’ nhưng vì đều chửa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn 
- Cách nói hóm hỉnh, hài hước, dí dỏm .
- Chủ nhà là người thật thà , chất phác.
’ Thể hiện t/cảm với bạn chan thực , k0 khách sáo.
- “ Trầu không có ” .
- Không cần xây cất trên cơ sở vật chất.
* HS thảo luận - trả lời :
- Cảm nghĩ về tình bạn của tác giả .
- Quan hệ từ “ với ” liên kết 2 thành phần 
“ Ta ”.
- “ Ta với ta ” chủ nhân ( tác giả )
 Người khách ( bạn )
* HS thảo luận - trả lời :
- VB “ Qua đèo Ngang ” : 2 từ “ ta ” nhưng cùng chỉ 1 người, 1 tâm trạng cô đơn.
- VB “ Bạn đến chơi nhà ” : chỉ 2 người bạn cùng chung tâm trạng, niềm vui gặp gỡ.
* HS khái quát qua phần ( ghi nhớ : SGK - 105)
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
* 1 HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 (a).
* HS thảo luận - Nêu ý kiến :
- Bài “ Sau phút chia li ” ’ ngôn ngữ bác học , trang trọng .
- Bài “ Bạn đến chơi nhà ” ’ ngôn ngữ mộc mạc , đời thường . ( nhưng đều tinh tế hấp dẫn )
4. Củng cố : (2’ )
 ? Đọc diễn cảm VB “ Bạn đến chơi nhà ” ?
 ? VB được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt nào ? 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’ )
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng văn bản . Đọc đoạn thơ ( phần đọc thêm )	
	’ Soạn bài : “ Xa ngắm thác núi Lư ” . 
	’ Chú ý : đọc kĩ phần giải nghĩa từ .
	’ Tiết sau viết bài tập làm văn số 2 ( tại lớp ) : 2 tiết . 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
*************************
 Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
	Tiết 31, 31:	
viết bài tập làm văn số 2
Văn biểu cảm 
A / Mục tiêu : Qua viết bài kiểm tra, HS có thể :
	- Trên cơ sở những thao tác, kĩ năng đã được hướng dẫn, HS viết được bài văn biểu cảm về một h/ả thiên nhiên, thực vật, thể hiện t/cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
	- Rèn kĩ năng viết văn biểu cảm . 
	- Luyện phương pháp trình bày một bài văn có bố cục khoa học .
 B / Chuẩn bị : * HS : Giấy kiểm tra, kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm .
	 * GV : - Đề bài văn biểu cảm .
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Viết bài văn biểu cảm ( 2 tiết )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I / Đề bài : 
- GV chép đề bài lên bảng .
 Em hãy phát biểu cảm nghĩ về cây hoa phượng mùa hè .
II / Yêu cầu chung : 
- Đọc kĩ đề bài.
- Cần thực hiện đủ các thao tác khi làm văn biểu cảm.
- Vận dụng các kĩ năng :
+ Trình bày cảm xúc.
+ Tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm.
+ Chọn các yếu tố tự sự để bộc lộ cảm xúc.
- Biết thực hiện và tuân thủ các bước khi tạo lập văn bản.
III) Yêu cầu cụ thể : 
1) Về nội dung :
- Trình bày được những suy nghĩ, cảm xúc của mình về loài hoa phượng gắn liền với tuổi học trò.
- Có sự liên hệ với bản thân, có sự minh hoạ những kỉ niệm của mình và bạn bè với cây phượng.
- Cảm xúc sâu sắc, hồn nhiên, chân thực xuất phát từ tâm hồn, tránh dùng lời văn sáo rỗng thiếu chân thực.
2) Về hình thức :
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Trình bày khoa học, chữ viét đẹp , sạch sẽ .
- Không viết sai chính tả.
- Có liên kết mạch lạc.
- Diễn đạt lưu loát.
IV) Biểu điểm : 
- Điểm 8 - 10 : Đáp ứng cơ bản những yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
- Điểm 6 - 7 : Đáp ứng phần lớn những yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên, song cảm xúc chưa thật phong phú, sâu sắc, mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 : Những bài có bố cục rõ ràng, song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả .
- Điểm 3 - 4 : Chưa làm rõ được cảm xúc của mình trên cơ sở các yếu tố tự sự, nhưng bước đầu đã xây dựng theo bố cục của bài văn biểu cảm, sai nhiều chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi câu.
- Điểm 1 - 2 : Bài làm lạc sang văn miêu tả. mắc quá nhiều lỗi câu, diễn đạt, chính tả.
* HS chép đề bài vào giấy kiểm tra .
- HS đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. Xác định phạm vi và đối tượng biểu cảm.
* HS vận dụng kiến thức về văn biểu cảm đã học để làm đúng kiểu bài .
* Nắm chắc kĩ năng , phương pháp và các bước tạo lập văn bản. 
* HS tiến hành viết bài và cần đạt được những yêu cầu về nội dung và hình thức như yêu cầu cụ thể ( mục III ).
4. Củng cố : (1’ )
 - GV thu bài , kiểm bài . 
 - GV nhận xét 2 tiết viết bài của HS , đánh giá về ý thức và thái độ làm bài của HS. 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’ )
	- Tiếp tục ôn kĩ kiến thức về văn biẻu cảm .
	- Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm. Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm .	’ Đọc và xem trước tiết : “ Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm ” . 
	’ Tiết sau học : “ Chữa lỗi về quan hệ từ ” . 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7+8+9.doc