Chương I- NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8: THUỶ TỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi, tranh cấu tạo trong, thuỷ tức, sinh sản
- Máy chiếu, vi tính.
Tuần: 4 Ngày soạn: 16/9/2009 Tiết: 8 Chương I- NGÀNH RUỘT KHOANG Bài 8: THUỶ TỨC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi, tranh cấu tạo trong, thuỷ tức, sinh sản - Máy chiếu, vi tính. - HS: Kẻ bảng 1 vào vở. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm chung của ĐVNS? 3. Bài học . Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 đọc thông tin trong SGK trang 29, đồng thời chiếu trang vẽ hinh 8.1yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: - Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức? - GV: Hãy quan sát đoạn phim sau để cũng cố hơn về hình dạng ngoài của Thủy Tức. - GV chiếu hình 8.2 và yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sau: - Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển? - GV chiếu đoạn phim mô phỏng về 2 cách di chuyển của thủy tức để hs thấy rõ hơn về cách di chuyển của Thủy Tức. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV giảng giải về kiểu đối xứng toả tròn. - Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 29, kết hợp với hình vẽ và ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm, thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được: + Hình dạng: trên là lỗ miệng, trụ dưới có đế bám. + Kiểu đối xứng: toả tròn + Có các tua ở lỗ miệng. + Di chuyển: sâu đo, lộn đầu. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Cấu tạo ngoài: hình trụ dài + Phần dưới là đế, có tác dụng bám. + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. + Đối xứng toả tròn. - Di chuyển: kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu Hoạt động 2: Cấu tạo trong Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV hãy quan sát hình vẽ cắt ngang và cắt dọc của Thủy Tức để chúng ta thấy rõ về cấu tạo trong của Thủy Tức.- GV chiếu tranh vẽ. - GV chiếu tranh cấu tạo trong của Thủy Tức hình cắt dọc như hình bảng 1 trang 30 - GV chiếu bảng 1: Cấu tạo chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức - GV yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc của thuỷ tức, đọc thông tin trong bảng 1, hoàn thành bảng 2 vào trong vở bài tập. - GV ghi kết quả của nhóm lên bảng. - Khi chọn tên loại tế bào ta dựa vào đặc điểm nào? - GV thông báo đáp án đúng theo thứ tự từ trên xuống. 1: Tế bào gai 2: Tế bào sao (tế bào thần kinh) 3: Tế bào sinh sản 4: Tế bào mô cơ tiêu hoá 5: Tế bào mô bì cơ - GV cần tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng và chưa đúng. - Trình bày cấu tạo trong của thuỷ tức? - GV cho HS tự rút ra kết luận. - GV giảng giải: Lớp trong còn có tế bào tuyến nằm xen kẽ các tế bào mô bì cơ tiêu hoá, tế bào tuyến tiết dịch vào khoang vị để tiêu hoá ngoại bào. ở đây đã có sự chuyển tiếp giữa tiêu hoá nội bào (kiểu tiêu hoá của động vật đơn bào) sang tiêu hoá ngoại bào (kiểu tiêu hoá của động vật đa bào). - HS quan sát tranh để thấy rõ về cấu tạo trong của Thủy Tức - Tiếp tục hs quan sát hình ở bảng 1 trên bảng và trong SGK. - HS đọc thông tin về chức năng từng loại tế bào, ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến về tên gọi các tế bào. - Yêu cầu: + Xác đinh vị trí của tế bào trên cơ thể. + Quan sát kĩ hình tế bào thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng. + Chọn tên phù hợp. - Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1, 2, 3..., các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm theo dõi và tự sửa chữa (nếu cần). - Có nhiều loại tế bào thực hiện chức năng riêng. - HS tự rút ra KL - HS tiếp thu kiến tức. Kết luận: - Thành cơ thể có 2 lớp: + Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ. + Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá - Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng. - Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi). Hoạt động 3: Hoạt động dinh dưỡng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK trang 31, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: - Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? - Nhờ loại tế bào nào của cơ thể, thuỷ tức tiêu hoá được con mồi? - Thuỷ tức thải bã bằng cách nào? - Các nhóm chữa bài. - GV hỏi: - Thuỷ tức dinh dưỡng bằng cách nào? - Nếu HS trả lời không đầy đủ, GV gợi ý từ phần vừa thảo luận. - GV chiếu đoạn phim về hình thức dinh dưỡng của thủy tức để học thấy rõ hơn về cách dinh dưỡng của thủy tức. - GV cho HS tự rút ra kết luận. - Cá nhân HS quan sát tranh, chú ý tua miệng, tế bào gai. + Đọc thông tin trong SGK. - Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, yêu cầu: + Đưa mồi vào miệng bằng tua. + Tế bào mô cơ thiêu hoá mồi. + Lỗ miệng thải bã. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến và thải bã ở lỗ miệng. - Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể. Hoạt động 4: Sự sinh sản Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát tranh “sinh sản của thuỷ tức”, trả lời câu hỏi: - Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào? - GV gọi 1 vài HS chữa bài tập bằng cách miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thuỷ tức. - GV yêu cầu từ phân tích ở trên HS hãy rút ra kết luận về sự sinh sản của thuỷ tức. - GV bổ sung thêm hình thức sinh sản đặc biệt, đó là tái sinh. - GV giảng thêm: khả năng tái sinh cao ở tuỷ tức là do thuỷ tức còn có tế bào chưa chuyên hoá. - Tại sao gọi thuỷ tức là động vật đa bào bậc thấp? (Gợi ý dựa vào cấu tạo và dinh dưỡng của thuỷ tức). - HS tự quan sát tranh, tìm kiếm kiến thức, yêu cầu: + Chú ý: U mọc trên cơ thể thuỷ tức mẹ. + Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ. - Một số HS chữa bài, HS khác bổ sung. - HS lắng nghe GV giảng. - HS trả lời. Kết luận: - Các hình thức sinh sản + Sinh sản vô tính: bằng cách mọc chồi. + Sinh sản hữu tính: bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào số đầu câu đúng: 1. Cơ thể đối xứng 2 bên 2. Cơ thể đối xứng toả tròn 3. Bơi rất nhanh trong nước 4. Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài – trong 5. Thành cơ thể có 3 lớp : ngoài, giữa và trong. 6. Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn 7. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. 8. Có lỗ miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài. 9. Tổ chức cơ thể chưa phân biệt chặt chẽ. Đáp án: 2, 4, 7, 8, 9 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Đọc và trả lời câuhỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Kẻ bảng “Đặc điểm của một số đại diện ruột khoang”. * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: